Tin vũ trụ nóng nhất tuần: Thời điểm tiểu hành tinh Bennu lao vào Trái đất

Khánh Minh |

Xác định thời điểm tiểu hành tinh Bennu có nguy cơ lao vào Trái đất; Trực thăng sao Hỏa phát hiện "tàu mẹ" trong khung cảnh hoành tráng; Phát hiện ngôi sao với vụ phun trào có thể thấy được bằng mắt thường... là những tin vũ trụ nóng nhất tuần qua.

Tàu Chúc Dung của Trung Quốc hoàn thành sứ mệnh trên sao Hỏa

Tàu thăm dò sao Hỏa Chúc Dung của Trung Quốc kết thúc sứ mệnh vào cuối tuần này dù phương tiện có thể hoạt động tốt hơn thế nữa. Tàu Chúc Dung của Trung Quốc được thiết kế để làm nhiệm vụ trong 3 tháng. Nhiệm vụ chính của tàu là tìm kiếm các dấu hiệu của băng nước, theo dõi thời tiết sao Hỏa và nghiên cứu thành phần bề mặt hành tinh đỏ.

Tàu Chúc Dung của Trung Quốc trên sao Hỏa. Ảnh: Cơ quan vũ trụ Trung Quốc
Tàu Chúc Dung của Trung Quốc trên sao Hỏa. Ảnh: Cơ quan vũ trụ Trung Quốc

Trong khi đó, tàu quỹ đạo Thiên Vấn 1 vốn đảm nhận nhiệm vụ cung cấp liên kết viễn thông cho sứ mệnh sao Hỏa của Trung Quốc hiện được lên kế hoạch thay đổi quỹ đạo để bắt đầu viễn thám bề mặt và đánh giá bầu khí quyển sao Hỏa. Thời gian của sứ mệnh Thiên Vấn 1 dự kiến kéo dài ít nhất một năm.

Xác định thời điểm tiểu hành tinh Bennu có nguy cơ lao vào Trái đất

Tiểu hành tinh Bennu có 1 trong 1.750 cơ hội va vào Trái đất từ ​​nay đến năm 2300.

Khả năng Bennu va chạm với Trái đất được cho là cao hơn so với nhận định trước đây của NASA, theo một trong những tính toán chính xác nhất về quỹ đạo của một tiểu hành tinh từng được thực hiện.

“Xác suất va chạm chỉ tăng lên một chút, nhưng đó không phải là thay đổi đáng kể" - nhà khoa học Davide Farnocchia tại Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA ở Nam California cho biết. Ông chỉ ra rằng, có 99,94% xác suất tiểu hành tinh Bennu không nằm trên quỹ đạo va chạm.

Bennu là tiểu hành tinh có chiều rộng hơn cả chiều cao của tòa nhà Empire State. Tiểu hành tinh Bennu được phát hiện năm 1999. NASA coi Bennu và tiểu hành tinh 1950 DA là 2 tiểu hành tinh nguy hiểm nhất trong Hệ Mặt trời được biết đến.

Nơi cất giữ câu trả lời có hay không sự sống trên sao Hỏa

Mặt trăng lớn nhất của sao Hỏa, Phobos, có thể là chìa khóa để trả lời một trong những câu hỏi lớn nhất của khoa học là có sự sống trên sao Hỏa không.

Mặt trăng lớn nhất của sao Hỏa, Phobos. Ảnh: NASA
Mặt trăng lớn nhất của sao Hỏa, Phobos. Ảnh: NASA

Những tiểu hành tinh đâm vào sao Hỏa hàng tỉ năm trước có thể đã đưa sự sống vi sinh vật cổ đại lên mặt trăng của sao Hỏa và những mầm sống này hiện là "những tàn tích chết" trên mặt trăng, theo các nhà khoa học Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA).

Mặt trăng của Trái đất quay quanh quỹ đạo xấp xỉ 60 lần bán kính Trái đất. Vì vậy, JAXA cho rằng, nếu từng có sự sống trên sao Hỏa, nó có thể dễ dàng chuyển đến Phobos mà không tác động lớn đến sao Hỏa.

Hố đen "ợ hơi" khi nuốt chửng khí và ngôi sao xung quanh

Hố đen phát ánh sáng nhấp nháy tựa như "ợ hơi" khi nuốt chửng khí và sao xung quanh. Sự thay đổi độ sáng tương quan trực tiếp với kích thước hố đen.

Một hố đen siêu khối lượng xa nhất được biết đến thông qua dữ liệu tia X của đài quan sát Chandra. Ảnh: NASA
Một hố đen siêu khối lượng xa nhất được biết đến thông qua dữ liệu tia X của đài quan sát Chandra. Ảnh: NASA

Hố đen siêu khối lượng, có khối lượng gấp hàng triệu đến hàng tỉ lần Mặt trời, thường nằm ở trung tâm của các thiên hà, trong đó có hố đen ở trung tâm của Dải Ngân hà, được gọi là Sagittarius A*.

Khi ở trạng thái ngủ đông, các hố đen siêu khối lượng thường không phát ra nhiều ánh sáng. Tuy nhiên, khi hố đen hoạt động, thường là vào buổi bình minh của vũ trụ, hố đen tiêu thụ tất cả các vật chất đã biết. Bức xạ hố đen phát ra trong quá trình này đôi khi vượt ra khỏi thiên hà và ánh sáng nhấp nháy trong khoảng thời gian từ hàng giờ đến hàng thập kỷ.

