Trung Quốc mở cửa trở lại: Châu Á vừa có lợi, vừa đối mặt thách thức

Song Minh |

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ có lợi cho Châu Á, nhưng châu lục này cũng phải đối mặt với thách thức cân bằng giữa lạm phát và tăng trưởng.

Nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Pierre-Olivier Gourinchas bày tỏ sự lạc quan rằng sẽ có những tác động lan tỏa tích cực đối với các nền kinh tế Châu Á nhờ việc Trung Quốc mở cửa trở lại khi nước này thoát khỏi đại dịch COVID-19.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), ông Pierre-Olivier Gourinchas cho biết, ông tin tưởng rằng hoạt động kinh tế ở Trung Quốc sẽ phục hồi và các dấu hiệu hiện tại - bao gồm cả sự gia tăng trong du lịch nội địa - chỉ ra sự phục hồi khá mạnh mẽ khi Trung Quốc mở cửa trở lại.

Theo nhà kinh tế trưởng tại Washington, việc Trung Quốc mở cửa trở lại chắc chắn sẽ thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu và tất nhiên, sẽ mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia là đối tác thương mại thân thiết của Trung Quốc, bao gồm nhiều nền kinh tế Châu Á.

IMF đã nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm nay thêm 0,2 điểm phần trăm lên 2,9% trong báo cáo triển vọng được công bố hôm 31.1, với lý do Trung Quốc mở cửa trở lại hoàn toàn và chi tiêu gia tăng mạnh mẽ ở Mỹ. IFM dự báo GDP ​​Trung Quốc sẽ tăng trưởng 5,2% trong năm 2023.

Theo dự đoán đó, các thị trường mới nổi của Châu Á - bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ - sẽ là động lực chính cho tăng trưởng thế giới trong năm nay, với kỳ vọng rằng nền kinh tế của hai quốc gia đông dân nhất thế giới sẽ chiếm 50% tổng tăng trưởng.

Ông Gourinchas nhận định, năm 2023 sẽ là năm mà một trong những động lực tăng trưởng chính sẽ đến từ Châu Á mới nổi. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế tiên tiến sẽ tăng trưởng thấp hơn trong năm nay.

Ở Châu Á, một thách thức quan trọng đối với các chính phủ sẽ là cân bằng giữa lạm phát và tăng trưởng đang gia tăng. Ông Gourinchas chỉ ra, một số nền kinh tế trong khu vực, chẳng hạn như Hàn Quốc, đã chứng kiến giá cả tăng vọt ngay cả khi các ngân hàng trung ương vẫn kiên quyết thắt chặt chính sách tiền tệ. Việc thắt chặt chính sách tiền tệ này đang bắt đầu cho thấy một số tác động nhưng vẫn chưa đưa lạm phát trở lại mức mà các ngân hàng trung ương có thể chấp nhận được.

Giá tiêu dùng của Hàn Quốc đã tăng 5,1% vào năm 2022 so với một năm trước đó. Lạm phát toàn phần của Singapore trung bình là 6,1% trong năm ngoái.

Mặc dù thừa nhận chắc chắn có rủi ro đối với việc các ngân hàng trung ương phản ứng thái quá và làm tổn hại đến tăng trưởng, ông Gourinchas cho rằng, cũng có rủi ro do các quốc gia không hành động đủ, khuyến nghị các nước tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ theo kiểu thắt chặt cho đến khi lạm phát đi xuống.

Trong bối cảnh những lo ngại gần đây về việc giá năng lượng tăng đột biến do Trung Quốc mở cửa trở lại, nhà kinh tế trưởng của IMF lưu ý, việc mở cửa của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể gây áp lực tăng giá và tăng nhu cầu đối với khí đốt tự nhiên hóa lỏng, nhưng những lo ngại này không được chú ý đúng mức.

IMF ước tính tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm nhẹ - từ 3,4% năm ngoái xuống 2,9% vào năm 2023 - và sự suy giảm trên diện rộng có nghĩa là áp lực sẽ không lớn như vậy. Các hợp đồng tương lai năng lượng và các hàng hóa khác có thể sẽ giảm trong cả năm 2023.

Trong khi đó, ngay cả khi các công ty công nghệ trên toàn thế giới tiếp tục cắt giảm nhân sự, kể cả ở một số thị trường Châu Á, song ông Gourinchas cho biết, điều đó “không đặc biệt đáng lo ngại”.

Một lý do đằng sau tình trạng sa thải gần đây là do các công ty công nghệ tăng cường tuyển dụng trong thời kỳ đại dịch và một số người cho rằng, việc này không bền vững. Mặc dù những đợt sa thải này làm rúng động thế giới, nhưng ngành công nghiệp này vẫn đang phát triển và thị trường lao động ở Mỹ và Châu Âu vẫn bị thắt chặt.

