Tín hiệu khác lạ ở tinh vân cách trái đất 6.500 năm ánh sáng

Hải Anh |

Tinh vân Con Cua (Crab Nebula) cách trái đất 6.500 năm ánh sáng thuộc chòm sao Kim Ngưu, đang giải phóng ra một lượng năng lượng đáng kinh ngạc.

Tinh vân cỡ 6 năm ánh sáng

Tinh vân Con Cua rộng 6 năm ánh sáng, là đám mây mảnh vụn đang phát triển, hình thành từ một vụ nổ siêu tân tinh. Ánh sáng từ siêu tân tinh này lần đầu đến trái đất tháng 7.1054 và được các nhà thiên văn học ở Nhật Bản, Trung Quốc, quan sát được.

Khi ngôi sao phát nổ hình thành một ngôi sao neutron, là lõi dày đặc của một ngôi sao có kích cỡ như thành phố Chicago, Mỹ. Nó trở thành một sao xung, hay sao neutron quay nhanh, hiện nằm trong tinh vân.

Ngôi sao này quay 30 lần một giây và được coi là một trong những sao xung sáng nhất phát ra ánh sáng dưới dạng tia X và bước sóng vô tuyến có thể nhìn thấy trên bầu trời. Khi những chùm ánh sáng này quét qua trái đất, các nhà khoa học có thể lập danh mục các xung đó và xác định xem đó có phải là một sao xung không.

Những xung vô tuyến khổng lồ

Sao xung trong tinh vân Con Cua có thể đầy năng lượng gấp hàng trăm lần so với những gì mà các nhà nghiên cứu nhận định trước đây, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Science.

Nó phóng ra các xung sóng vô tuyến sáng dài mili giây, được gọi là các xung vô tuyến khổng lồ, đi kèm với các xung tia X.

Phát hiện này do một nhóm các nhà khoa học toàn cầu tìm ra thông qua dữ liệu từ kính viễn vọng NICER của NASA đặt trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Kính thiên văn NICER được sử dụng để quan sát sao xung của Tinh vân Con Cua trong khoảng thời gian từ tháng 8.2017 đến tháng 8.2019.

Kính thiên văn trên mặt đất như kính thiên văn 34 mét tại Trung tâm Công nghệ Không gian Kashima ở Nhật Bản và kính thiên văn 64 mét tại Trung tâm Không gian sâu Usuda của Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản cũng tham gia nghiên cứu.

“Trong số hơn 2.800 sao xung được xếp vào danh mục, sao xung Con Cua là một trong số ít phát ra các xung vô tuyến khổng lồ. Các xung này xảy ra không thường xuyên và có thể sáng hơn hàng trăm đến hàng nghìn lần so với các xung thông thường” - Teruaki Enoto, tác giả và trưởng nhóm cụm nghiên cứu tiên phong RIKEN ở Wako, tỉnh Saitama, Nhật Bản, cho biết.

Ông nói thêm: "Sau nhiều thập kỷ quan sát, chỉ có Con Cua cho thấy có thể tăng cường các xung vô tuyến khổng lồ của nó với sự phát xạ từ các phần khác của quang phổ".

Nhóm nghiên cứu đã có thể phân tích lượng dữ liệu vô tuyến và tia X lớn nhất từng được thu thập đồng thời từ một sao xung, mở rộng phạm vi năng lượng đã biết lên hàng nghìn.

Nhóm nghiên cứu đã thu thập được 3,7 triệu vòng quay sao xung và 26.000 xung vô tuyến khổng lồ từ sao xung.

Các xung vô tuyến khổng lồ xảy ra trong vòng một phần triệu giây và có thể không đoán trước được cho đến khi chúng xảy ra. Sau đó, chúng phát ra các xung đều đặn. Độ chính xác của NICER cho phép ghi lại tia X trong vòng 100 nano giây kể từ khi phát hiện.

Mở khóa bí ẩn vũ trụ

CNN cho hay, hiểu thêm về những xung vô tuyến khổng lồ này mang tới hiểu biết sâu hơn về các chớp sóng vô tuyến bí ẩn di chuyển hàng triệu và hàng tỉ năm ánh sáng để tới trái đất.

Một số nhà khoa học tin rằng cơ học đằng sau nguồn gốc của các xung vô tuyến khổng lồ từ các sao xung cũng có thể giống với nguồn gốc các chớp sóng vô tuyến. Nguồn gốc của chớp sóng vô tuyến tới nay vẫn là bí ẩn vũ trụ mà các nhà khoa học đang tìm lời giải.

Các nhà khoa học cho rằng, những chớp sóng vô tuyến xảy ra bên ngoài dải ngân hà có mối liên quan tới các sao xung.

"Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai yếu tố này vẫn còn gây tranh cãi, và những phát hiện này cùng với những khám phá sắp tới liên quan đến chớp sóng vô tuyến sẽ giúp chúng ta hiểu được mối quan hệ giữa những hiện tượng này" - nhà khoa học Teruaki Enoto nói.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Tàu New Horizons của NASA ghi dấu mốc bay xa hiếm thấy trong vũ trụ

Thanh Hà |

Tàu vũ trụ New Horizons của NASA đã bay đến khoảng cách hiếm có trong không gian vũ trụ, tới 50 đơn vị thiên văn và chụp ảnh tàu vũ trụ xa nhất Voyager 1.

Phác họa chi tiết nhất về tín hiệu bí ẩn từ vũ trụ

Hải Anh |

Phác họa chi tiết nhất về chớp sóng vô tuyến, tín hiệu vũ trụ bí ẩn mà các nhà thiên văn học chưa thể giải mã, đã được đưa ra trong 2 nghiên cứu mới.

Trái đất đẹp sững sờ khi nhìn từ vũ trụ qua ống kính phi hành gia NASA

Hải Anh |

Cuộc thi chụp ảnh trái đất dành cho phi hành gia của NASA đã gọi tên chiến thắng cho bức ảnh hồ nước đầy những vòng xoáy màu xanh lam.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Tàu New Horizons của NASA ghi dấu mốc bay xa hiếm thấy trong vũ trụ

Thanh Hà |

Tàu vũ trụ New Horizons của NASA đã bay đến khoảng cách hiếm có trong không gian vũ trụ, tới 50 đơn vị thiên văn và chụp ảnh tàu vũ trụ xa nhất Voyager 1.

Phác họa chi tiết nhất về tín hiệu bí ẩn từ vũ trụ

Hải Anh |

Phác họa chi tiết nhất về chớp sóng vô tuyến, tín hiệu vũ trụ bí ẩn mà các nhà thiên văn học chưa thể giải mã, đã được đưa ra trong 2 nghiên cứu mới.

Trái đất đẹp sững sờ khi nhìn từ vũ trụ qua ống kính phi hành gia NASA

Hải Anh |

Cuộc thi chụp ảnh trái đất dành cho phi hành gia của NASA đã gọi tên chiến thắng cho bức ảnh hồ nước đầy những vòng xoáy màu xanh lam.