Trực thăng sao Hỏa phát hiện "tàu mẹ" trong khung cảnh hoành tráng

Trực thăng sao Hỏa Ingenuity của NASA phát hiện "tàu mẹ" Perseverance từ trên cao trong một khung cảnh hoành tráng. Trong khi thực hiện chuyến bay lần thứ 11 trên hành tinh đỏ vào tuần trước, chiếc trực thăng nhỏ đã bắt gặp hình ảnh "tàu mẹ" của nó - tàu thám hiểm Perseverance của NASA.

Trực thăng Ingenuity phát hiện tàu thăm dò Perseverance trong chuyến bay thứ 11. Video: NASA

"Hình ảnh trên không của Ingenuity thật tuyệt vời - nhưng thậm chí còn tuyệt hơn khi bạn chơi trò tìm kiếm 'Perseverance ở đâu?' với chúng" - Robert Hogg, một kỹ sư tại Phòng thí nghiệm Lực đẩy Phản lực của NASA ở Pasadena, California, cho biết trong một tuyên bố của NASA.

"Một khi tìm thấy tàu thám hiểm của chúng tôi và phóng to, bạn có thể tìm ra một số chi tiết, như bánh xe, cột buồm viễn thám và MMRTG (máy ​​phát nhiệt điện đồng vị phóng xạ đa nhiệm vụ) ở phía sau" - Robert Hogg nói thêm.

Phát hiện ngôi sao với vụ phun trào có thể thấy được bằng mắt thường

Các nhà thiên văn học phát hiện một ngôi sao hiếm cách chúng ta 4.566 năm ánh sáng đã trải qua một vụ phun trào hoành tráng đến nỗi nó hiện có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ Trái đất.

Mô phỏng hệ sao đôi RS Ophiuchi ngay sau khi sao lùn trắng (phải) bùng nổ như một tân tinh. Ảnh: Casey Reed/Penn State University
Mô phỏng hệ sao đôi RS Ophiuchi ngay sau khi sao lùn trắng (phải) bùng nổ như một tân tinh. Ảnh: Casey Reed/Penn State University

Ngôi sao phun trào là một sao lùn trắng thuộc hệ sao đôi RS Ophiuchi, nằm trong chòm sao Ophiuchus và là một dạng sao hiếm gặp.

Ngôi sao này được cho là một vật thể kiểu tân tinh tái diễn và trung bình cứ 15 năm lại phun trào một lần. Nghĩa là hydro sẽ luôn dần tích tụ trên bề mặt ngôi sao và cứ sau khoảng 15 năm sẽ gây ra một vụ nổ nhiệt hạch, đưa vật chất dư thừa ra ngoài vũ trụ một cách dữ dội và tạo ra tân tinh. Đó là một sự kiện dữ dội đến nỗi vật chất văng ra khỏi bề mặt của ngôi sao với tốc độ 9,3 triệu km/h.

Do đó, vụ phun trào đã khiến ngôi sao có thể nhìn được bằng mắt thường từ Trái đất dù cách thế giới của chúng ta 4.566 năm ánh sáng. Tuy nhiên, vì ngôi sao cách Trái đất 4.566 năm ánh sáng, vụ phun trào thực sự đã xảy ra cách đây 4.566 năm.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Choáng ngợp cực quang huyền ảo từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS

Khánh Minh |

Các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS chia sẻ ảnh và video cực quang vẽ huyền ảo trên bầu trời Trái đất.

Ảnh vũ trụ đẹp nhất tuần: Ngôi sao tháo chạy nhanh gấp 1.000 lần đạn bay

Song Minh |

Ngôi sao tháo chạy khỏi dải Ngân hà với tốc độ nhanh gấp 1.000 lần đạn bay; Bộ ba miệng núi lửa trên sao Hỏa; SpaceX đặt tàu vũ trụ Starship lên đỉnh tên lửa Super Heavy... là những ảnh vũ trụ đẹp nhất tuần qua.

Tin vũ trụ nóng nhất tuần: Giật mình với những mặt người trên sao Hỏa

Khánh Minh |

Mặt người trên sao Hỏa thực chất là gì; Kiệt tác âm nhạc du hành lên Trạm Vũ trụ Quốc tế; Tiểu hành tinh trị giá vượt xa 10 tỉ tỉ USD... là những tin vũ trụ nóng nhất tuần qua.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Choáng ngợp cực quang huyền ảo từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS

Khánh Minh |

Các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS chia sẻ ảnh và video cực quang vẽ huyền ảo trên bầu trời Trái đất.

Ảnh vũ trụ đẹp nhất tuần: Ngôi sao tháo chạy nhanh gấp 1.000 lần đạn bay

Song Minh |

Ngôi sao tháo chạy khỏi dải Ngân hà với tốc độ nhanh gấp 1.000 lần đạn bay; Bộ ba miệng núi lửa trên sao Hỏa; SpaceX đặt tàu vũ trụ Starship lên đỉnh tên lửa Super Heavy... là những ảnh vũ trụ đẹp nhất tuần qua.

Tin vũ trụ nóng nhất tuần: Giật mình với những mặt người trên sao Hỏa

Khánh Minh |

Mặt người trên sao Hỏa thực chất là gì; Kiệt tác âm nhạc du hành lên Trạm Vũ trụ Quốc tế; Tiểu hành tinh trị giá vượt xa 10 tỉ tỉ USD... là những tin vũ trụ nóng nhất tuần qua.