Triển vọng thuốc điều trị COVID-19 giá 10 USD cho các nước nghèo

Thanh Hà |

Chương trình do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lãnh đạo nhằm đảm bảo các nước nghèo được tiếp cận công bằng vaccine COVID-19 cũng như xét nghiệm và phương pháp điều trị hướng tới đảm bảo thuốc kháng virus cho bệnh nhân triệu chứng nhẹ có giá ít nhất 10 USD/liệu trình.

10 USD/liệu trình

Thuốc Molnupiravir của Merck & Co có thể là một trong những loại thuốc trong chương trình này. Ngoài ra, có thể có một số loại thuốc khác đang được phát triển dùng cho bệnh nhân mắc bệnh nhẹ.

Tài liệu phác thảo các mục tiêu của Chương trình Tiếp cận Công cụ Tăng tốc COVID-19 (ACT-A) cho đến tháng 9 năm sau nhấn mạnh, chương trình mong muốn cung cấp khoảng 1 tỉ xét nghiệm COVID-19 cho các nước nghèo hơn. ACT-A cũng đặt mục tiêu mua thuốc điều trị cho 120 triệu bệnh nhân trên toàn cầu. Số bệnh nhân này nằm trong khoảng 200 triệu ca mới mà chương trình ước tính trong 12 tháng tới.

Reuters nhận định, kế hoạch nêu bật cách WHO muốn cung cấp thuốc và xét nghiệm COVID-19 với giá tương đối thấp sau cuộc chạy đua vaccine với các nước giàu đã không đạt được kết quả như mong đợi. Các quốc gia giàu có đã chiếm phần lớn nguồn cung vaccine trên thế giới khiến các quốc gia nghèo nhất thế giới có ít vaccine.

Theo người phát ngôn của ACT-A, tài liệu đề ngày 13.10 mà Reuters có được vẫn đang ở dạng dự thảo để tham vấn. Tài liệu sau khi hoàn thiện sẽ được gửi tới các nhà lãnh đạo toàn cầu trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 tại Rome, Italia, vào cuối tháng này.

ACT-A yêu cầu G20 và các nhà tài trợ khác tài trợ thêm 22,8 tỉ USD cho đến tháng 9.2020. Đây là khoản tiền cần để mua và phân phối thuốc, vaccine, xét nghiệm COVID-19 cho các quốc gia nghèo hơn. Khoản tiền này cũng nhằm thu hẹp cách biệt lớn về nguồn cung giữa các quốc gia giàu có và các quốc gia kém phát triển hơn. Các nhà tài trợ tới nay đã cam kết 18,5 triệu USD cho chương trình.

Đề xuất tài chính này dựa trên ước tính chi tiết về giá thuốc, phương pháp điều trị và xét nghiệm COVID-19 - khoản sẽ chiếm chi phí lớn nhất của chương trình cùng với chi phí phân phối vaccine.

Reuters lưu ý, dù không có trích dẫn rõ ràng về Molnupiravir, tài liệu ACT-A dự kiến ​​sẽ trả 10 USD cho mỗi liệu trình "thuốc kháng virus đường uống mới cho bệnh nhân nhẹ/trung bình".

Các loại thuốc khác để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nhẹ đang được phát triển nhưng đến nay Molnupiravir là loại duy nhất cho kết quả khả quan trong các thử nghiệm giai đoạn cuối. ACT-A đang đàm phán với Merck & Co và các nhà sản xuất thuốc gốc để mua thuốc. Giá này rất thấp nếu so với 700 USD cho mỗi liệu trình mà Mỹ đã đồng ý trả cho 1,7 triệu liệu trình điều trị.

Tuy nhiên, nghiên cứu do Đại học Harvard thực hiện ước tính, Molnupiravir có thể có giá khoảng 20 USD nếu do các nhà sản xuất thuốc thông thường sản xuất và mức giá có thể giảm xuống còn 7,7 USD trong điều kiện sản xuất được tối ưu hóa.

