Tìm ra "thủ phạm" khiến đại dương, sông hồ biến mất khỏi sao Hỏa

Phương Linh |

"Thủ phạm" khiến sao Hỏa mất đi đại dương, sông hồ và trở nên khô cằn đã được các nhà khoa học tìm ra.

Nhờ những quan sát từ tàu thám hiểm sao Hỏa Curiosity và Perseverance của NASA, các nhà khoa học biết được trong quá khứ cổ đại, nước từng chảy khắp bề mặt sao Hỏa với hồ, sông, suối và thậm chí có thể là một đại dương khổng lồ bao phủ một diện tích lớn ở bán cầu bắc của hành tinh này.

Tuy nhiên, lượng nước đó đã thất thoát đáng kể vào khoảng 3,5 tỉ năm trước, biến mất vào không gian cùng với phần lớn bầu khí quyển của sao Hỏa. Các nhà khoa học tin rằng sự thay đổi mang tính bước ngoặt này xảy ra sau khi hành tinh đỏ mất toàn bộ từ trường - vốn có tác dụng bảo vệ khí quyển trước các luồng tích điện từ mặt trời.

Trong một nghiên cứu mới được công bố trực tuyến trên tạp chí Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ ngày 20.9, các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự kiện mất nước trên sao Hỏa, đó là hành tinh này quá nhỏ nên về lâu dài không thể giữ được lượng nước trên bề mặt.

Đồng tác giả nghiên cứu Kun Wang, trợ lý giáo sư về Trái đất và khoa học hành tinh tại Đại học Washington, Mỹ, cho biết trong một tuyên bố: "Số phận của sao Hỏa đã được quyết định ngay từ đầu''.

Các nhà khoa học tin rằng, có thể có một ngưỡng yêu cầu nhất định về kích thước của các hành tinh đá đủ để giữ được nước đảm bảo cho sự sống và kiến tạo địa tầng, nhưng sao Hỏa chưa đạt tới ngưỡng này.

Nhóm nghiên cứu - dẫn đầu bởi Zhen Tian, ​​một sinh viên tốt nghiệp trong phòng thí nghiệm của Wang - đã tiến hành đo lường sự phong phú của các đồng vị khác nhau của kali có trong các thiên thạch sao Hỏa niên đại 200 triệu năm đến 4 tỉ năm. Kali ở đây được coi là một chất đánh dấu các nguyên tố và hợp chất dễ bay hơi.

Họ phát hiện ra rằng sao Hỏa trong quá trình hình thành mất nhiều chất bay hơi hơn đáng kể so với Trái đất, trong khi khối lượng của hành tinh đỏ nhỏ hơn Trái đất tới 9 lần. Tuy nhiên, sao Hỏa lại giữ các chất bay hơi tốt hơn so với Mặt trăng của Trái đất và tiểu hành tinh Vesta rộng 530km - cả hai đều nhỏ hơn và khô hơn nhiều so với hành tinh đỏ.

"Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng có một giới hạn kích thước nhất định để hành tinh có vừa đủ nhưng không quá nhiều nước để phát triển một môi trường bề mặt có thể sinh sống được" - đồng tác giả Klaus Mezger, thuộc Trung tâm Không gian và Môi trường sống tại Đại học Bern, Thụy Sĩ, cho biết.

Những kết quả này sẽ giúp định hướng các nhà thiên văn học trong việc tìm kiếm các hành tinh ngoại có thể sinh sống được trong các hệ Mặt trời khác.

Các nhà khoa học cũng cho rằng sao Hỏa ngày nay vẫn còn các tầng chứa nước dưới lòng đất có khả năng hỗ trợ sự sống. Và các mặt trăng như Europa của Sao Mộc và Enceladus của Sao Thổ cũng có chứa các đại dương khổng lồ bên dưới bề mặt băng bao phủ, có thể hỗ trợ sự sống.

Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Tin vũ trụ nóng nhất tuần: Thời điểm con người có thể lên sao Hỏa

Song Minh |

Tin vũ trụ nóng nhất tuần qua có thể kể đến là: Dự báo thời điểm con người có thể lên sao Hỏa; Giải mã bí ẩn vũ trụ 900 năm ở Trung Quốc; Ngắm hiện tượng kỳ thú của sao Thủy bằng mắt thường...

Kinh ngạc núi lửa sao Hỏa "siêu phun trào" 500 triệu năm

Thanh Hà |

NASA tìm thấy bằng chứng núi lửa trên sao Hỏa ở khu vực Arabia Terra đã trải qua hàng nghìn "siêu phun trào" bạo lực nhất từng được biết đến.

Trung Quốc "chơi lớn", tính chế tạo máy bay siêu thanh sao Hỏa đầu tiên

Khánh Minh |

Các nhà khoa học vũ trụ Trung Quốc đề xuất chế tạo máy bay siêu thanh sao Hỏa, nếu thành công, có thể giải được một phần câu đố chinh phục hành tinh đỏ.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Tin vũ trụ nóng nhất tuần: Thời điểm con người có thể lên sao Hỏa

Song Minh |

Tin vũ trụ nóng nhất tuần qua có thể kể đến là: Dự báo thời điểm con người có thể lên sao Hỏa; Giải mã bí ẩn vũ trụ 900 năm ở Trung Quốc; Ngắm hiện tượng kỳ thú của sao Thủy bằng mắt thường...

Kinh ngạc núi lửa sao Hỏa "siêu phun trào" 500 triệu năm

Thanh Hà |

NASA tìm thấy bằng chứng núi lửa trên sao Hỏa ở khu vực Arabia Terra đã trải qua hàng nghìn "siêu phun trào" bạo lực nhất từng được biết đến.

Trung Quốc "chơi lớn", tính chế tạo máy bay siêu thanh sao Hỏa đầu tiên

Khánh Minh |

Các nhà khoa học vũ trụ Trung Quốc đề xuất chế tạo máy bay siêu thanh sao Hỏa, nếu thành công, có thể giải được một phần câu đố chinh phục hành tinh đỏ.