Trung Quốc có đột phá lịch sử về năng lượng hạt nhân

Ngọc Vân |

Trung Quốc vừa hoàn thành dự án vận chuyển hơi nước do nhà máy điện hạt nhân tạo ra đến cơ sở hóa dầu - bước đột phá lần đầu tiên trong lịch sử.

Tân Hoa Xã đưa tin, dự án được thiết kế để giúp giảm lượng khí thải carbon và khám phá việc hợp tác sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp hạt nhân và công nghiệp truyền thống.

Nhà máy mang tên Heqi No.1 do Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC) xây dựng, đã đi vào hoạt động hôm 19.6. Heqi No.1 sẽ cung cấp 4,8 triệu tấn hơi nước hàng năm từ Nhà máy điện hạt nhân Tianwan đến cơ sở hóa dầu ở thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc.

Các nhà máy điện hạt nhân chủ yếu dựa vào phản ứng phân hạch hạt nhân để giải phóng năng lượng, làm nóng nước thành hơi nước và điều khiển tuabin hơi nước để tạo ra điện.

Ngoài ra, hơi nước không chỉ có thể được sử dụng để phát điện mà còn được ứng dụng trong sản xuất công nghiệp - Liu Yongsheng, tổng giám đốc bảo trì của Tập đoàn điện hạt nhân Giang Tô thuộc CNNC cho biết.

Đối với các doanh nghiệp hóa dầu, hơi nước là nguồn nhiệt, nguồn năng lượng không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Liu cho hay, ngành công nghiệp hóa dầu vốn đang phải đối mặt với thách thức chuyển đổi sạch và ít carbon hơn, chuộng thay thế than bằng năng lượng hạt nhân để cung cấp nhiệt, hơi nước và điện.

Dự án sử dụng hơi nước được tạo ra từ hệ thống tuabin của Tổ máy 3 và Tổ máy 4 của Nhà máy điện hạt nhân Tianwan làm nguồn nhiệt. Nó vận chuyển hơi nước qua đường ống dẫn khí công nghiệp đến cơ sở công nghiệp hóa dầu thông qua trao đổi nhiệt nhiều giai đoạn, thay thế tiêu thụ than truyền thống và giải quyết nhu cầu nhiệt và điện của các doanh nghiệp hóa dầu.

Dự án dự kiến ​​sẽ giảm mức tiêu thụ than tiêu chuẩn khoảng 400.000 tấn mỗi năm, tương đương với việc cắt giảm lượng khí thải 1,07 triệu tấn carbon dioxide, 184 tấn sulfur dioxide và 263 tấn oxit nitơ.

Theo CNNC, nó cũng tương đương với việc trồng 2.900 ha rừng mới mỗi năm và giảm hơn 700.000 tấn khí thải carbon cho cơ sở hóa dầu hàng năm.

Nhà máy điện hạt nhân Tianwan ở thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Nhà máy điện hạt nhân Tianwan ở thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc. Ảnh: CNNC/Xinhua

Theo CNNC, các tổ máy điện hạt nhân có bốn lớp rào cản an toàn, đồng thời áp dụng các biện pháp cách ly nhiều lớp và thiết bị giám sát bức xạ để đảm bảo an toàn cho quá trình sản xuất và truyền tải hơi nước.

Reuters cho hay, trước đó, nhà máy công nghiệp đầu tiên của Trung Quốc được cung cấp năng lượng bằng nhiệt hạt nhân đã đi vào hoạt động từ tháng 12.2022.

"Trong tương lai, chúng tôi sẽ thúc đẩy và ươm tạo một loạt dự án mới ứng dụng công nghệ đa mục đích năng lượng hạt nhân, thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng toàn diện năng lượng hạt nhân và ứng dụng rộng rãi công nghệ hạt nhân trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, y tế, bảo vệ môi trường và an ninh" - Huang Ping, Tổng thư ký Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc, cho biết.

Cuối năm ngoái, Trung Quốc thông báo có kế hoạch sản xuất hơn một nửa số tàu chạy bằng nhiên liệu sạch hơn như LNG và methanol trên toàn thế giới vào năm 2025, như một phần trong nỗ lực trở thành nền kinh tế trung hòa carbon vào năm 2060.

Năng lượng carbon thấp đóng góp 40% vào tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm ngoái, theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch.