Merck & Co có hợp đồng cấp phép với 8 nhà sản xuất thuốc gốc Ấn Độ.

Tài liệu ACT-A nhấn mạnh, mục tiêu của chương trình là đạt được thỏa thuận vào cuối tháng 11 để đảm bảo cung cấp "thuốc uống cho bệnh nhân ngoại trú" - vào quý đầu tiên của năm 2022.

Số tiền quyên góp ban đầu sẽ được sử dụng để "hỗ trợ mua sắm lên đến 28 triệu liệu trình điều trị cho bệnh nhân nhẹ/trung bình có nguy cơ cao nhất trong 12 tháng tới, tùy thuộc vào mức độ sẵn có của sản phẩm, hướng dẫn lâm sàng và khối lượng thay đổi theo sự phát triển của nhu cầu", tài liệu của ACT-A lưu ý.

Tài liệu cho biết, lượng lớn hơn các loại thuốc kháng virus đường uống mới để điều trị cho những bệnh nhân nhẹ cũng dự kiến ​​được mua ở giai đoạn sau.

Khoảng 4,3 triệu liệu trình của thuốc COVID-19 được chuyển đổi để điều trị cho bệnh nhân nguy kịch dự kiến được mua với giá 28USD/liệu trình. Tài liệu không nêu cụ thể tên loại thuốc là gì.

Chương trình ACT-A cũng dự định đáp ứng nhu cầu ôxy y tế thiết yếu của 6-8 triệu bệnh nhân nặng và nguy kịch trước tháng 9.2022.

Đẩy mạnh xét nghiệm COVID-19

Chương trình mới do WHO dẫn dắt cũng có kế hoạch đầu tư mạnh vào chẩn đoán COVID-19 nhằm tăng ít nhất gần gấp đôi số lượng xét nghiệm được thực hiện ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp.

Trong số 22,8 tỉ USD mà chương trình ACT-A có kế hoạch huy động trong 12 tháng tới, có khoảng 1/3 và là phần lớn nhất, được dự kiến chi cho xét nghiệm chẩn đoán, tài liệu cho biết.

Dụng cụ xét nghiệm kháng nguyên nhanh để sàng lọc COVID-19 tại một điểm xét nghiệm ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP
Dụng cụ xét nghiệm kháng nguyên nhanh để sàng lọc COVID-19 tại một điểm xét nghiệm ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP

Hiện các nước nghèo thực hiện trung bình 50 xét nghiệm COVID-19/100.000 người/ngày trong khi con số này ở các nước giàu là 750 xét nghiệm. ACT-A muốn nâng tỉ lệ xét nghiệm lên tối thiểu 100/100.000 người ở các nước nghèo hơn.

Mục tiêu này có nghĩa là sẽ cung cấp khoảng 1 tỉ xét nghiệm COVID-19 trong 12 tháng tới, nhiều hơn khoảng 10 lần so với số xét nghiệm mà ACT-A đã mua được đến thời điểm hiện tại.

Phần lớn nhất trong chẩn đoán là các xét nghiệm kháng nguyên nhanh với giá khoảng 3 USD và chỉ 15% được chi để mua các xét nghiệm phân tử. Xét nghiệm phân tử chính xác hơn nhưng cần thời gian lâu hơn để có kết quả. Xét nghiệm này ước tính có giá khoảng 17USD, bao gồm cả chi phí giao hàng.

Tài liệu của ACT-A cho biết, việc thúc đẩy xét nghiệm nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo khi chỉ có 0,4% trong tổng số 3 tỉ xét nghiệm COVID-19 khắp thế giới được thực hiện ở các quốc gia nghèo hơn.

Xét nghiệm cũng sẽ giúp phát hiện sớm các biến thể SARS-CoV-2 mới vốn có xu hướng bùng nổ ở những nơi lây nhiễm lan rộng do đó có khả năng hình thành ở những nước có tỉ lệ tiêm chủng thấp hơn.

