Trung Quốc đối mặt với 26 triệu tấn chất thải may mặc

Bảo Trân (TH) |

Là nhà sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu thời trang lớn nhất thế giới, Trung Quốc sắp hết chỗ chứa quần áo đã qua sử dụng - lượng chất thải may mặc khổng lồ.

Mỗi năm, các gia đình ở Trung Quốc vứt bỏ khoảng 26 triệu tấn quần áo và tổng lượng chất thải dệt may của cả nước lên đến 100 triệu tấn. Chưa đến 1% trong số này được tái sử dụng. Con số này không đủ để giải quyết lượng chất thải khổng lồ hiện có.

Zhao Xiao, 35 tuổi, người Bắc Kinh, cảm thấy lo lắng khi bỏ đi quần áo cũ: “Nếu những người nghèo ở Trung Quốc thực sự cần những bộ đồ này thì thật tuyệt vời. Điều đó sẽ khiến tôi cảm thấy bớt tội lỗi hơn là bỏ hẳn đi”.

Theo Bloomberg, điều Zhou lo lắng cũng chính là vấn đề của Trung Quốc bây giờ. Hàng triệu thùng thu gom quần áo rải rác khắp các thành phố lớn, nhưng không nhiều trong số đó được dùng cho mục đích từ thiện. Một số ít được bán cho các nước đang phát triển, số còn lại bị đốt hoặc chôn trong các bãi rác.

Nhiều công ty dệt may ở Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng. Vấn đề này, ít nhiều được giải quyết bằng cách tái chế quần áo đã vứt đi. Do đó, việc tăng tỷ lệ hàng dệt cũ được tái sử dụng, tái chế là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với cả môi trường và nền kinh tế của Trung Quốc.

Chất thải may mặc ở Trung Quốc. Ảnh chụp màn hình/Thời báo Đại Kỷ Nguyên
Chất thải may mặc ở Trung Quốc. Ảnh chụp màn hình/Thời báo Đại Kỷ Nguyên

Vấn đề xuất phát từ việc mất lòng tin

Theo Sixth Tone, người Trung Quốc đã quen với việc quyên góp quần áo cũ cho các tổ chức từ thiện hoặc các khu vực nghèo khó nhưng đến nay, các tổ chức đó đã không còn nhu cầu về sản phẩm may mặc nữa. Lý do đến từ chi phí thu thập, làm sạch và cất giữ lượng quần áo được quyên góp cao hơn cả mua quần áo mới. Vì vậy, việc giảm thiểu chất thải đòi hỏi sự can thiệp của các tập đoàn chuyên về sáng kiến môi trường và tái sử dụng dệt may.

Nguyên nhân sâu xa là từ những bê bối liên quan đến lợi nhuận phi pháp và vấn đề tham nhũng của các tổ chức từ thiện Trung Quốc. Hiện tượng này phản ánh một quan niệm sai lầm phổ biến xung quanh các tổ chức theo đuổi lợi ích công rằng họ phải hoàn toàn “phi lợi nhuận”. Nếu công chúng nhìn thấy được bất kỳ biểu hiện nào của việc kiếm tiền, họ sẽ mất lòng tin vào tổ chức.

Ma Boyang, tiến sĩ tại Đại học Duke, Bắc Carolina cho rằng: “Thay vì phản đối một cách mù quáng của các hoạt động vì lợi nhuận, chúng ta nên hướng vào việc tăng cường tính minh bạch và quy định của ngành phục hồi hàng dệt may”.

Hoạt động thương mại của các nhà máy tái chế dệt may Trung Quốc rất khó thành công. Các tổ chức từ thiện hay các tập đoàn vì lợi nhuận thực sự cống hiến vì lợi ích xã hội bị kìm hãm vì chi phí hậu cần và hoạt động chung quá lớn, dẫn đến tỷ lệ tái sử dụng dệt may ở Trung Quốc rất thấp.

Các tổ chức này nói rằng khi quyên góp, một số quần áo được thu hồi cho những khu vực có nhu cầu, phần còn lại phụ vụ mục đích thương mại. Việc các công ty này xuất khẩu quần áo sang châu Phi không vì lợi ích cá nhân mà đây là phương tiện để chi trả cho chi phí hoạt động.

Feimayi đã tái chế 100 tấn chất thải dệt mỗi năm mặc dù đây không phải là tổ chức từ thiện đúng nghĩa mà là những người đi đầu về giải pháp mà họ cung cấp để tái chế vải cũ ở Trung Quốc.

Các tổ chức từ thiện và các công ty công ích của Trung Quốc cần công khai các quá trình và chứng minh sự minh bạch để lấy lại lòng tin của dư luận. Người Trung Quốc nên chấp nhận ý kiến rằng các sáng kiến vì lợi nhuận là cần thiết cho những tổ chức này.

Bảo Trân (TH)
TIN LIÊN QUAN

Kết quả xét nghiệm mẫu 60 tấn chất thải đem từ Ninh Bình vào Thanh Hoá

Trần Lâm - Thiên An |

Liên quan vụ hơn 60 tấn chất thải lạ được đưa từ Ninh Bình về chôn lấp ở huyện Nông Cống, Thanh Hoá, lãnh đạo huyện Nông Cống khẳng định sẽ trục xuất toàn bộ chất thải công nghiệp này.

Phát hiện hàng chục tấn chất thải mang từ Ninh Bình vào Thanh Hóa đổ

QUÁCH DU |

Hàng chục tấn chất thải (chứa trong bao tải cỡ lớn) được chiếc xe đầu kéo vận chuyển từ Ninh Bình vào Thanh Hóa để đổ. Điều lạ là, các đơn vị liên quan cho rằng số chất thải trên chỉ nhằm mục đích là san lấp mặt bằng.

Hà Tĩnh: "Vướng" khi chọn nơi xây dựng khu xử lý chất thải sinh hoạt

TRẦN TUẤN |

Thời gian qua, việc triển khai xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở một số địa phương ở Hà Tĩnh gặp khó khăn do không được sự đồng thuận của một bộ phận người dân. Sự việc khiến rác thải tồn đọng lớn, ô nhiễm môi trường và địa phương rất tốn kém ngân sách để thuê vận chuyển vào Quảng Bình, ra Nghệ An xử lý.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Kết quả xét nghiệm mẫu 60 tấn chất thải đem từ Ninh Bình vào Thanh Hoá

Trần Lâm - Thiên An |

Liên quan vụ hơn 60 tấn chất thải lạ được đưa từ Ninh Bình về chôn lấp ở huyện Nông Cống, Thanh Hoá, lãnh đạo huyện Nông Cống khẳng định sẽ trục xuất toàn bộ chất thải công nghiệp này.

Phát hiện hàng chục tấn chất thải mang từ Ninh Bình vào Thanh Hóa đổ

QUÁCH DU |

Hàng chục tấn chất thải (chứa trong bao tải cỡ lớn) được chiếc xe đầu kéo vận chuyển từ Ninh Bình vào Thanh Hóa để đổ. Điều lạ là, các đơn vị liên quan cho rằng số chất thải trên chỉ nhằm mục đích là san lấp mặt bằng.

Hà Tĩnh: "Vướng" khi chọn nơi xây dựng khu xử lý chất thải sinh hoạt

TRẦN TUẤN |

Thời gian qua, việc triển khai xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở một số địa phương ở Hà Tĩnh gặp khó khăn do không được sự đồng thuận của một bộ phận người dân. Sự việc khiến rác thải tồn đọng lớn, ô nhiễm môi trường và địa phương rất tốn kém ngân sách để thuê vận chuyển vào Quảng Bình, ra Nghệ An xử lý.