Trung Quốc: Nhiều ngành bất ngờ phát đạt khi kiên trì "zero-COVID"

Hải Anh |

Chiến lược "zero-COVID" của Trung Quốc đã ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế của đất nước nhưng cũng tạo ra tăng trưởng trong y tế, công nghệ và các lĩnh vực xây dựng.

Y tế

Chính phủ Trung Quốc đã chi hơn 52 tỉ USD (350 tỉ nhân dân tệ) trong năm nay cho xét nghiệm, cơ sở y tế mới, thiết bị giám sát và các biện pháp chống COVID-19 khác, mang lại lợi ích cho khoảng 3.000 công ty.

Trung Quốc đặt mục tiêu có các cơ sở xét nghiệm COVID-19 trong vòng 15 phút đi bộ của tất cả mọi người ở những thành phố lớn. Quốc gia đông dân nhất thế giới cũng tiếp tục cho xét nghiệm hàng loạt khi có những dấu hiệu bùng phát nhỏ nhất. Công ty Pacific Securities tại Hong Kong (TQ) ước tính, chính sách này tạo ra thị trường trị giá hơn 15 tỉ USD mỗi năm cho các nhà cung cấp và sản xuất dụng cụ xét nghiệm. 

Chính phủ Trung Quốc chi trả phần lớn cho hoạt động này, thông qua mua bộ xét nghiệm hoặc trả tiền cho công ty sản xuất xét nghiệm. Dù giá xét nghiệm COVID-19 giảm xuống so với khi dịch bệnh bùng phát đầu năm 2020, nhu cầu xét nghiệm vẫn tiếp diễn mang lại lợi ích cho một số công ty. 

Dian Diagnostics, một trong những nhà sản xuất xét nghiệm y tế lớn nhất Trung Quốc có lợi nhuận quý đầu tiên trong năm nay tăng hơn gấp đôi. Doanh thu của công ty có trụ sở tại Hàng Châu tăng hơn 60% lên 690 triệu USD, với chưa đầy một nửa trong đó là dịch vụ xét nghiệm COVID-19.

Công ty Công nghệ Y tế Runda Thượng Hải xử lý tới 400.000 xét nghiệm COVID-19 mỗi ngày trong tháng 4, kiếm được hơn 30 triệu USD mỗi tháng, theo Thời báo Chứng khoán của nhà nước Trung Quốc. 

Công nghệ và xây dựng

Hàng chục công ty sản xuất camera giám sát, camera ảnh nhiệt như Wuhan Guide và Hangzhou Hikvision, được hưởng lợi từ nhu cầu của chính phủ Trung Quốc về thiết bị theo dõi tình trạng COVID-19 của 1,4 tỉ dân. Wuhan Guide tăng gấp đôi doanh thu năm 2020 khi cung cấp camera phát hiện sốt trên khắp Trung Quốc và nước ngoài. Tăng trưởng của công ty chững lại vào năm ngoái, nhưng dự kiến tăng trở lại trong năm nay và năm sau. 

Từ tháng 3, các công ty và viện nghiên cứu Trung Quốc nộp ít nhất 50 bằng sáng chế liên quan đến COVID-19, chủ yếu về điều chỉnh các nền tảng và camera giám sát hiện hành để truy vết tiếp xúc gần các ca bệnh COVID-19 và xác định các ca dương tính tiềm tàng.

Theo Reuters, nhu cầu cấp thiết về hàng trăm bệnh viện mới, để giảm bớt sức ép cho cơ sở hạ tầng y tế cũng góp phần dẫn tới tăng trưởng cho một số công ty xây dựng Trung Quốc. Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh đã xây dựng các bệnh viện dã chiến khắp Trung Quốc trong năm nay và đặc biệt tích cực ở những khu vực dịch bệnh như Thượng Hải và thành phố Trường Xuân. Lợi nhuận của tập đoàn trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất và bất động sản này tăng trưởng đều đặn trong 2 năm qua, với đóng góp từ các dự án xây dựng liên quan tới COVID-19. Các nhà phân tích dự đoán, tăng trưởng của tập đoàn sẽ tiếp tục trong vài năm tới.

Một nhà phân tích ước tính, khoảng 300 bệnh viện dã chiến đã được xây dựng trên khắp Trung Quốc trong khoảng thời gian 35 ngày từ tháng 3 đến tháng 4, với chi phí hơn 4 tỉ USD. Có 1/3 số bệnh viện dã chiến này được xây trong và quanh Thượng Hải. Bản đánh giá của Reuters về các cuộc đấu thầu những dự án này cho thấy chính phủ Trung Quốc sẽ chi khoảng 15 tỉ USD cho các bệnh viện mới trong năm 2022. 

Gỡ "nút thắt" cho các doanh nghiệp

Thượng Hải ngày 29.5 thông báo, những lệnh cấm "bất hợp lý" với các doanh nghiệp sẽ được dỡ bỏ từ 1.6. Thành phố đông dân nhất Trung Quốc cũng đưa ra các biện pháp hỗ trợ kinh tế, gồm giảm một số loại thuế mua ôtô, đẩy nhanh phát hành trái phiếu và phê duyệt các dự án bất động sản. Thượng Hải yêu cầu các ngân hàng gia hạn các khoản vay cho các công ty vừa và nhỏ với tổng trị giá 100 tỉ nhân dân tệ (15 tỉ USD) trong năm nay. Phó thị trưởng Wu Qing chia sẻ: “Chúng tôi sẽ hoàn toàn ủng hộ và tổ chức việc nối lại hoạt động và sản xuất của các doanh nghiệp trong nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau”.

