Tìm ra lý do ít phát hiện xác ướp Ai Cập có bào thai

Hải Anh |

Quan sát xác ướp Ai Cập có bào thai đầu tiên, các nhà khoa học của Dự án xác ướp Warsaw đã tìm ra nguyên nhân ít phát hiện những xác ướp mang thai trước đây.

Nhà khoa học thuộc Dự án Xác ướp Warsaw, ông Wojciech Ejsmond, chia sẻ với Insider ngày 7.1 rằng, việc ít phát hiện các xác ướp mang thai là điều dường như khá kỳ lạ.

“Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể không mang thai liên tục nhưng cứ sau vài năm họ có thể có thai" - ông lưu ý. Tuy nhiên, không có bằng chứng về những phụ nữ mang thai chết được ướp xác.

Bộ xương thai nhi - cách thông thường để phát hiện một em bé đang phát triển trong bụng mẹ trong trường hợp này - không bao giờ xuất hiện trên chụp X-quang. Do vậy, các nhà khoa học cần phát triển một công nghệ không tìm kiếm xương.

Ảnh chụp xác ướp, với phần mô mềm được xác định là bào thai được tô màu đỏ. Ảnh: Dự án xác ướp Warsaw
Ảnh chụp xác ướp, với phần mô mềm được xác định là bào thai được tô màu đỏ. Ảnh: Dự án xác ướp Warsaw

"Các bác sĩ X-quang đang tìm kiếm xương và trong trường hợp này chúng tôi cho rằng không nên tìm xương mà nên tìm kiếm các mô mềm có hình dạng độc đáo" - ông nói.

Trước đó, trong lá thư công bố ngày 30.12.2021 trên Tạp chí Khoa học Khảo cổ học, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một giả thuyết về lý do bào thai không thể xuất hiện trong các bản chụp X-quang xác ướp. Về cơ bản, bào thai trong xác ướp đã tiêu biến.

“Nó giống thí nghiệm đặt một quả trứng, vỏ trứng tan biến chỉ để lại lòng trứng. Khi axit bay hơi, sẽ chỉ còn một cái nồi với trứng đã bị khoáng chất bao phủ" - ông nói. Điều tương tự có khả năng đã xảy ra trong cơ thể của xác ướp.

Khi cơ thể phân hủy, xác ướp bắt đầu axit hóa một cách tự nhiên. “Axit formic xuất hiện trong máu, làm cho môi trường trong cơ thể có nhiều axit hơn" - ông Ejsmond nói.

Khi môi trường axit đó tác động tới bào thai, xương hầu như tan hết.

Các nhà khoa học đặt ra giả thuyết là tàn tích từ phản ứng hóa học  là một loạt các khoáng chất, rải rác trong nước sót lại trong tử cung. Điều này khiến bào thai nhỏ bé trong xác ướp hầu như không thể quan sát được qua các máy quét tia X.

Hình ảnh tái tạo 3D từ quá trình quét xác ướp cho thấy mô mềm được cho là bào thai bên trong xác ướp Ai Cập. Ảnh: Dự án xác ướp Warsaw
Hình ảnh tái tạo 3D từ quá trình quét xác ướp cho thấy mô mềm được cho là bào thai bên trong xác ướp Ai Cập. Ảnh: Dự án xác ướp Warsaw

Nhưng tại sao sau đó xương của xác ướp của bà mẹ lại không tan? Lý giải cho điều này, các nhà khoa học nhận định, trong quá trình ướp xác, cơ thể đã được bao phủ bằng muối natron để làm khô cơ thể. Ông Ejsmond nói rằng, quá trình này khiến các khoáng chất được làm khô tại chỗ và xương vẫn có thể quan sát được.

Cho đến nay, xác ướp Ai Cập được Dự án Xác ướp Warsaw nghiên cứu được xem là xác ướp Ai Cập duy nhất mang thai. “Nhưng nghiên cứu sâu hơn có thể cho thấy xác ướp mang thai phổ biến hơn chúng ta nghĩ” - ông Ejsmond nói.

Xác ướp Ai Cập có bào thai được phát hiện năm 2021. Ảnh: Học viện Khoa học Ba Lan
Xác ướp Ai Cập có bào thai được phát hiện năm 2021. Ảnh: Học viện Khoa học Ba Lan

Tháng 4.2021, xác ướp Ai Cập cổ đại được cho là một thầy tu nam giới đã được các nhà khảo cổ học Ba Lan xem xét và sửng sốt phát hiện là xác ướp của một phụ nữ đã mang thai 7 tháng. Các nhà khoa học vào thời điểm đó cho hay, đây là trường hợp được biết đến đầu tiên trên thế giới về xác ướp phụ nữ mang thai được bảo quản tốt như vậy. Xác ướp Ai Cập này được đưa đến Warsaw năm 1826. Dòng chữ trên quan tài có tên một thầy tu nam giới.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Xác ướp Ai Cập cổ đại khiến sử sách có thể phải "viết lại"

Thanh Hà |

Người Ai Cập cổ đại ướp xác sớm hơn 1.000 năm so với suy nghĩ trước đây. Những bằng chứng mới từ một xác ướp thời Cổ Vương quốc Ai Cập có thể dẫn tới việc viết lại sử sách.

Xác ướp Ai Cập có bào thai đầu tiên trên thế giới là của ai?

Hải Anh |

Xác ướp Ai Cập cổ đại được phát hiện ở Thebes có niên đại hơn 2.000 năm và là xác ướp cùng với bào thai.

Giới khảo cổ sốc khi phát hiện xác ướp Ai Cập là thai phụ

Thanh Hà |

Các nhà khảo cổ học nghiên cứu bộ sưu tập xác ướp quốc gia của Warsaw, Ba Lan, phát hiện ra điều chấn động.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Xác ướp Ai Cập cổ đại khiến sử sách có thể phải "viết lại"

Thanh Hà |

Người Ai Cập cổ đại ướp xác sớm hơn 1.000 năm so với suy nghĩ trước đây. Những bằng chứng mới từ một xác ướp thời Cổ Vương quốc Ai Cập có thể dẫn tới việc viết lại sử sách.

Xác ướp Ai Cập có bào thai đầu tiên trên thế giới là của ai?

Hải Anh |

Xác ướp Ai Cập cổ đại được phát hiện ở Thebes có niên đại hơn 2.000 năm và là xác ướp cùng với bào thai.

Giới khảo cổ sốc khi phát hiện xác ướp Ai Cập là thai phụ

Thanh Hà |

Các nhà khảo cổ học nghiên cứu bộ sưu tập xác ướp quốc gia của Warsaw, Ba Lan, phát hiện ra điều chấn động.