Tổng thống Emmanuel Macron kéo Mỹ lại gần Pháp

VÂN ANH |

Ngày 23.4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 3 ngày của một nguyên thủ nước ngoài đầu tiên đến Mỹ kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức vào tháng 1.2017.

Các vấn đề về thương mại, an ninh, Iran, Syria, cũng như những khác biệt giữa hai bên dự kiến sẽ là trọng tâm thảo luận chính trong các cuộc hội đàm giữa hai vị tổng thống. 

Chưa đầy 1 năm trước, ít ai nghĩ hai ông Emmanuel Macron và Donald Trump có thể xây dựng được mối quan hệ gần gũi như vậy. Từ thói quen làm việc đến các sở thích đam mê, ông Emmanuel Macron (40 tuổi) và ông Donald Trump (71 tuổi) dường như hoàn toàn trái ngược. Nhưng chuyến thăm Paris của ông Donald Trump hồi tháng 7 năm ngoái đã đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ của hai người. “Họ nói chuyện với nhau thường xuyên hơn. Rõ ràng, ông Macron cố gắng kéo Mỹ lại gần Pháp, có nghĩa là cố gắng nói chuyện với ông Donald Trump một cách tôn trọng, thường xuyên và mạnh mẽ” - VOA dẫn lời nhà sử học Pháp và là chuyên gia về Mỹ Nicole Bacharan cho biết. “Về phần Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump có vẻ thích tuổi trẻ và sự nổi tiếng của ông Emmanuel Macron”.

Đòn bẩy hợp tác quân sự

Đã có lúc quan hệ giữa Mỹ và Pháp rơi xuống mức tồi tệ khi cựu Tổng thống Jacques Chirac từ chối tham gia liên minh do Mỹ đứng đầu lật đổ cựu lãnh đạo Iraq Saddam Hussein năm 2003. Sau đó, cựu Tổng thống Mỹ George W.Bush hình thành mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương “đặc biệt” với Thủ tướng Anh lúc đó là Tony Blair. Sau đó nữa, cựu Tổng thống Barack Obama đưa Thủ tướng Đức Angela Merkel thành người đối thoại hàng đầu Châu Âu của Mỹ. Không có phần nào cho Pháp.

Nhưng giờ đây, Thủ tướng Anh Theresa May đang bận rộn với Brexit, còn bà Angela Merkel bị coi là suy yếu và bị ông Donald Trump chỉ trích vì không chi đủ cho quốc phòng. Trong bối cảnh ấy, Tổng thống Emmanuel Macron có vị thế “đặc biệt” đối với ông Donald Trump, trở thành một điểm sáng giữa một loạt các vấn đề trong nước mà hai nhà lãnh đạo đang phải đối mặt. Dù còn nhiều khác biệt, nhưng quốc phòng là một vấn đề khác. Từ việc nhằm mục tiêu đến các chiến binh ở Châu Phi đến cuộc không kích gần đây nhằm vào các cơ sở vũ khí hóa học bị nghi ngờ ở Syria, Pháp và Mỹ đã làm việc chặt chẽ cùng nhau.

“Những gì thực sự gắn kết Pháp và Mỹ với nhau - những điều mà Đức và Anh không thể cho Mỹ - chính là sự hợp tác quân sự này” - chuyên gia De Hoop Scheffer của Quỹ Marshall Đức nói. “Sự hợp tác đó đem đến đòn bẩy cho ông Macron trên nhiều vấn đề mà Pháp và Châu Âu có lợi ích”.

Thật vậy, trên một số vấn đề, chẳng hạn như sự cần thiết để các nước đồng minh Châu Âu chi nhiều hơn cho quốc phòng, hai nhà lãnh đạo đều nhất trí rộng rãi. Các vấn đề khác, như chiến lược dài hạn ở Syria, phức tạp hơn. Sau cuộc tấn công Syria, ông Macron nói rằng ông đã thuyết phục người đồng cấp Mỹ tiếp tục ở lại Syria lâu hơn - nhưng dường như thông tin này bị Nhà Trắng phủ nhận. Nhưng về cơ bản, như giới phân tích nhận định, quan điểm của hai bên không cách xa nhau.

Điểm mấu chốt: Thương mại, Iran

Thương mại là một vấn đề phức tạp hơn. Châu Âu muốn Mỹ vĩnh viễn miễn thuế cho các mặt hàng sắt và thép - hiện chỉ được hưởng tạm thời. Châu Âu đã xây dựng một danh sách các mặt hàng của Mỹ để đánh thuế trả đũa, nếu điều kiện nói trên không được thực hiện. “Chúng ta là những đồng minh thân cận giữa EU và Mỹ. Chúng ta không thể đối mặt với nguy cơ bị tổn thất vì những biện pháp và mức thuế mới” - Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire tuyên bố hôm 20.4. Nhưng có một nghịch lý là, các chính sách thương mại “Nước Mỹ trên hết” có thể cũng có những tác dụng tích cực với Châu Âu, chẳng hạn như thúc đẩy các hiệp định thương mại với Canada và Nhật Bản.

Iran cũng là một điểm mấu chốt khác trong quan hệ với Mỹ, khi Pháp và EU cố gắng tìm cách thuyết phục ông Donald Trump không rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015. Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng Fox News 1 ngày trước khi lên đường thăm Mỹ, ông Emmanuel Macron cho biết không có “kế hoạch B” cho thỏa thuận hạt nhân Iran, và Mỹ nên ở lại trong thỏa thuận có thể sẽ là hình mẫu cho vấn đề Triều Tiên trong tương lai này. Trong khi đó, ông Donald Trump tuyên bố thỏa thuận hạt nhân Iran phải được “sửa đổi” trước ngày 12.5 tới, nếu không Mỹ sẽ rút lui.

Trong khi một số nhà phân tích hoài nghi về việc có thể thuyết phục ông Donald Trump về thỏa thuận hạt nhân Iran, thì một số khác tin rằng Mỹ và Châu Âu đang thu dẹp dần những khác biệt. Và đối với nhiều người, chuyến thăm Mỹ của ông Emmanuel Macron sẽ đạt kết quả tốt đẹp. “Chỉ cần một thực tế ông Emmanuel Macron là nhà lãnh đạo có thể thẳng thắn với ông Donald Trump, người có thể kéo Mỹ là một đối tác tin cậy, và là người kiên quyết bảo vệ trật tự thế giới hậu Thế chiến II, thì ông ấy đã có hầu hết mọi thứ để chiến thắng, mà không có gì để mất” - nhà phân tích Bacharan nhận định.

VÂN ANH
TIN LIÊN QUAN

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.