Tổ chức nghiên cứu này ước tính vào tháng 1 rằng các dự án năng lượng carbon thấp đã đóng góp khoảng 1,6 nghìn tỉ USD vào GDP của Trung Quốc trong năm 2023, nhiều hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Mỹ đi sau Trung Quốc tới 15 năm trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Bùi Minh |

Mỹ đang đi sau 15 năm so với Trung Quốc về phát triển năng lượng hạt nhân công nghệ cao, theo nghiên cứu mới.

Trung Quốc phát hiện mộ cổ gia tộc 1.800 năm chứa đầy cổ vật

Khánh Minh |

Ngôi mộ cổ thuộc về một gia tộc Trung Quốc từ thời Tây Hán vừa được phát hiện ở tỉnh Sơn Đông.

Khoảnh khắc lịch sử của Trung Quốc trên Mặt trăng

Khánh Minh |

Tân Hoa Xã đưa tin, bức ảnh về tổ hợp tàu thăm dò Hằng Nga 6 của Trung Quốc ở vùng tối Mặt trăng đã ghi lại khoảnh khắc lịch sử trong hành trình khám phá Mặt trăng của con người.

Thi tốt nghiệp THPT: Mách nước phụ huynh hợp lực cùng con vượt vũ môn

NHÓM PV |

Kì thi tốt nghiệp THPT 2024 sắp tới gần, làm sao để có thể đồng hành cùng con để con bước vào kì thi một cách tự tin và đạt được kết quả tốt nhất. Chương trình Cà phê chiều thứ 7 tuần này sẽ cùng PGS. TS Phạm Mạnh Hà - Chuyên gia Giáo dục chia sẻ các cách để cha mẹ cùng con vượt qua kì thi này.

Hạ Long xử phạt nhà hàng có nhân viên đuổi du khách ra ngoài

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - UBND TP Hạ Long hôm nay (22.6) cho biết đã ra các quyết định xử phạt nhà hàng Minh Phi 1 (tổ 94, khu Đồn Điền, phường Hà Khẩu) – nhà hàng có nhân viên ứng xử thiếu văn hóa với du khách, trong đó có hành động đuổi du khách ra ngoài.

Cựu tuyển thủ bóng chuyền Phạm Thị Yến: Đàn ông phải rất bản lĩnh khi yêu nữ VĐV

Hào Hoa (thực hiện) |

Ở tuổi 39, Phạm Thị Yến đã đi một hành trình rất dài với bóng chuyền. Từ cô bé 14 tuổi trốn nhà đi thi tuyển, đến nay cô đã là trợ lý huấn luyện viên của Câu lạc bộ Binh chủng Thông tin và mang quân hàm Trung tá.

Lời khai của kẻ đập vỡ kính hàng loạt ôtô ở Hà Nội

KHÁNH AN |

Cảnh sát hình sự Công an quận Hà Đông cùng đơn vị chức năng Công an TP Hà Nội đã bắt giữ đối tượng đập vỡ kính 9 chiếc xe ôtô trên địa bàn quận.

Hơn trăm người chữa cháy rừng keo trong đêm tại Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Ngay sau khi xảy ra cháy rừng keo ở thôn Tân Hạ (xã Điền Mỹ, huyện Hương Khê), chính quyền xã Điền Mỹ đã huy động hơn 100 người tham gia chữa cháy.

Mỹ đi sau Trung Quốc tới 15 năm trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Bùi Minh |

Mỹ đang đi sau 15 năm so với Trung Quốc về phát triển năng lượng hạt nhân công nghệ cao, theo nghiên cứu mới.

Trung Quốc phát hiện mộ cổ gia tộc 1.800 năm chứa đầy cổ vật

Khánh Minh |

Ngôi mộ cổ thuộc về một gia tộc Trung Quốc từ thời Tây Hán vừa được phát hiện ở tỉnh Sơn Đông.

Khoảnh khắc lịch sử của Trung Quốc trên Mặt trăng

Khánh Minh |

Tân Hoa Xã đưa tin, bức ảnh về tổ hợp tàu thăm dò Hằng Nga 6 của Trung Quốc ở vùng tối Mặt trăng đã ghi lại khoảnh khắc lịch sử trong hành trình khám phá Mặt trăng của con người.