Tranh luận bầu cử tổng thống Pháp: Ông Macron củng cố ưu thế dẫn đầu

Song Minh |

Kết quả thăm dò sau cuộc tranh luận bầu cử tổng thống Pháp tối 20.4 cho thấy Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron đã vượt qua rào cản lớn trên con đường tái tranh cử với màn trình diễn tranh luận trên truyền hình thuyết phục hơn so với ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen.

Ông Macron thuyết phục hơn

Cuộc khảo sát nhanh của Elabe cho BFM TV cho thấy, 59% người được thăm dò nói rằng ông Macron thuyết phục hơn, trong khi con số này với bà Le Pen là 39%. Cùng công ty thăm dò dư luận này trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2017 giữa ông Macron và bà Le Pen cho thấy 63% những người được khảo sát nói rằng ông Macron thuyết phục hơn.

Các cuộc thăm dò ý định bỏ phiếu cho cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vòng hai ngày 24.4 ước tính rằng ông Macron sẽ giành chiến thắng với khoảng 55,5% phiếu bầu. Năm 2017, ông Macron đánh bại bà Le Pen với 66,1% phiếu bầu.

Các con số nói trên cho thấy cuộc tranh luận trên truyền hình kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ tối 20.4 có thể sẽ không làm thay đổi tiến trình của cuộc bầu cử, khi ông Macron luôn dẫn trước trong tất cả các cuộc thăm dò trước đó. Các cuộc khảo sát cử tri cho thấy sự gia tăng cách biệt của ông Macron so với bà Le Pen lên tới 56%-44% kể từ vòng bầu cử đầu tiên vào ngày 10.4 và các nhà phân tích cho rằng cuộc tranh luận khó có thể xoay chuyển ý định bỏ phiếu có lợi cho bà Le Pen.

"Ông Emmanuel Macron đã thắng nhưng đối thủ của ông ấy đã tránh được thảm họa lần trước lặp lại. Trong cuộc tranh luận lần này, bà Le Pen thể hiện tốt hơn nhưng cũng không giúp bà ấy thu hẹp khoảng cách" - cựu Đại sứ Pháp Gerard Araud cho biết trên Twitter.

Các chủ đề tranh luận

Cuộc tranh luận ngày 20.4 giữa đương kim Tổng thống Emmanuel Macron và đối thủ cực hữu Marine Le Pen - cuộc tranh luận duy nhất của hai ứng viên trong chiến dịch tranh cử - tràn ngập những lời kêu gọi "đừng ngắt lời tôi" và những lời người này buộc tội người kia không phù hợp với công việc lãnh đạo nước Pháp, một thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có quyền phủ quyết và nền kinh tế lớn thứ hai Châu Âu. Hai ứng cử viên thể hiện sự khác biệt trong gần như tất cả các vấn đề từ sức mua, cải cách hưu trí, cải thiện hệ thống y tế sau đại dịch, khí hậu, giáo dục và đào tạo, nhập cư, đạo Hồi, vai trò của nước Pháp ở Châu Âu, cuộc xung đột tại Ukraina và mối quan hệ với Nga...

"Hãy ngừng xáo tung mọi thứ" - ông Macron nói với bà Le Pen khi tranh luận gay gắt về khoản nợ của Pháp vốn đã tăng lên do các biện pháp hỗ trợ đại dịch. Bà Le Pen trả lời: “Đừng rao giảng với tôi”, cáo buộc rằng ông Macron đã làm tăng thêm 600 tỉ euro nợ công, trong đó 2/3 số tiền này hoàn toàn không liên quan gì đến dịch bệnh COVID-19.

Đối với bà Le Pen, cuộc tranh luận là cơ hội để thuyết phục các cử tri rằng bà có tầm vóc trở thành tổng thống và rằng họ không nên sợ hãi khi phe cực hữu nắm quyền. Tuy nhiên, những lời công kích mạnh mẽ nhất của ông Macron với đối thủ là các khoản vay ngân hàng Nga cho đảng của bà Le Pen trong chiến dịch tranh cử năm 2017.