“Nếu bằng cách nào đó có làn sóng sa thải và số lượng công nhân mất việc bắt đầu tăng lên, thì chúng ta sẽ phải lo ngại về việc nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái” - ông Gourinchas nói thêm.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Nông sản Việt xuất khẩu mạnh sang Trung Quốc những ngày đầu Xuân

Trần Tuấn |

Lạng Sơn - Những ngày đầu Xuân Quý Mão 2023, hoạt động xuất, nhập khẩu tại các cửa khẩu diễn ra sôi động, thuận lợi. Hàng xuất của Việt Nam chủ yếu là nông sản, hoa quả.

Tác động rõ nét với thương mại toàn cầu khi Trung Quốc kết thúc phong toả

Thanh Hà |

Cây viết Alan Beattie của Financial Times nhận định, tác động rõ ràng của việc Trung Quốc dỡ bỏ phong tỏa COVID-19 chắc chắn sẽ là một trong những sự kiện kinh tế của năm 2023.

Trung Quốc mở cửa trở lại từ 8.1: Kỳ vọng ở cửa khẩu tỉ đô Móng Cái

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh Các doanh nghiệp, công ty du lịch và người dân Quảng Ninh nói chung, Móng Cái nói riêng đang chờ đợi thời điểm Trung Quốc bắt đầu thực hiện các biện pháp từng bước khôi phục việc ra nước ngoài của công dân Trung Quốc từ 8.1.2023.

Lautaro Martinez tỏa sáng giúp Inter thắng AC Milan

Như Thùy |

Lautaro Martinez ghi bàn duy nhất giúp Inter thắng AC Milan trong trận đấu thuộc vòng 21 Serie A.

Ukraina thay Bộ trưởng Quốc phòng trong cuộc cải tổ nhân sự lớn

Khánh Minh |

Trong cuộc cải tổ nhân sự lớn, Ukraina chuẩn bị thay Bộ trưởng Quốc phòng Oleksii Reznikov bằng người đứng đầu Tổng cục Tình báo.

Dấu hiệu Fed sớm dừng chu kỳ tăng lãi suất, chứng khoán Việt sẽ hưởng lợi?

LÂM ANH |

Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) mới đây đã nâng mức lãi suất cơ bản thêm 0,25% lên biên độ 4,5 - 4,75%. Đây là đợt tăng lãi suất đầu tiên trong năm 2023 và là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 3.2022, lần tăng này được cho là những dấu hiệu Fed sẽ sớm kết thúc chu kỳ tăng lãi suất.

EU cấm sản phẩm từ dầu mỏ Nga: Tác dụng lớn, rủi ro nhiều

Ngạc Ngư |

Từ ngày 5.2.2023, EU thực hiện cấm vận cả xuất khẩu sản phẩm từ dầu mỏ của Nga. Biện pháp chính sách trừng phạt Nga này đã được EU quyết định cùng với quyết định cấm vận Nga xuất khẩu dầu mỏ hồi đầu tháng 12 năm ngoái.

Người trẻ băn khoăn đi tìm câu trả lời "Tôi là ai?" để vượt qua khủng hoảng

HUYÊN NGUYỄN - NGỌC LÊ |

TPHCM - “Tôi là ai?”, là kết quả nghiên cứu của Lê Đông Nguyên và Nguyễn Minh Huy, học sinh lớp 11 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TPHCM về quá trình định hình bản sắc cá nhân của thanh thiếu niên. Từ đó, các em đã xây dựng một bộ cẩm nang đưa ra những gợi ý để thanh thiếu niên biết cách nhìn nhận giá trị bản thân, vượt qua giai đoạn khủng hoảng bản sắc.

Nông sản Việt xuất khẩu mạnh sang Trung Quốc những ngày đầu Xuân

Trần Tuấn |

Lạng Sơn - Những ngày đầu Xuân Quý Mão 2023, hoạt động xuất, nhập khẩu tại các cửa khẩu diễn ra sôi động, thuận lợi. Hàng xuất của Việt Nam chủ yếu là nông sản, hoa quả.

Tác động rõ nét với thương mại toàn cầu khi Trung Quốc kết thúc phong toả

Thanh Hà |

Cây viết Alan Beattie của Financial Times nhận định, tác động rõ ràng của việc Trung Quốc dỡ bỏ phong tỏa COVID-19 chắc chắn sẽ là một trong những sự kiện kinh tế của năm 2023.

Trung Quốc mở cửa trở lại từ 8.1: Kỳ vọng ở cửa khẩu tỉ đô Móng Cái

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh Các doanh nghiệp, công ty du lịch và người dân Quảng Ninh nói chung, Móng Cái nói riêng đang chờ đợi thời điểm Trung Quốc bắt đầu thực hiện các biện pháp từng bước khôi phục việc ra nước ngoài của công dân Trung Quốc từ 8.1.2023.