Hồi tháng 4, Thượng Hải bắt đầu công bố "danh sách trắng" các nhà sản xuất quan trọng trong ngành công nghiệp ôtô, khoa học đời sống, hóa chất và chất bán dẫn được phép hoạt động trở lại. Nhưng nhiều công ty trong diện này lại có những nhà cung cấp chưa thuộc diện mở cửa nên vẫn phải đối mặt với các nút thắt về logistics. 

Trong khi đó, Bắc Kinh cho phép thư viện, bảo tàng, nhà hát và phòng tập thể dục mở cửa trở lại vào 29.5, với số lượng người giới hạn, tại các quận không có ca COVID-19 cộng đồng nào trong 7 ngày liên tiếp. Các quận Phòng Sơn và Thuận Nghĩa sẽ chấm dứt quy định làm việc tại nhà, trong khi phương tiện giao thông công cộng cơ bản hoạt động trở lại ở 2 quận này cùng quận Triều Dương. 

Reuters cho hay, nền kinh tế Trung Quốc đã có dấu hiệu phục hồi nhịp  độ trong tháng 5 sau đợt lao dốc của tháng 4, nhưng mức độ hoạt động yếu hơn năm ngoái. Thị trường đang mong đợi nhiều chính sách hỗ trợ hơn cho nền kinh tế. 

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Ông Tập Cận Bình ca ngợi chiến lược "zero-COVID" của Trung Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ca ngợi chiến lược zero-COVID-19 của nước này trong ngày 8.4. 

Trung Quốc kiên trì chính sách zero-COVID thế nào?

Khánh Minh |

Dù nhiều quốc gia đã từ bỏ chiến lược zero-COVID, Trung Quốc vẫn kiên trì chính sách này bằng cách tập trung vào phát hiện và báo cáo sớm các trường hợp lây nhiễm, đồng thời xác định chính xác nguồn lây nhiễm thông qua xét nghiệm, thời gian cách ly dài và kiểm soát biên giới nghiêm ngặt.

Trung Quốc kiên định chính sách zero-COVID đến ít nhất mùa xuân 2022

Nguyễn Hạnh |

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện chính sách "zero-COVID" đến ít nhất mùa xuân năm 2022 do đại dịch vẫn còn diễn biến phức tạp.

Trung Quốc đối mặt hậu quả thảm khốc nếu bỏ chiến lược zero-COVID

Song Minh |

Kết quả nghiên cứu mới của các nhà khoa học Đại học Bắc Kinh cho biết, Trung Quốc phải đối mặt với sự bùng phát COVID-19 khổng lồ nếu mở cửa và từ bỏ chiến lược zero-COVID.

Viện kiểm sát xác định Cựu Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ có vai trò chủ mưu

Anh Tú |

Ngày 15.2, TAND TPHCM tiếp tục phần tranh luận giữa Viện kiểm sát (VKS) TPHCM và các bị cáo trong vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ.

Hà Nội sẽ nâng tầm bệnh viện để dân không phải ra nước ngoài chữa bệnh

PHẠM ĐÔNG |

Lãnh đạo UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, việc nâng tầm một số lĩnh vực là thế mạnh của các bệnh viện trực thuộc ngành y tế Hà Nội như tim mạch, thận… Từ đó, xây dựng những cơ sở này thành trung tâm khám, chữa bệnh ngang tầm khu vực và quốc tế để người dân không phải ra nước ngoài chữa bệnh.

Đà Nẵng tập trung xây dựng tiềm lực phòng thủ vững chắc

THÙY TRANG |

Ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương - đề nghị Đà Nẵng tập trung xây dựng các tiềm lực trong khu vực phòng thủ thành phố thực sự vững chắc, có độ tin cậy cao, bảo đảm cả trước mắt và lâu dài theo chủ trương, quan điểm chủ động chuẩn bị từ sớm, từ xa, toàn diện.

Các bộ cần lắng nghe doanh nghiệp khi sửa nghị định về xăng dầu

Anh Tuấn |

TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, trong thời gian vừa qua, để đứt gãy thị trường quan trọng như xăng dầu và việc các bộ đẩy trách nhiệm cho nhau, điều này cần phải rút kinh nghiệm.

Ông Tập Cận Bình ca ngợi chiến lược "zero-COVID" của Trung Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ca ngợi chiến lược zero-COVID-19 của nước này trong ngày 8.4. 

Trung Quốc kiên trì chính sách zero-COVID thế nào?

Khánh Minh |

Dù nhiều quốc gia đã từ bỏ chiến lược zero-COVID, Trung Quốc vẫn kiên trì chính sách này bằng cách tập trung vào phát hiện và báo cáo sớm các trường hợp lây nhiễm, đồng thời xác định chính xác nguồn lây nhiễm thông qua xét nghiệm, thời gian cách ly dài và kiểm soát biên giới nghiêm ngặt.

Trung Quốc kiên định chính sách zero-COVID đến ít nhất mùa xuân 2022

Nguyễn Hạnh |

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện chính sách "zero-COVID" đến ít nhất mùa xuân năm 2022 do đại dịch vẫn còn diễn biến phức tạp.

Trung Quốc đối mặt hậu quả thảm khốc nếu bỏ chiến lược zero-COVID

Song Minh |

Kết quả nghiên cứu mới của các nhà khoa học Đại học Bắc Kinh cho biết, Trung Quốc phải đối mặt với sự bùng phát COVID-19 khổng lồ nếu mở cửa và từ bỏ chiến lược zero-COVID.