Trung Quốc, Ấn Độ dẫn đầu cuộc khủng hoảng thủy điện ở châu Á

Thanh Hà |

Sản xuất thủy điện ở châu Á đã sụt giảm với tốc độ nhanh nhất trong vài thập kỷ trong bối cảnh sụt giảm mạnh ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Các nền kinh tế lớn ở châu Á đã đối mặt với tình trạng thiếu điện trong những năm gần đây do thời tiết khắc nghiệt, bao gồm nắng nóng gay gắt và lượng mưa thấp hơn trên các vùng rộng lớn phía bắc Trung Quốc và Việt Nam, cũng như ở phía đông và phía bắc Ấn Độ.

Dữ liệu từ tổ chức tư vấn năng lượng Ember cho thấy, sản lượng thủy điện của châu Á đã giảm 17,9% trong 7 tháng tính đến tháng 7.2023, trong khi năng lượng chạy bằng nhiên liệu hóa thạch tăng 4,5%.

Carlos Torres Diaz - Giám đốc bộ phận năng lượng và thị trường khí đốt của Rystad Energy - cho biết: “Dù sản lượng điện mặt trời và năng lượng gió tăng trưởng mạnh ở châu Á, nguồn cung từ các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng tăng trong năm nay do sản lượng thủy điện sụt giảm lớn”.

Ông nói thêm: “Các đợt nắng nóng dữ dội và kéo dài trên toàn khu vực dẫn đến mực nước hồ chứa thấp và dẫn tới nhu cầu về các nguồn năng lượng thay thế để đáp ứng nhu cầu”.

Phân tích dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy, sản lượng thủy điện của nước này trong vòng 8 tháng tính đến tháng 8.2023 đã giảm với tốc độ mạnh nhất kể từ năm 1989, giảm 15,9%.

Trong cùng kỳ, tại Ấn Độ, sản lượng thủy điện giảm 6,2%, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2016. Tỉ trọng sản lượng điện của Ấn Độ giảm xuống 9,2%, mức thấp nhất trong ít nhất 19 năm, theo phân tích dữ liệu của chính phủ Ấn Độ.

Dữ liệu cũng chỉ ra, để đáp ứng nhu cầu năng lượng cao hơn, Trung Quốc đã bù đắp cho sự thiếu hụt thủy điện bằng cách tăng sản lượng điện từ nhiên liệu hóa thạch lên 6,1% trong 8 tháng tính đến tháng 8.2023, trong khi Ấn Độ tăng sản lượng điện từ nhiên liệu hóa thạch lên 12,4%.

Sản lượng năng lượng tái tạo tăng 22% ở Trung Quốc và 18% ở Ấn Độ trong cùng thời kỳ.

Dữ liệu từ Ember và Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho thấy, sản lượng thủy điện cũng sụt giảm ở các nền kinh tế khác ở châu Á trong đó có Việt Nam, Philippines và Malaysia, chủ yếu do thời tiết khô hạn hơn, Reuters thông tin.

Theo hãng tin này, ở một số quốc gia, sản lượng thủy điện sụt giảm là kết quả của nỗ lực tiết kiệm nước và thay đổi mô hình cung cấp.

Lauri Myllyvirta - nhà phân tích hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu Không khí và Năng lượng Sạch - cho hay, giới chức Trung Quốc đã thúc đẩy các nhà vận hành đập thuỷ điện duy trì mực nước khi mức tiêu thụ điện tăng vọt trong bối cảnh nắng nóng.

Dữ liệu của Ember chỉ ra, sản lượng điện từ gió và mặt trời ở châu Á đã tăng 21% trong vòng 7 tháng tính đến tháng 7.2023. Trong tổng sản lượng, tỉ trọng của điện từ gió và mặt trời tăng từ mức 11,5% một năm trước lên 13,5%.

Khác với thủy điện, năng lượng gió khó dự báo và kiểm soát hơn vì thay đổi tùy theo điều kiện thời tiết địa phương. Và việc không có năng lượng mặt trời vào ban đêm càng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt ở các quốc gia, trong đó có Ấn Độ.

Ấn Độ đã hạn chế tình trạng mất điện vào ban ngày xuống gần như bằng 0 trong năm nay bất chấp nhu cầu kỷ lục, chủ yếu là nhờ xây dựng năng lượng tái tạo trong những năm qua. Tuy nhiên, quốc gia Nam Á này cũng buộc phải tìm cách nhập khẩu khí đốt nhằm giảm sức ép cho điện than.

