Tình cờ phát hiện sao lùn nâu "cực kỳ hiếm" rất gần Trái đất

Thanh Hà |

NASA chia sẻ video về một sao lùn nâu cực kỳ hiếm có tên gọi là "The Accident" (Tạm dịch: Sự tình cờ) được phát hiện ngẫu nhiên.

Sao lùn nâu vừa phát hiện có tên gọi khác là WISE 1534–1043, cách Trái đất 50 năm ánh sáng và không giống với bất kỳ thiên thể nào trong số 2.000 sao lùn nâu được tìm thấy trong thiên hà của chúng ta cho tới thời điểm hiện tại, theo các nhà nghiên cứu NASA.

Sao lùn nâu WISE 1534–1043 mờ nhạt ở một số bước sóng ánh sáng, sáng rực ở những bước sóng khác và di chuyển quanh Dải Ngân hà với tốc độ 800.000km/h, nhanh hơn bất kỳ sao lùn nâu đã biết nào khác ở cùng khu vực vũ trụ có khoảng cách tương tự với Trái đất.

Tốc độ và ánh sáng bất thường của sao lùn nâu này khiến nhóm nghiên cứu xác định WISE 1534–1043 ở độ tuổi từ 10- 13 tỉ năm, gấp đôi tuổi trung bình của các sao lùn nâu đã biết khác.

Điểm di chuyển là sao lùn nâu “The Accident“. Ảnh: NASA
Điểm di chuyển là sao lùn nâu “The Accident“. Ảnh: NASA

Điều này có nghĩa là WISE 1534–1043 hình thành khi Dải Ngân hà còn rất trẻ và có thể nắm giữ nhiều bí mật vũ trụ. 

Sao lùn nâu "The Accident" khiến các nhà khoa học bối rối vì mờ đi ở một số bước sóng quan trọng - cho thấy ngôi sao này rất lạnh, nhưng lại sáng lên ở những bước sóng khác - cho thấy nhiệt độ cao hơn.

Davy Kirkpatrick, nhà vật lý thiên văn tại cơ sở IPAC của Viện Công nghệ California (Caltech), Mỹ, đồng tác giả nghiên cứu về ngôi sao lùn nâu đăng trên tạp chí Astrophysical Journal Letters, cho biết: "Thiên thể này bất chấp mọi kỳ vọng của chúng tôi".

Dải Ngân hà có cấu tạo gần như hoàn toàn từ hydro và heli vào thời điểm hình thành cách đây khoảng 13,6 tỉ năm. Trong khi đó, những nguyên tố khác, như carbon, được hình thành bên trong những ngôi sao. Khi những ngôi sao lớn nhất phát nổ dưới dạng siêu tân tinh, các nguyên tố đó phân tán ra khắp thiên hà.

Sao lùn nâu là vật thể trung gian giữa các hành tinh và các ngôi sao. Ảnh: NASA
Sao lùn nâu là thiên thể trung gian giữa các hành tinh và các ngôi sao. Ảnh: NASA

Mêtan, hợp chất có hydro và carbon, phổ biến trong hầu hết các sao lùn nâu có nhiệt độ tương tự như "The Accident". Tuy nhiên, dữ liệu ánh sáng của "The Accident" cho thấy ngôi sao lùn nâu này chứa rất ít khí mêtan.

Do đó, cấu hình ánh sáng của "The Accident" có thể khớp với cấu hình ánh sáng của một ngôi sao lùn nâu rất già được hình thành khi thiên hà vẫn còn nghèo carbon.

Ngôi sao lùn nâu này được phát hiện tình cờ khi nhà khoa học dân sự Dan Caselden sử dụng dữ liệu từ chương trình Vệ tinh Thăm dò Khảo sát Hồng ngoại Phạm vi rộng tìm kiếm các vật thể gần Trái Đất (NEOWISE) của NASA.

