Tín hiệu mừng hối thúc đẩy nhanh chấm dứt đại dịch COVID-19

Thanh Hà |

Các nhà lãnh đạo thế giới phải đưa ra "cam kết mới" về việc phân phối vaccine COVID-19 bình đẳng hơn để kiểm soát đại dịch, người đứng đầu 4 tổ chức quốc tế lớn gồm: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nêu trong lời kêu gọi chung ngày 1.6 trên Washington Post.

Chính sách vaccine là chính sách kinh tế

Các nhà lãnh đạo 4 tổ chức quốc tế nhận định, lỗ hổng trong các chương trình tiêm chủng là nguyên nhân xuất hiện các biến thể virus thúc đẩy các đợt bùng phát dịch bệnh ở các nước đang phát triển. "Rõ ràng là sẽ không có sự phục hồi trên diện rộng sau đại dịch COVID-19 khi không chấm dứt cuộc khủng hoảng y tế. Tiếp cận với tiêm chủng là chìa khóa cho cả hai" - 4 nhà lãnh đạo lưu ý.

Các nhà lãnh đạo 4 tổ chức quốc tế kêu gọi G7 nhất trí về "chiến lược phối hợp đẩy mạnh, được hỗ trợ từ nguồn tài chính mới, để tiêm chủng cho thế giới" trong cuộc họp sắp tới của nhóm 7 nền kinh tế giàu có nhất ở Anh vào cuối tháng 6.

Các nhà lãnh đạo cũng kêu gọi các nước G7 tài trợ cho kế hoạch trị giá 50 tỉ USD mà IMF đề xuất để giải quyết bất bình đẳng, đẩy nhanh tiến độ chấm dứt đại dịch. Mục đích của đề xuất này là tiêm chủng cho ít nhất 40% dân số toàn cầu vào cuối năm nay và ít nhất 60% vào cuối năm sau, để có thể phục hồi kinh tế lâu dài.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng, việc bơm tiền "sẽ giúp chúng tôi mở rộng đáng kể việc sản xuất thiết bị chẩn đoán, điều trị, ôxy, thiết bị y tế và vaccine để phân phối công bằng".

Giám đốc IMF Kristalina Georgieva nhấn mạnh, vấn đề không chỉ là về sức khỏe. “Chúng tôi hết sức lo ngại vì đại dịch 2 tuyến ngày càng tăng đang dẫn tới phục hồi kinh tế theo 2 hướng, với những hậu quả tiêu cực cho tất cả các quốc gia. Dữ liệu của chúng tôi cho thấy, trong tương lai gần, tiêm chủng trên thế giới là cách hiệu quả nhất để thúc đẩy sản lượng toàn cầu... Chính sách vaccine là chính sách kinh tế" - bà nói.

Israel tiến "rất gần" miễn dịch cộng đồng

Khi số ca COVID-19 mới giảm xuống dưới 20 ca mỗi ngày, từ 1.6, Israel đã ngừng hoạt động hệ thống "giấy thông hành xanh", cho phép công dân đã tiêm chủng và chưa tiêm chủng tiếp cận bình đẳng vào các nhà hàng, sự kiện thể thao, hoạt động văn hóa. Hạn chế về quy mô của các cuộc tụ họp cũng được dỡ bỏ.

Khoảng 81% dân số trưởng thành của Israel đã được tiêm chủng đầy đủ, nhưng khoảng 2,6 triệu trẻ em dưới 16 tuổi vẫn chưa đủ điều kiện. Trong tổng dân số hơn 9 triệu dân Israel, có tới 1 triệu người chọn không tiêm chủng.

Tiến sĩ Nadav Davidovitch thuộc trường Y tế Công cộng tại Đại học Ben-Gurion của Negev nhận định, câu hỏi lớn hiện nay là liệu Israel đã đạt đến mức độ miễn dịch cộng đồng nào chưa. Ông khẳng định, dù có thể chưa đạt được nhưng Israel "có lẽ đang ở rất gần" miễn dịch cộng đồng.

Trong diễn biến khác, Tổ chức Y tế Thế giới ngày 1.6 đã phê duyệt vaccine COVID-19 do Sinovac Biotech của Trung Quốc sản xuất để đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đây là loại vaccine COVID-19 thứ 2 do Trung Quốc sản xuất được đưa vào danh sách này, sau vaccine Sinopharm.

Trước 2 vaccine của Trung Quốc, WHO đã ấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech, 2 phiên bản vaccine AstraZeneca/Oxford, vaccine Janssen của Johnson & Johnson và vaccine Moderna.

