Trung Quốc có khám phá quan trọng dọc sông Hoàng Hà

Song Minh |

Những khám phá quan trọng dọc sông Hoàng Hà cho thấy sự liên tục của nền văn minh Trung Quốc.

Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện hơn 150 địa điểm thời kỳ đồ đá cũ dọc theo một trong các nhánh của sông Hoàng Hà, cho thấy dấu vết của người cổ đại trong khu vực từ khoảng 600.000 năm trước - theo Cục Quản lý Di sản Văn hóa tỉnh Thiểm Tây. Các chuyên gia cho hay, phát hiện này một lần nữa chứng minh tính chất liên tục của nền văn minh Trung Quốc.

Luo Wenli, người đứng đầu chính quyền tỉnh Thiểm Tây, nói với Hoàn cầu Thời báo rằng, sự phát triển liên tục và kế thừa các công nghệ chế tạo công cụ bằng đá của người cổ đại ở khu vực này càng khẳng định lịch sử phát triển liên tục của nền văn minh Trung Quốc kéo dài hàng trăm nghìn năm.

Theo chính quyền, hơn 150 địa điểm thời kỳ đồ đá cũ đã được phát hiện ở bờ tây sông Hoàng Hà, cũng như các nhánh của sông, kể từ năm 2019. Sự đa dạng về công nghệ công cụ bằng đá cho thấy bức tranh sống động về sự tồn tại và phát triển liên tục của người cổ đại từ hơn 700.000 năm trước đến khoảng 10.000 năm trước.

Trong năm 2022 và 2023, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy các địa điểm thời kỳ đồ đá cũ dọc theo sông Shichuan ở tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc, cũng như ở phía bắc sông Vị Hà, một trong những nhánh của sông Hoàng Hà.

Nhà khảo cổ Zhang Gaike cho biết, các cổ vật bằng đá phong phú từ thời kỳ 600.000 đến 30.000 năm trước đã được tìm thấy tại di chỉ Miaogou ở tỉnh Thiểm Tây, cho thấy các hoạt động của con người ở khu vực này xuất hiện từ khoảng 600.000 năm trước.

Ông cho hay, các nhà địa chất đã xác định niên đại của đất và lớp thứ năm của hoàng thổ có từ 470.000 đến 600.000 năm trước.

Tại di chỉ Zhuhuangbao ở tỉnh Thiểm Tây đã phát hiện hơn 7.000 đồ tạo tác bằng đá từ nhiều tầng văn hóa liên tục, có niên đại từ 130.000 đến 40.000 năm trước.

Những đồ tạo tác này thể hiện các đặc điểm chuyển tiếp quan trọng của các nền văn hóa, cung cấp dữ liệu có giá trị để xây dựng chuỗi tiến hóa của nền văn hóa thời kỳ đồ đá cũ ở vùng trung lưu sông Hoàng Hà.

Vào năm 2021 và 2022, các cuộc khai quật dọc theo phần hạ lưu của sông Hoàng Hà đã phát hiện ra các lớp trầm tích dày tới 24 mét. Phát hiện này cho thấy, di sản văn hóa cổ đại của loài người kéo dài từ hơn 1 triệu năm đến khoảng 30.000 năm trước, tạo thành một kỷ lục gần như liên tục.

Theo ông Luo, những di tích hóa thạch quan trọng của người cổ đại trước đây đã được phát hiện ở Thiểm Tây, thiết lập một chuỗi tiến hóa tương đối hoàn chỉnh của loài người ở Trung Quốc. Những khám phá mới nói trên cung cấp những tư liệu mới quý giá cho việc nghiên cứu các nền văn hóa cổ đại ở lưu vực sông Hoàng Hà.

Zhang cho biết bản báo cáo là kết luận của 5 năm nghiên cứu khảo cổ học dọc sông Hoàng Hà. Trong giai đoạn tiếp theo, đoàn khảo cổ Trung Quốc sẽ tiếp tục điều tra và tiến hành khai quật chuyên sâu tại các địa điểm khảo cổ trọng điểm dọc sông Hoàng Hà.