Federico Marocco, nhà vật lý thiên văn tại cơ sở IPAC, người dẫn đầu các quan sát mới về ngôi sao lùn nâu này bằng kính thiên văn Keck và Hubble, chia sẻ: “Không có gì ngạc nhiên khi tìm thấy một ngôi sao lùn nâu già nua này nhưng thật bất ngờ khi thấy một trong số chúng ở sân sau của chúng ta".

Ông cho biết thêm: "Chúng tôi kỳ vọng rằng những ngôi sao lùn nâu lâu đời này vẫn tồn tại, nhưng chúng tôi cũng dự kiến là chúng cực kỳ hiếm. Cơ hội tìm thấy một ngôi sao như vậy rất gần Hệ Mặt trời có thể là một sự trùng hợp may mắn hoặc ngôi sao đó cho chúng ta biết rằng chúng phổ biến hơn chúng ta nghĩ".

Hình ảnh toàn bộ bầu trời do Vệ tinh Thăm dò Khảo sát Hồng ngoại Phạm vi rộng chụp. Nhiều vật thể vũ trụ bức xạ tia hồng ngoại, trong đó có các đám mây khí và bụi nơi những ngôi sao hình thành, và các sao lùn nâu. Ảnh: NASA
Hình ảnh toàn bộ bầu trời do Vệ tinh Thăm dò Khảo sát Hồng ngoại Phạm vi rộng chụp. Nhiều vật thể vũ trụ bức xạ tia hồng ngoại, trong đó có các đám mây khí và bụi nơi những ngôi sao hình thành, và các sao lùn nâu. Ảnh: NASA

Theo NASA, để tìm thấy những sao lùn nâu già hơn như "The Accident", các nhà nghiên cứu có thể phải thay đổi cách tìm kiếm.

“Khám phá này cho chúng ta biết rằng, có nhiều thành phần của sao lùn nâu hơn những gì chúng ta đã thấy đến thời điểm hiện tại. Có nhiều khả năng có những sao lùn nâu kỳ lạ hơn ở ngoài đó và chúng ta cần phải suy nghĩ về cách tìm kiếm chúng" - nhà vật lý thiên văn Davy Kirkpatrick nhấn mạnh.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Ngắm Trái đất đẹp mê hồn từ Trạm Vũ trụ Quốc tế

Hải Anh |

Trái đất nhìn từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) qua các bức ảnh đẹp nhất từ đầu năm 2021 tới nay do các phi hành gia Nga, Mỹ và cơ quan vũ trụ Châu Âu chụp.

Tại sao không dùng bút chì trong vũ trụ và sự thực về bút không gian

Hải Anh |

Bút viết trên vũ trụ là chủ đề của nhiều lời đồn đại như NASA tốn hàng triệu USD để phát minh trong khi các phi hành gia lẽ ra chỉ cần dùng bút chì.

Phát hiện sao lùn nâu cực hiếm có tuổi đời hàng tỉ năm

Khánh Minh |

Giới thiên văn học phát hiện một ngôi sao lùn nâu cực hiếm quay quanh một ngôi sao nằm cách Trái đất khoảng 244 năm ánh sáng.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Ngắm Trái đất đẹp mê hồn từ Trạm Vũ trụ Quốc tế

Hải Anh |

Trái đất nhìn từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) qua các bức ảnh đẹp nhất từ đầu năm 2021 tới nay do các phi hành gia Nga, Mỹ và cơ quan vũ trụ Châu Âu chụp.

Tại sao không dùng bút chì trong vũ trụ và sự thực về bút không gian

Hải Anh |

Bút viết trên vũ trụ là chủ đề của nhiều lời đồn đại như NASA tốn hàng triệu USD để phát minh trong khi các phi hành gia lẽ ra chỉ cần dùng bút chì.

Phát hiện sao lùn nâu cực hiếm có tuổi đời hàng tỉ năm

Khánh Minh |

Giới thiên văn học phát hiện một ngôi sao lùn nâu cực hiếm quay quanh một ngôi sao nằm cách Trái đất khoảng 244 năm ánh sáng.