Trung Quốc hiện thực hóa “giấc mơ": Sử dụng mô hình vòng tròn kinh tế

Khánh Minh |

Trung Quốc cần những gì để phát triển trong giai đoạn tiếp theo, tập trung nguồn lực vào đâu để biến “giấc mơ Trung Quốc” thành hiện thực? Đây là những câu hỏi lớn mà giới chức và các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang cân nhắc khi nước này bắt đầu phác thảo kế hoạch 5 năm lần thứ 14, đặt ra các mục tiêu kinh tế và chính trị quan trọng trong giai đoạn 2021-2025.

Phát triển tự chủ

Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc - những người đang tham gia vào việc chuẩn bị kế hoạch 5 năm mới - trong khi Trung Quốc và Mỹ ngày càng mâu thuẫn thì kế hoạch phát triển từ 2021-2025 có khả năng phản ánh sự thay đổi của Bắc Kinh. Mặc dù phiên bản cuối cùng của kế hoạch 5 năm lần thứ 14 sẽ không được công bố cho đến tháng 3.2021, song các nghiên cứu và thảo luận sơ bộ cho thấy Trung Quốc sẽ tìm kiếm sự phát triển tự chủ hơn bằng cách cắt giảm sự phụ thuộc vào Mỹ đối với cung ứng và xuất khẩu công nghệ.

Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục khuôn khổ chính sách mở cửa và cải cách để duy trì vị trí trung tâm trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là trong các nước Châu Á và Châu Âu, và bù đắp cho những rủi ro đang tăng lên của việc “phân ly” khỏi nền kinh tế Mỹ.

Tờ SCMP dẫn lời ông Xie Fuzhan - Giám đốc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc - cơ quan tham gia lập kế hoạch 5 năm mới - cho biết, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế, chính trị và an ninh quốc tế. Mặc dù không nhắc tên Mỹ, song ông Xie cho biết, “một vài quốc gia giàu có đã cố gắng tránh trách nhiệm và đổ lỗi cho những người khác vì những vấn đề của họ, với chính sách bảo hộ và đơn phương của họ khiến nền kinh tế toàn cầu có nguy cơ tan rã”.

Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết, trong một nghiên cứu sơ bộ trong tháng này rằng động lực tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu “được thúc đẩy bởi các chính sách kinh tế tự do mới” đang cạn kiệt và các vấn đề kinh tế - từ bất bình đẳng ở các nước giàu đến mất cân bằng dòng vốn - đang tạo ra sự xích mích trên bình diện quốc tế.

Theo một nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc do ông Huang Qunhui dẫn đầu, thế giới được chứng kiến ​​những thay đổi không giống bất cứ điều gì trong 100 năm qua, hệ thống quản trị tập trung của Trung Quốc, do đảng lãnh đạo là lợi thế, hệ thống sản xuất hoàn chỉnh và thị trường nội địa rộng lớn của nước này cũng vậy. “Trung Quốc hiện có một nhóm thu nhập trung bình từ 500 đến 700 triệu người, và chỉ riêng nhóm này thôi cũng có thể trở thành nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong 5 năm tới” - nhóm nghiên cứu cho biết.

Ý tưởng rằng Trung Quốc có thể dựa nhiều hơn vào chính mình để phát triển đã được chứng thực trong cuộc họp mới đây của Bộ Chính trị Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẽ sử dụng mô hình phát triển mới bao gồm cả vòng tròn kinh tế lớn trong nước và vòng tròn kinh tế quốc tế, thay vì chỉ dựa vào thị trường nước ngoài.

Kế hoạch “Hướng Tây” và phát triển công nghệ

Mặc dù Trung Quốc sẽ không từ bỏ thị trường quốc tế, nhưng nước này sẽ ngày càng nghiêng về khả năng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa khổng lồ. Xu hướng hướng nội này được củng cố bởi kế hoạch “Hướng Tây” mới được công bố gần đây, theo đó, Trung Quốc dồn nguồn lực đầu tư mới vào các dự án công nghiệp ở khu vực miền trung và miền tây để bù đắp thiệt hại cho các tỉnh phía đông do sụt giảm nhu cầu quốc tế vì đại dịch COVID-19.