Hội đồng chuyên gia độc lập của WHO khuyến nghị tiêm vaccine Sinovac cho những người trên 18 tuổi, với liều thứ 2 được tiêm sau 2 đến 4 tuần. Kết quả về hiệu quả cho thấy vaccine Sinovac ngăn ngừa bệnh có triệu chứng ở 51% những người được tiêm chủng và ngăn ngừa mắc COVID-19 nghiêm trọng và nhập viện ở 100% người được nghiên cứu, WHO cho biết.

Với mong muốn toàn bộ người dân Việt Nam, đặc biệt là công nhân, người lao động nghèo được tiêm vaccine phòng COVID-19, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Báo Lao Động phát động Chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo”.

Toàn bộ kinh phí ủng hộ chương trình sẽ được chuyển tới Bộ Y tế để mua vaccine, tiêm cho công nhân, người lao động nghèo trên toàn quốc.

Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” xin gửi về Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển tiền qua tài khoản:

    • STK 113000000758 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 0021000303088 tại Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK 12410001122556 tại BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 1005755579 tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD 115000196228 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ vaccine

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    - Mở Ví Momo .
    - Chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn” .
    - Thực hiện theo hướng dẫn.
    - Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ vaccine.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Công nhân vui mừng nếu được tiêm phòng vaccine COVID-19

LƯƠNG HẠNH |

Hầu hết công nhân đều thể hiện sự vui mừng nếu được tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là tình dịch bệnh vẫn phức tạp, thu nhập của họ lại không ổn định.

Mỹ lên kế hoạch phân phối 80 triệu liều vaccine COVID-19

Nguyễn Hạnh |

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết nước này đang lên kế hoạch chi tiết cho việc phân phối 80 triệu liều vaccine COVID-19 trên toàn cầu.

Cảm nhận của công nhân Samsung Bắc Ninh sau khi tiêm vaccine COVID-19

Vân Trường |

Chị Nguyễn Hương Giang - là một trong những nhân viên đầu tiên của Samsung Bắc Ninh được tiêm vaccine COVID-19 - cho biết, các các sĩ tiêm rất nhanh, không đau chút nào và việc tiêm sẽ giúp các công nhân yên tâm hơn nhiều khi làm việc

VPF lên tiếng về tranh cãi quảng bá tài trợ của Hoàng Anh Gia Lai

AN NGUYÊN |

Ông Nguyễn Minh Ngọc - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã có những chia sẻ xoay quanh tranh cãi về việc quảng bá cho tài nhà trợ của câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai tại V.League 2023.

Ngư dân Quảng Nam đón giao thừa trên biển: Nhớ nhà, nhớ con lắm chứ

Nguyễn Linh |

Những ngày cận tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các ngư dân Quảng Nam hối hả chuyển lương thực, nước uống xuống tàu để chuẩn bị một chuyến vươn khơi xuyên Tết.

Kỳ vọng về những thay đổi trong chính sách bán lẻ xăng dầu

Anh Tuấn |

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dự báo 2023 sẽ là năm tiếp tục khó khăn với thị trường xăng dầu nên chúng ta cần có giải pháp ứng phó mang tính dài hạn và bền vững để tránh những cú sốc cho nền kinh tế. Trong đó, mấu chốt là cần phải thay đổi những chính sách bán lẻ xăng dầu.

Đề xuất sửa đổi một số thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip

Việt Dũng |

Trong dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đã đề xuất thay đổi một số thông tin trên mặt trước và mặt sau của thẻ căn cước.

Dàn sao Việt trải lòng trước thềm năm mới Quý Mão 2023

DI PY |

Chỉ còn một ngày nữa là bước sang năm Quý Mão 2023. Trong không khí rộn ràng của những ngày Tết đến Xuân về, dàn sao Việt đã tạm gác lại những công việc bận rộn để về với tổ ấm gia đình và có những trải lòng về một năm qua.

Công nhân vui mừng nếu được tiêm phòng vaccine COVID-19

LƯƠNG HẠNH |

Hầu hết công nhân đều thể hiện sự vui mừng nếu được tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là tình dịch bệnh vẫn phức tạp, thu nhập của họ lại không ổn định.

Mỹ lên kế hoạch phân phối 80 triệu liều vaccine COVID-19

Nguyễn Hạnh |

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết nước này đang lên kế hoạch chi tiết cho việc phân phối 80 triệu liều vaccine COVID-19 trên toàn cầu.

Cảm nhận của công nhân Samsung Bắc Ninh sau khi tiêm vaccine COVID-19

Vân Trường |

Chị Nguyễn Hương Giang - là một trong những nhân viên đầu tiên của Samsung Bắc Ninh được tiêm vaccine COVID-19 - cho biết, các các sĩ tiêm rất nhanh, không đau chút nào và việc tiêm sẽ giúp các công nhân yên tâm hơn nhiều khi làm việc