Trung Quốc muốn đóng cửa 40.000 đập thủy điện

Ngọc Vân |

Trung Quốc muốn đóng cửa hoặc cải tạo tới 40.000 đập thủy điện nhỏ, theo Bloomberg.

Xây đập ồ ạt

Kể từ những năm 1950, Trung Quốc đã xây dựng các đập lớn nhỏ với tốc độ nhanh chóng để tạo ra điện, chế ngự lũ lụt, cung cấp nước tưới cho đồng ruộng và nước uống cho các thành phố. Những ảnh hưởng dài hạn của các chính sách này đang hiển hiện ngày nay.

Nhiều đập Trung Quốc quá nhỏ để tạo ra một lượng điện năng có ý nghĩa. Những con đập khác chỉ đơn giản là trở nên dư thừa khi các con sông cạn kiệt, các hồ chứa bị bồi lấp hoặc chúng bị thay thế bởi các con đập được xây dựng ở thượng nguồn. Wang Yongchen, người sáng lập Green Earth Volunteers - một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Bắc Kinh - cho biết: “Trong một thời gian dài, người ta nghĩ rằng thật lãng phí khi để dòng sông trôi ngay trước mặt bạn mà không làm gì”.

Ở ngoại ô phía tây Bắc Kinh, một trong những dự án thủy điện sớm nhất của Trung Quốc đang được biến thành một địa điểm du lịch. Công nhân bận rộn lát đường và làm đẹp những ngôi nhà gần trạm thuỷ điện Moshikou đã nghỉ hưu. Được xây dựng vào năm 1956, dự án 6.000 KW ở Thạch Cảnh Sơn, trung tâm công nghiệp cũ của Bắc Kinh, là trạm thủy điện tự động lớn đầu tiên được thiết kế và xây dựng độc lập. Nó được xây dựng trên một con kênh chuyển dòng của sông Vĩnh Định - “sông mẹ” ở Bắc Kinh - nguồn nước uống chính của thủ đô cho đến khi nước trở nên quá ô nhiễm vào những năm 1990.

The Moshikou power station in Shijingshan, Beijing’s former industrial center, on Aug. 6.
Trạm thuỷ điện Moshikou ở quận Thạch Cảnh Sơn, trung tâm công nghiệp cũ của Bắc Kinh, ngày 6.8.2021. Ảnh: Bloomberg

Moshikou không bao giờ chính thức ngừng hoạt động. Nó dần dần ngừng phát điện, là nạn nhân của tình trạng hạn hán ngày càng trầm trọng ở phía bắc đất nước và nhu cầu ngày càng tăng đối với nước từ các thị trấn và làng mạc ở thượng nguồn. Theo truyền thông địa phương Trung Quốc, hơn 80 dự án thủy lợi đã được xây dựng chỉ riêng ở khu vực Bắc Kinh. Vào những năm 2010, con sông cạn kiệt trung bình 316 ngày một năm.

“Thời tiết ở Bắc Kinh đã thay đổi. Khi còn nhỏ, tôi thường bơi trong kênh. Bây giờ, nước ngày càng ít đi, và bẩn hơn” - ông Jin Chengjian, 60 tuổi, người đã sống cả đời ở quận Thạch Cảnh Sơn, cho biết.

Vị trí gần thủ đô của Moshikou mang lại cho nó một sức sống mới, nhưng nhiều đập cũ của Trung Quốc không được may mắn như vậy. Ở làng Weizishui, 90 phút lái xe về phía thượng nguồn, một con đập bê tông cao 68 mét được hoàn thành vào năm 1980 để kiểm soát lũ lụt. Phải mất sáu năm để hoàn thành và con đập này chưa bao giờ cần dùng tới một lần.

Vào cuối năm 2017, sông Dương Tử dài nhất Trung Quốc và các phụ lưu của nó có hơn 24.000 trạm thủy điện trải dài trên 10 tỉnh. Ít nhất 930 trong số đó được xây dựng mà không có đánh giá môi trường.

Nhiều đập cũ có nguy cơ mất an toàn nghiêm trọng, đặc biệt là trong các trận lũ lụt vào mùa hè. Theo Bộ Thuỷ lợi Trung Quốc, 3.515 hồ chứa đã bị vỡ từ năm 1951 đến năm 2011, trong đó có vụ vỡ đập Bản Kiều nổi tiếng ở tỉnh Hà Nam, cùng với 61 đập khác đã bị vỡ sau 6 giờ xả lũ vào tháng 8.1975, giết chết 240.000 người.

Tháng 7 năm nay, trong trận lũ lụt khiến hơn 300 người ở tỉnh Hà Nam thiệt mạng, đập Yihelan cũng đã bị vỡ.