Chương trình mới cũng nhắm tới tiêm chủng cho ít nhất 70% dân số đủ điều kiện ở tất cả các quốc gia vào giữa năm 2022, phù hợp với mục tiêu của WHO.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Các quốc gia Châu Á chạy đua đặt mua thuốc điều trị COVID-19

Song Minh |

Các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương đang gấp rút đặt mua thuốc kháng virus Molnupiravir - "vũ khí" mới nhất chống COVID-19, mặc dù thuốc này thậm chí còn chưa được cấp phép sử dụng.

Thuốc điều trị COVID-19 thử nghiệm của AstraZeneca cho hiệu quả khả quan

Bảo Châu |

Hỗn hợp kháng thể điều trị COVID-19 thử nghiệm của AstraZeneca thành công trong nghiên cứu giai đoạn cuối.

Triển vọng có nhiều thuốc uống điều trị COVID-19 trong vài tháng tới

Hải Anh |

Từ Pfizer của Mỹ tới Shionogi ở Nhật Bản, các hãng dược phẩm trên thế giới đang chạy đua để sản xuất thuốc điều trị COVID-19 đường uống.

Đà Nẵng: Khởi tố giám đốc và phó giám đốc tại 3 trung tâm đăng kiểm

Văn Trực |

Ngày 10.2, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng cho biết, vừa thi hành các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam đối với một số cán bộ tại 3 Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn.

Hà Nội: Hoàn thành nhiều hạng mục, cầu hơn 2.500 tỉ đồng bao giờ về đích?

Phạm Đông - Vĩnh Hoàng |

Sau hơn 2 năm thi công xây dựng, đến nay dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 tại Hà Nội đã hoàn thành nhiều hạng mục. Dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 phấn đấu hợp long các nhịp chính trước ngày 30.6.2023 và tập trung thi công các hạng mục còn lại để hoàn thành trước ngày 2.9.2023.

Cảnh báo về động đất dữ dội tiếp theo ở Thổ Nhĩ Kỳ

Ngọc Vân |

Chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo, một trận động đất quy mô lớn có thể sớm xảy ra gần cảng Canakkale ở nước này.

Tiền tiểu học: Người bỏ tiền triệu cho con theo học, người nghĩ không cần

NHÓM PV |

Nhiều ý kiến cho rằng, nên cho trẻ học tiền tiểu học để chuẩn bị tâm lí cho trẻ trước khi học chính thức. Nhưng cũng nhiều phụ huynh cho rằng ở trường mầm non các cô đã dạy khá kỹ nên cũng không nhất thiết phải cho con đi học tiền tiểu học.

Dự báo thời tiết 10.2: Hà Nội vẫn tiếp tục tình trạng mưa nồm ẩm, trời lạnh

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 10.2, miền Bắc tiếp tục mưa nhỏ tập trung vào đêm và sáng, ngày có khoảng thời gian khô ráo gián đoạn. Sương mù vẫn bao phủ từ sáng đến đêm, trời lạnh với nhiệt độ phổ biến dao động 19 - 25 độ C.

Các quốc gia Châu Á chạy đua đặt mua thuốc điều trị COVID-19

Song Minh |

Các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương đang gấp rút đặt mua thuốc kháng virus Molnupiravir - "vũ khí" mới nhất chống COVID-19, mặc dù thuốc này thậm chí còn chưa được cấp phép sử dụng.

Thuốc điều trị COVID-19 thử nghiệm của AstraZeneca cho hiệu quả khả quan

Bảo Châu |

Hỗn hợp kháng thể điều trị COVID-19 thử nghiệm của AstraZeneca thành công trong nghiên cứu giai đoạn cuối.

Triển vọng có nhiều thuốc uống điều trị COVID-19 trong vài tháng tới

Hải Anh |

Từ Pfizer của Mỹ tới Shionogi ở Nhật Bản, các hãng dược phẩm trên thế giới đang chạy đua để sản xuất thuốc điều trị COVID-19 đường uống.