Tín hiệu vô tuyến kỳ lạ từ nguồn bí ẩn ở tâm Dải Ngân hà

Thanh Hà |

Các chuyên gia vũ trụ đã phát hiện ra những tín hiệu vô tuyến bất thường từ trung tâm của Dải Ngân hà.

Sóng vô tuyến kỳ lạ vừa phát hiện ở tâm Dải Ngân hà không giống với bất kỳ hiện tượng nào từng nghiên cứu trước đây và có thể gợi ý về một vật thể sao chưa từng được biết đến, theo nghiên cứu mới.

Ziteng Wang - tác giả chính của nghiên cứu mới về tín hiệu vô tuyến kỳ lạ từ tâm Dải Ngân hà đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường Vật lý thuộc Đại học Sydney, Australia. Nghiên cứu đăng trên tạp chí The Astrophysical Journal.

Theo tác giả, độ sáng của vật thể thay đổi đáng kể và tín hiệu vô tuyến kỳ lạ bật và tắt dường như ngẫu nhiên.

"Đặc tính kỳ lạ nhất của tín hiệu mới là độ phân cực rất cao. Điều này có nghĩa là ánh sáng của tín hiệu này chỉ dao động theo một hướng, nhưng hướng đó sẽ quay theo thời gian" - Ziteng Wang lưu ý.

Ban đầu, nhóm nghiên cứu nghĩ rằng, tín hiệu vô tuyến lạ từ tâm Dải Ngân hà có thể là một sao xung - loại sao neutron (chết) rất dày đặc quay rất nhanh, hoặc một loại sao phát ra các tia mặt trời khổng lồ. Tuy nhiên, những tín hiệu từ nguồn sóng vô tuyến mới này không khớp với những gì mà các nhà thiên văn học trông đợi từ những loại sao kể trên.

Vật thể phát ra tín hiệu vũ trụ bí ẩn được đặt tên theo tọa độ trên bầu trời đêm là ASKAP J173608.2-321635.

Mô phỏng tín hiệu vô tuyến lạ từ tâm Dải Ngân hà truyền về Trái đất. Nguồn: Đại học Sydney

Đồng tác giả nghiên cứu Tara Murphy - giáo sư tại Viện Thiên văn học Sydney và Trường Vật lý của Đại học University of Sydney - nhận định: "Vật thể này độc nhất vô nhị ở chỗ nó bắt đầu vô hình, sáng lên, mờ dần và sau đó xuất hiện trở lại. Cách hoạt động này thật phi thường".

Sau khi phát hiện 6 tín hiệu vô tuyến từ nguồn trong vòng 9 tháng của năm 2020, các nhà thiên văn học đã nỗ lực tìm kiếm vật thể dưới ánh sáng trực quan nhưng không tìm thấy gì.

Vật thể ban đầu được phát hiện trong cuộc khảo sát bầu trời bằng kính viễn vọng vô tuyến ASKAP có 36 đĩa hoạt động cùng nhau như một kính thiên văn tại Đài quan sát thiên văn học vô tuyến Murchison ở Tây Australia. Các quan sát tiếp theo được thực hiện bằng kính thiên văn vô tuyến Parkes ở New South Wales và kính thiên văn MeerKAT của Đài quan sát thiên văn vô tuyến Nam Phi. Tuy nhiên, kính thiên văn Parkes không phát hiện được nguồn phát tín hiệu này.

Giáo sư Murphy cho biết: "Sau đó, chúng tôi đã thử kính thiên văn vô tuyến MeerKAT nhạy hơn ở Nam Phi. Vì tín hiệu không liên tục nên chúng tôi quan sát nó trong 15 phút vài tuần một lần, hy vọng rằng chúng tôi sẽ nhìn thấy nó lần nữa".

"May mắn thay, tín hiệu đã quay trở lại, nhưng chúng tôi nhận thấy rằng, hành vi của nguồn khác biệt đáng kể - nguồn biến mất chỉ trong một ngày, dù sự biến mất này kéo dài hàng tuần trong các lần quan sát ASKAP trước đây của chúng tôi" - ông nói thêm.

Đồng giám sát của giáo sư Wang - Giáo sư David Kaplan từ Đại học Wisconsin-Milwaukee, Mỹ, cho biết: "Thông tin mà chúng tôi có được có một số điểm tương đồng với một lớp vật thể bí ẩn mới đang được chú ý được gọi là sóng vô tuyến tạm ở trung tâm thiên hà, trong đó có một loại được gọi là "ợ hơi vũ trụ"".

Ông lưu ý thêm: "Dù vật thể mới ASKAP J173608.2-321635 có một số thuộc tính với sóng vô tuyến tạm ở trung tâm thiên hà nhưng cũng có sự khác biệt. Dù sao thì chúng tôi cũng không thực sự hiểu các nguồn đó, vì vậy, điều này càng làm tăng thêm bí ẩn".

Nhà nghiên cứu Murphy cho biết, các kính thiên văn mạnh hơn, như kính thiên văn SKA (Square Kilometre Array) đã được dự kiến, có thể giúp giải đáp bí ẩn này. SKA là một nỗ lực quốc tế nhằm xây dựng kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới, dự kiến hoàn thành trong vòng một thập kỷ tới.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện chấn động làm đảo lộn hiểu biết về Dải Ngân hà

Phương Linh |

Nghiên cứu mới chỉ ra trung tâm của Dải Ngân hà có thể là vật chất tối thay vì một hố đen siêu lớn như hiểu biết lâu nay.

Phát hiện hơn 500 tín hiệu bí ẩn từ vũ trụ

Thanh Hà |

Hàng trăm chớp sóng vô tuyến nhanh bí ẩn trong vũ trụ được phát hiện bằng kính viễn vọng không gian của Canada.

Khám phá mới về nguồn gốc dải Ngân hà

Bảo Châu |

Nghiên cứu của các nhà thiên văn học Australia đã đưa ra hiểu biết mới về nguồn gốc hình thành dải Ngân hà.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Phát hiện chấn động làm đảo lộn hiểu biết về Dải Ngân hà

Phương Linh |

Nghiên cứu mới chỉ ra trung tâm của Dải Ngân hà có thể là vật chất tối thay vì một hố đen siêu lớn như hiểu biết lâu nay.

Phát hiện hơn 500 tín hiệu bí ẩn từ vũ trụ

Thanh Hà |

Hàng trăm chớp sóng vô tuyến nhanh bí ẩn trong vũ trụ được phát hiện bằng kính viễn vọng không gian của Canada.

Khám phá mới về nguồn gốc dải Ngân hà

Bảo Châu |

Nghiên cứu của các nhà thiên văn học Australia đã đưa ra hiểu biết mới về nguồn gốc hình thành dải Ngân hà.