Đóng cửa đập thuỷ điện nhỏ

Kể từ khi đập Tam Hiệp có công suất thuỷ điện lớn nhất thế giới được hoàn thành trên sông Dương Tử vào năm 2006 sau hai thập kỷ xây dựng, một số hồ ở hạ lưu hấp thụ nước tràn của sông, đã bị thu hẹp đáng kể hoặc biến mất.

Trung Quốc tiếp tục xây dựng các siêu đập thủy điện, bao gồm đập Bạch Hạc Than 16GW đã đi vào hoạt động từ tháng 7 năm nay. Nhưng chính phủ cho biết họ muốn ngăn chặn sự phát triển của những công ty nhỏ hơn. Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 cho ngành thủy điện bắt đầu từ năm 2016, chính phủ lần đầu tiên cho biết sẽ “kiểm soát chặt chẽ việc mở rộng các trạm thủy điện nhỏ” để bảo vệ môi trường.

Đập Bạch Hạc Than. Ảnh: Xinhua
Đập Bạch Hạc Than. Ảnh: Xinhua

Năm 2018, trong chuyến thăm vùng Dương Tử và Tần Lĩnh ở tây bắc Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi bảo vệ môi trường tốt hơn, và phát động một chiến dịch quốc gia nhằm xóa bỏ hoặc cải thiện 40.000 trạm thủy điện nhỏ.

Ma Jun, Giám đốc Viện Các vấn đề Công và Môi trường cho biết: “Các con sông của chúng ta đang bị khai thác quá mức sau nhiều thập kỷ xây dựng mà không có quy hoạch phù hợp".

Tuy nhiên, những người ủng hộ thủy điện cho rằng cần nhiều thuỷ điện hơn nữa, chứ không phải ít hơn, để giúp đất nước giảm năng lượng hóa thạch. Zhang Boting, Phó tổng thư ký Hiệp hội Kỹ thuật Thủy điện Trung Quốc cho biết: “Các tỉnh đang coi việc phá dỡ số lượng lớn các dự án thuỷ điện là một thành tựu trong sự nghiệp của họ. Không nên như vậy. Trước tiên, chúng ta nên loại bỏ các dự án than đá, chứ không phải thủy điện mà Trung Quốc cần để trở thành trung hòa carbon”.

Một vấn đề nữa là ai sẽ trả tiền để loại bỏ các dự án không mong muốn. Đóng cửa một nhà máy thủy điện là một chuyện, nhưng dỡ bỏ một con đập, đặc biệt là một kết cấu bê tông lớn và tiềm ẩn nguy hiểm, là một dự án kỹ thuật lớn.

Huyện Chu Chí ở tỉnh Thiểm Tây nợ hơn 100 triệu nhân dân tệ (15,5 triệu USD) cho một công ty đã đồng ý phá bỏ ba trạm thủy điện. Ngân sách của huyện trong nửa đầu năm 2020 chỉ là 135 triệu nhân dân tệ, và huyện có 26 nhà máy thủy điện khác cần phải dỡ bỏ. Ở nhiều nơi, do chi phí phá dỡ cao, người ta chỉ dỡ các tuabin thủy điện, các con đập vẫn còn.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Gian nan quản lý đập Tam Hiệp trong bối cảnh lũ lụt Trung Quốc

Ngọc Vân |

Quản lý đập Tam Hiệp cùng hàng nghìn con đập khác của Trung Quốc khó hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu, lũ lụt.

Tập đoàn sở hữu đập Tam Hiệp có thêm sản phẩm lớn nhất thế giới

Ngọc Vân |

Tập đoàn Tam Hiệp, chủ sở hữu đập Tam Hiệp Trung Quốc, vừa lắp đặt trạm chuyển đổi năng lượng ngoài khơi lớn nhất thế giới.

Đập Tam Hiệp nâng chuẩn kiểm soát lên cấp lũ lụt "100 năm có một"

Khánh Minh |

Đập Tam Hiệp nâng tiêu chuẩn kiểm soát lũ lụt Trung Quốc từ cấp độ "10 năm có một" lên lũ lụt "trăm năm có một".

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Gian nan quản lý đập Tam Hiệp trong bối cảnh lũ lụt Trung Quốc

Ngọc Vân |

Quản lý đập Tam Hiệp cùng hàng nghìn con đập khác của Trung Quốc khó hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu, lũ lụt.

Tập đoàn sở hữu đập Tam Hiệp có thêm sản phẩm lớn nhất thế giới

Ngọc Vân |

Tập đoàn Tam Hiệp, chủ sở hữu đập Tam Hiệp Trung Quốc, vừa lắp đặt trạm chuyển đổi năng lượng ngoài khơi lớn nhất thế giới.

Đập Tam Hiệp nâng chuẩn kiểm soát lên cấp lũ lụt "100 năm có một"

Khánh Minh |

Đập Tam Hiệp nâng tiêu chuẩn kiểm soát lũ lụt Trung Quốc từ cấp độ "10 năm có một" lên lũ lụt "trăm năm có một".