Tìm thấy mẫu hổ phách chứa sinh vật đáng kinh ngạc từ 100 triệu năm trước

Phương Linh |

Các nhà khoa học đã tìm thấy một sinh vật bị mắc kẹt trong hổ phách khoảng 99 triệu năm trước ở Myanmar.

Được tìm thấy trong một mỏ hổ phách ở miền bắc Myanmar, con ốc sên thuộc loài mới được đặt tên là Cretatortulosa gignens, đại diện cho mẫu hóa thạch sớm nhất từng được biết đến về hoạt động sinh đẻ của loài ốc sên cạn.

Trong một báo cáo đăng trên tạp chí Gondawa Research, các nhà nghiên cứu viết: “Hiếm khi các sự kiện lịch sử về sự sống được ghi lại một cách ngẫu nhiên bằng cách bảo quản đặc biệt trong một mẫu hóa thạch''.

Theo các tác giả nghiên cứu, đây là một cái nhìn hiếm hoi về một con ốc sên mẹ bị hổ phách nhấn chìm ngay khi nó vừa sinh ra con non trong một khu rừng nhiệt đới vào giữa kỷ Phấn trắng hoặc đầu kỷ Cenomanian.

Mẫu hóa thạch được bảo quản tốt đặc biệt chứa phần thân mềm 99 triệu năm tuổi của ốc sên, cùng với 5 con ốc sên vừa được sinh ra, một con nhỏ nhất vẫn đang kết nối với mẹ của nó bằng một vệt chất nhầy.

Nhà sinh vật học tiến hóa Adrienne Jochum của Viện Nghiên cứu Senckenberg và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Frankfurt của Đức cho biết trong một tuyên bố: ''Các con ốc sên dường như được bọc trong hổ phách - một loại hóa thạch từ nhựa cây - ngay sau khi sinh ra và bảo quản ở vị trí đó qua nhiều triệu năm''.

Cận cảnh các con ốc sên sơ sinh trong hổ phách. Ảnh: Tingting Yu/The Senckenberg Research Institute

Nhà sinh vật học Jochum nói, việc sinh con là ngoại lệ chứ không phải là quy luật ở loài ốc sên trên cạn vì chúng thường đẻ trứng. ''Cretatortulosa gignens có thể đã tiến hóa, sinh ra con non để bảo vệ con của nó khỏi những kẻ săn mồi càng lâu càng tốt trong các khu rừng nhiệt đới của kỷ Phấn trắng'' - bà nói.

Bên cạnh sự hiếm thấy của trạng thái sinh nở, việc con ốc sên mắc kẹt trong lớp nhựa cây bao phủ giúp cơ thể loài thân mềm được bảo tồn tốt một cách đáng kinh ngạc.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành chụp CT để nghiên cứu kỹ hơn về cấu tạo của loài ốc sên cổ xưa này.

Mẫu hổ phách trong suốt giúp dễ dàng quan sát sinh vật mà nó chứa bên trong. Ảnh: Tingting Yu/The Senckenberg Research Institute

Với các kết quả thu được, tác giả nghiên cứu nhận định: ''Phát hiện của chúng tôi cung cấp những căn cứ đáng kể để giải thích sự tiến hóa của loài động vật chân bụng sớm hơn 80 triệu năm so với hồ sơ hóa thạch được biết đến cho đến nay.

Nó cho thấy rằng đẻ con thay vì đẻ trứng đã là một chiến lược sinh sản phù hợp trong kỷ Phấn trắng, có thể làm tăng cơ hội sống sót của con non trong một khu rừng nhiệt đới đầy rẫy động vật ăn thịt''.

Việc tìm thấy bằng chứng về việc sinh nở trong mẫu hóa thạch là cực kỳ hiếm. Vào năm 2011, các nhà khoa học ở Nevada, Mỹ, đã phát hiện dấu vết một loài bò sát biển đã tuyệt chủng 246 triệu năm với những đứa con chưa chào đời của nó vẫn còn trong bụng mẹ.

Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Ngỡ ngàng ''quái vật'' tiền sử to bằng xe buýt 2 tầng từ 5 triệu năm trước

Bảo Châu |

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện 1 con cá sấu khổng lồ tiền sử cách đây 5 triệu năm ở Australia.

Indonesia phát hiện 2 cá thể động vật nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới

Phương Linh |

Công viên quốc gia Indonesia phát hiện 2 tê giác Java con, loài động vật có vú có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới.

Lần đầu lộ diện bùa hộ mệnh 1.500 tuổi tìm thấy cách đây 40 năm ở Israel

Bảo Châu |

Một chiếc bùa hộ mệnh 1.500 tuổi được các nhà khảo cổ học công bố lần đầu tiên kể từ khi phát hiện ra cách đây 40 năm.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Ngỡ ngàng ''quái vật'' tiền sử to bằng xe buýt 2 tầng từ 5 triệu năm trước

Bảo Châu |

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện 1 con cá sấu khổng lồ tiền sử cách đây 5 triệu năm ở Australia.

Indonesia phát hiện 2 cá thể động vật nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới

Phương Linh |

Công viên quốc gia Indonesia phát hiện 2 tê giác Java con, loài động vật có vú có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới.

Lần đầu lộ diện bùa hộ mệnh 1.500 tuổi tìm thấy cách đây 40 năm ở Israel

Bảo Châu |

Một chiếc bùa hộ mệnh 1.500 tuổi được các nhà khảo cổ học công bố lần đầu tiên kể từ khi phát hiện ra cách đây 40 năm.