"Bà phụ thuộc vào sức mạnh của Nga, phụ thuộc vào ông Putin" - ông Macron nói với đối thủ của mình. "Nhiều lựa chọn của bà có thể được giải thích bởi sự phụ thuộc này" - ông Macron tấn công các quan điểm chính sách của bà Le Pen, bao gồm kế hoạch rút Pháp khỏi Liên minh Châu Âu EU. Trong khi đó, ứng viên cực hữu Le Pen đã bác bỏ cáo buộc muốn rời EU và bị tổn hại về mặt chính trị bởi khoản vay ngân hàng Nga. Bà nói: “Tôi là một phụ nữ hoàn toàn tự do và độc lập”.

Với tỉ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong 13 năm, Tổng thống Macron cho biết, ông tự hào về việc tạo ra việc làm trong nhiệm kỳ của mình và nói thêm: “Cách tốt nhất để đạt được sức mua là chống thất nghiệp”. Hai ứng cử viên liên tục cáo buộc nhau về việc không đáp ứng được các mối quan tâm thực sự của cử tri. Bà Le Pen nói rằng "trong đời thực" các đề xuất của bà sẽ cải thiện tình hình của cử tri hơn nhiều so với đối thủ. “Tôi sẽ dành ưu tiên tuyệt đối trong vòng 5 năm tới để trả lại tiền cho người Pháp” - bà Le Pen nói, đồng thời cho biết thêm rằng người Pháp đã phải “chịu đựng” trong suốt nhiệm kỳ của ông Macron.

Với việc cả hai ứng cử viên đều bác bỏ kế hoạch của đối thủ là không thực tế nhưng không ghi được bất kỳ cú knock-out rõ ràng nào, cuộc tranh luận có thể không tác động rõ rệt với cử tri. Theo cuộc thăm dò của OpinionWay-Kea Partners cho tờ báo Les Echos, chỉ có 14% cử tri chờ đợi cuộc tranh luận để quyết định bỏ phiếu cho ai, trong khi 12% nói rằng nó sẽ quyết định đến việc họ có bỏ phiếu hay không.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Bầu cử tổng thống Pháp: Cuộc tái đấu giữa ông Macron và bà Le Pen

Song Minh |

Vòng hai cuộc bầu cử Tổng thống Pháp 2022 sẽ là cuộc tái đấu giữa đương kim Tổng thống Emmanuel Macron và đại diện phe cực hữu, bà Marine Le Pen, sau khi hai ứng viên này giành vị trí nhất nhì trong cuộc bầu cử vòng một hôm 10.4.

Bầu cử Tổng thống Pháp: Kịch bản cũ lặp lại?

Ngạc Ngư |

Sau 5 năm, cử tri ở nước Pháp lại có cuộc bầu cử để lựa chọn tổng thống mới. Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron tái ứng cử. Vì thế, tổng thống mới của nước Pháp được xác định trong cuộc bầu cử ngày 10.4 năm nay sẽ là người cũ (ông Macron) hoặc ai đó khác trong số 11 ứng cử viên tổng thống còn lại.

Bầu cử tổng thống Pháp vòng 1: Kết quả như dự đoán

Song Minh |

Trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp vòng 1 hôm 10.4, đương kim tổng thống Emmanuel Macron và lãnh đạo đảng Dân chủ cực hữu Thống nhất dân tộc Marine Le Pen đứng nhất nhì trong 12 ứng viên.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bầu cử tổng thống Pháp: Cuộc tái đấu giữa ông Macron và bà Le Pen

Song Minh |

Vòng hai cuộc bầu cử Tổng thống Pháp 2022 sẽ là cuộc tái đấu giữa đương kim Tổng thống Emmanuel Macron và đại diện phe cực hữu, bà Marine Le Pen, sau khi hai ứng viên này giành vị trí nhất nhì trong cuộc bầu cử vòng một hôm 10.4.

Bầu cử Tổng thống Pháp: Kịch bản cũ lặp lại?

Ngạc Ngư |

Sau 5 năm, cử tri ở nước Pháp lại có cuộc bầu cử để lựa chọn tổng thống mới. Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron tái ứng cử. Vì thế, tổng thống mới của nước Pháp được xác định trong cuộc bầu cử ngày 10.4 năm nay sẽ là người cũ (ông Macron) hoặc ai đó khác trong số 11 ứng cử viên tổng thống còn lại.

Bầu cử tổng thống Pháp vòng 1: Kết quả như dự đoán

Song Minh |

Trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp vòng 1 hôm 10.4, đương kim tổng thống Emmanuel Macron và lãnh đạo đảng Dân chủ cực hữu Thống nhất dân tộc Marine Le Pen đứng nhất nhì trong 12 ứng viên.