Một lĩnh vực quan trọng khác mà Trung Quốc sẽ chứng kiến ​​sự đột phá trong kế hoạch 5 năm tới là công nghệ. Việc Washington nhắm mục tiêu vào gã khổng lồ viễn thông Huawei và hạn chế xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc, đã khiến Bắc Kinh tìm cách giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu. Trung Quốc sẽ tận dụng hệ thống toàn quốc để tăng cường đổi mới công nghệ và giải quyết các nút thắt, tăng cường đầu tư lớn hơn cho các lĩnh vực tiên tiến của nền kinh tế.

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc, giai đoạn 2016-2020, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia đã đặt ra 25 mục tiêu chính cho tăng trưởng, đổi mới, phúc lợi và môi trường, 13 trong số đó phải đạt được, bao gồm xóa đói giảm nghèo và diện tích đất trồng trọt tối thiểu. Đánh giá giữa kỳ vào năm 2018 cho thấy 4 mục tiêu đã bị trễ hẹn. Sự bùng phát COVID-19 đã khiến các mục tiêu quan trọng nhất, cụ thể là tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế từ năm 2010 đến 2020, có nguy cơ không thực hiện được.

Trung Quốc đã giảm kỷ lục 6,8% GDP trong quý I/2020, khiến mục tiêu tăng trưởng tối thiểu 6,5% trên đầu người trong cả năm có khả năng tiêu tan. Ding Shuang, một nhà kinh tế tại Ngân hàng Standard Chartered, cho biết mục tiêu tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế có ý nghĩa chính trị quan trọng, vì đây là thước đo để đo lường liệu Bắc Kinh có thực hiện lời hứa với người dân hay không.

Michael Pettis - giáo sư tài chính tại Trường Quản trị Guanghua, thuộc Đại học Bắc Kinh - cho biết, kế hoạch tập trung cũng sẽ không có hiệu quả do nền kinh tế Trung Quốc đã đạt đến một mức độ trưởng thành nhất định. “Những gì bạn cần là cải cách thể chế để người dân Trung Quốc trở nên năng suất hơn. Bạn cần mỗi doanh nhân thực hiện kế hoạch của riêng mình” - giáo sư Pettis nhận định.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc chuẩn bị khởi động chương trình "sứ mệnh sao Hỏa" lịch sử

Lê Thanh Hà |

Trung Quốc dự kiến sẽ khởi động vào tháng 7 các kế hoạch thực hiện "sứ mệnh sao Hỏa" lịch sử đầy tham vọng.

Kinh tế suy giảm, Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng 20 năm liên tiếp

Song Minh |

Trung Quốc tuyên bố tăng 6,6% ngân sách quốc phòng mặc dù không đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2020.

Trung Quốc không đặt mục tiêu tăng trưởng GDP

Ngọc Vân |

Trung Quốc không đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2020 trong kỳ họp Quốc hội đang diễn ra tại Bắc Kinh hôm nay.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Trung Quốc chuẩn bị khởi động chương trình "sứ mệnh sao Hỏa" lịch sử

Lê Thanh Hà |

Trung Quốc dự kiến sẽ khởi động vào tháng 7 các kế hoạch thực hiện "sứ mệnh sao Hỏa" lịch sử đầy tham vọng.

Kinh tế suy giảm, Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng 20 năm liên tiếp

Song Minh |

Trung Quốc tuyên bố tăng 6,6% ngân sách quốc phòng mặc dù không đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2020.

Trung Quốc không đặt mục tiêu tăng trưởng GDP

Ngọc Vân |

Trung Quốc không đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2020 trong kỳ họp Quốc hội đang diễn ra tại Bắc Kinh hôm nay.