Sông Hoàng Hà, còn gọi là "sông mẹ", là con sông dài thứ hai ở Trung Quốc, trải dài 5.464 km. Theo Tân Hoa Xã, con sông này cung cấp nước cho 12% dân số Trung Quốc tại hơn 50 thành phố và tưới tiêu cho 17% diện tích đất canh tác.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc có phát hiện lớn nhất về mộ cổ

Song Minh |

Trung Quốc phát hiện 34 ngôi mộ cổ bằng đất ở tỉnh Sơn Đông.

Trung Quốc tích cực bảo vệ khu vực đập Tam Hiệp, sông Dương Tử

Ngọc Vân |

Việc bảo vệ hệ sinh thái của khu vực đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử có ý nghĩa rất lớn với Trung Quốc.

4 di chỉ khảo cổ thời nhà Thương ở Trung Quốc hé lộ bí mật hơn 3.600 năm

Thanh Hà |

Bốn địa điểm khảo cổ thời nhà Thương được khai quật ở Bắc Kinh, Trung Quốc và các tỉnh lân cận cung cấp bức tranh có giá trị về việc xây dựng thành phố, hệ thống xã hội, nghi thức chôn cất và sử dụng thủ công mỹ nghệ.

Gỡ khó cho ngành hàng không

Dân Anh |

Ngành hàng không đã có sự phục hồi sau thời kì dịch COVID-19, tuy nhiên đến nay vẫn gặp nhiều khó khăn, chưa thể “cất cánh” mạnh mẽ như kì vọng.

Vụ học viên tại Quảng Bình kêu cứu: Chỉ Trường Đại học Vinh không cấp bằng

LÊ PHI LONG |

Liên quan đến vụ việc hàng chục học viên tại Quảng Bình kêu cứu vì đã hoàn tất học phí, đã thi tốt nghiệp hơn nửa năm nhưng vẫn chưa được cấp bằng, chỉ Trường Đại học Vinh là không cấp, còn các trường liên kết khác đều cấp bằng, tạo điện kiện cho học viên.

Sau 3 tháng thực hiện khóa sim nặc danh, sim rác vẫn khủng bố người dân

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Mặc dù theo chỉ đạo của Bộ TT&TT, từ ngày 15.4, các nhà mạng chính thức khóa 2 chiều đối với những thuê bao không chính chủ nhưng hiện nay, rất nhiều người dân vẫn bị sim rác tấn công. Hàng loạt cuộc gọi lừa đảo, tin nhắn rác khiến người dùng không khỏi bức xúc.

Chứng khoán lập đỉnh với nhiều mã tăng hơn 50%, loạt lãnh đạo ồ ạt chốt lời

Anh Kiệt |

Khép lại phiên 12.7, VN-Index vươn lên mức 1.154 điểm, tương ứng vùng cao nhất từ đầu năm đến nay. Tận dụng thị trường chứng khoán khởi sắc, cổ phiếu hồi mạnh, nhiều lãnh đạo và người nhà doanh nghiệp đã ồ ạt bán ra cổ phiếu để chốt lời.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Doanh nghiệp mà “ốm” chúng tôi cũng “ốm”

Xuân Hùng |

6 tháng đầu năm 2023, Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND tỉnh này cũng bày tỏ sự sốt ruột khi kinh tế phát triển có phần chậm lại, trong đó có nguyên nhân từ sự vòng vo, sợ trách nhiệm của cán bộ công chức, gây khó cho doanh nghiệp.

Trung Quốc có phát hiện lớn nhất về mộ cổ

Song Minh |

Trung Quốc phát hiện 34 ngôi mộ cổ bằng đất ở tỉnh Sơn Đông.

Trung Quốc tích cực bảo vệ khu vực đập Tam Hiệp, sông Dương Tử

Ngọc Vân |

Việc bảo vệ hệ sinh thái của khu vực đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử có ý nghĩa rất lớn với Trung Quốc.

4 di chỉ khảo cổ thời nhà Thương ở Trung Quốc hé lộ bí mật hơn 3.600 năm

Thanh Hà |

Bốn địa điểm khảo cổ thời nhà Thương được khai quật ở Bắc Kinh, Trung Quốc và các tỉnh lân cận cung cấp bức tranh có giá trị về việc xây dựng thành phố, hệ thống xã hội, nghi thức chôn cất và sử dụng thủ công mỹ nghệ.