“Tiện ích chính của thủy điện là hỗ trợ năng lượng gió và mặt trời. Nếu thủy điện trở nên không đáng tin cậy, Ấn Độ có thể phải nghĩ đến các giải pháp thay thế bao gồm bổ sung thêm năng lượng đốt than" - Victor Vanya, Giám đốc Công ty Phân tích năng lượng của EMA Solutions, nói.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc xây nhà máy thủy điện tích năng lớn nhất vùng sa mạc Gobi

Thanh Hà |

Nhà máy thuỷ điện tích năng lớn nhất ở phía tây Trung Quốc đã chính thức được khởi công xây dựng ở sa mạc Gobi.

Trung Quốc ký hợp đồng hàng tỉ USD xây thủy điện ở nước láng giềng

Khánh Minh |

Chính phủ Kyrgyzstan đã ký thỏa thuận với các công ty Trung Quốc để xây dựng 4 nhà máy thủy điện với giá trị đầu tư từ 2,4-3 tỉ USD.

Bước tiến mới với siêu đập thủy điện 5 tỉ USD

Thanh Hà |

Ai Cập và Ethiopia nhất trí bắt đầu các cuộc đàm phán khẩn trương về việc hoàn tất thỏa thuận liên quan đến việc trữ đầy nước và vận hành siêu đập thủy điện Grand Ethiopia Renaissance Dam (Đập Đại Phục hưng Ethiopia – GERD) trên sông Nile.

Làm nhiệm vụ nhận "hoa hồng" và loạt chiêu trò lừa đảo trên Telegram

KHÁNH AN |

Trên ứng dụng Telegram, các tính năng như bảo mật, mã hóa đầu cuối... đang được các đối tượng xấu lợi dụng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hiện trường vụ nhà 4 tầng đổ sập ở TPHCM

Ngọc Ánh - Anh Tú |

Thông tin ban đầu, khoảng 12h ngày 24.9, căn nhà 4 tầng tại địa chỉ 133/4 đường Bình Quới, TPHCM bất ngờ bị sập. Thời điểm xảy ra vụ việc căn nhà sập có 2 người bị mắc kẹt sâu bên trong, 3 người còn lại bị thương do bêtông đè lên, được lực lượng cứu nạn đưa ra ngoài.

Vùng áp thấp đã mạnh lên trên Biển Đông

AN AN |

Cơ quan khí tượng của Việt Nam cho biết chiều nay (24.9), vùng áp thấp trên vùng biển phía đông nam của quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Những sai lầm khiến bệnh nhân sốt xuất huyết trở nặng

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Các chuyên gia lưu ý, sốt xuất huyết xuất hiện trên những người đang khỏe mạnh, bình thường và diễn biến rất nhanh. Rất nhiều trường hợp các ca bệnh sốt xuất huyết nặng lên do xử trí không đúng, hoặc bệnh nhân đến cơ sở y tế quá muộn, lúc đó đã có các biểu hiện suy đa tạng hoặc sốc, dẫn đến tỉ lệ tử vong rất cao.

Bản tin công đoàn: Mong muốn mỗi năm nghỉ hưu sớm trừ tối đa 1% lương hưu

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn ngày 24.9: Mong muốn mỗi năm nghỉ hưu sớm trừ tối đa 1% lương hưu; Đơn hàng ngành dệt may giảm, doanh nghiệp vẫn khát lao động; Hơn 68% lao động 15-24 tuổi làm việc phi chính thức; Hàng nghìn cơ hội việc làm cho người lao động giai đoạn cuối năm...

Trung Quốc xây nhà máy thủy điện tích năng lớn nhất vùng sa mạc Gobi

Thanh Hà |

Nhà máy thuỷ điện tích năng lớn nhất ở phía tây Trung Quốc đã chính thức được khởi công xây dựng ở sa mạc Gobi.

Trung Quốc ký hợp đồng hàng tỉ USD xây thủy điện ở nước láng giềng

Khánh Minh |

Chính phủ Kyrgyzstan đã ký thỏa thuận với các công ty Trung Quốc để xây dựng 4 nhà máy thủy điện với giá trị đầu tư từ 2,4-3 tỉ USD.

Bước tiến mới với siêu đập thủy điện 5 tỉ USD

Thanh Hà |

Ai Cập và Ethiopia nhất trí bắt đầu các cuộc đàm phán khẩn trương về việc hoàn tất thỏa thuận liên quan đến việc trữ đầy nước và vận hành siêu đập thủy điện Grand Ethiopia Renaissance Dam (Đập Đại Phục hưng Ethiopia – GERD) trên sông Nile.