Tiếng Việt trên đường

Nguyễn Tường |

Bạn kể rằng, trong một chuyến công tác ở Châu Phi, trên chuyến xe di chuyển đến một tỉnh nghèo, bạn gặp một thanh niên da vàng đồng hành. Lối ăn mặc hiện đại và dung mạo chàng trai không làm cho bạn phân biệt được đó là người quốc gia nào: Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc. Cả hai nhìn nhau ngờ ngợ một lúc, rồi người kia cất tiếng trước, bằng tiếng Việt: “Xin lỗi, anh có phải là người Việt Nam?”.

“Lớp học” (vẽ trên giấy dó phết điệp). Ảnh: Lê Thiết Cương cung cấp
“Lớp học” (vẽ trên giấy dó phết điệp). Ảnh: Lê Thiết Cương cung cấp

Cuộc gặp gỡ với thanh niên tình nguyện viên trong một tổ chức từ thiện ở Châu Phi nghìn trùng xa xôi khiến anh cảm thấy ấm lòng, khi nó được mở đầu bằng một câu tiếng Việt mà bạn mong chờ. Một tâm thức quê nhà được thức gợi trong câu chào hỏi đầu tiên khiến niềm hạnh phúc trào dâng cùng nước mắt. Và hạnh phúc hơn khi được biết người đồng hành tham gia vào một sứ mạng tương ái, làm cho hình ảnh, giá trị và đạo lý Việt Nam được vươn ra toàn cầu.

Chủ đề tiếng Việt trên những dặm đường xa của anh cũng gợi cho tôi nhớ về kỷ niệm những ngày mùa thu lang thang trên nước Đức.

Giữa khung cảnh cây lá chuyển vàng, những dòng sông xanh biếc, những làng mạc, thị tứ bình yên, những câu đài cổ thấp thoáng trên đồi cao - nước Đức quyến rũ, lãng mạn và bình yên. Cảm giác bình yên một phần cũng nhờ người đưa tôi đi thưởng ngoạn cảnh sắc mùa thu chính là một kỹ sư người Việt sống ở Đức từ thập niên 1960.

Trên chuyến xe, anh bạn vong niên hỏi han tình hình Việt Nam, nói về nỗi nhớ thành phố Sài Gòn - nơi chôn nhau cắt rốn của anh - và nói chuyện sách vở, âm nhạc. Bởi hơn nửa thế kỷ xa quê nhà, anh vẫn cập nhật tình hình đời sống, văn hóa trên quê hương. Có nhiều chuyện xảy ra tại Việt Nam, anh còn biết tường tận hơn tôi nhờ chiếc laptop luôn mở sẵn bên bàn ăn sáng, cập nhật những dòng tin mới đến từ quê nhà từ những tờ báo online và mạng xã hội.

Trong gia đình anh, vợ chồng nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt và họ nói chuyện với hai con của mình bằng tiếng Đức pha tiếng Việt. Cũng thật bất ngờ, anh nói rằng, trong số bạn bè đồng hương Việt Nam của anh, cũng có những người dạy con nói tiếng Việt “sõi” như “người Việt bên nhà”. Những ai dạy con nói được tiếng mẹ đẻ, thì có thể hãnh diện hơn cả khi con cái được bằng cấp này, giải thưởng nọ ở trên xứ người.

Câu chuyện của anh lại làm tôi nhớ đến những lớp dạy tiếng Việt ở Mỹ mà một người bạn khác đang đảm trách. Nỗi lo lắng về sự “mất gốc” trong những gia đình Việt Nam tha hương thường bắt đầu bằng nỗi lo “mất tiếng mẹ đẻ”. Bởi mất tiếng nói, là mất sự gắn kết tư duy giữa các thế hệ (thì các nhà ngôn ngữ học vẫn lý luận rằng, ngôn ngữ như là biểu hiện của tư duy), cắt đứt sự liên lạc của ký ức nguồn cội. Những lớp học lèo tèo dăm bảy đứa học trò, thường có những thời điểm, chúng cũng chỉ đến ngồi ngáp vắn ngáp dài, nhưng chị bạn tôi vẫn cố gắng duy trì. Bởi chị vẫn nghĩ rằng, qua hết thế hệ của bố mẹ chị và chị, thì trong đám trẻ hậu sinh của người gốc Việt, không còn nghĩ đến mạch nguồn tiếng nói, văn hóa nữa. Chúng mang một căn cước văn hóa khác.

Điều này ta dễ dàng thấy trong các đoạn đối thoại đa ngôn ngữ (trên nền ngôn ngữ chính là tiếng Anh) trong các tác phẩm của Nam Le, Viet Thanh Nguyen hay cả trong thơ của Ocean Vuong. Tiếng Việt trong các bối cảnh văn chương đó đang mất dần sự tương thông thế hệ, thường được cất lên bởi những nhân vật thuộc thế hệ cũ, trong những không gian chật hẹp và gần như sắp tan biến đi trước một “ngữ cảnh” xa lạ.

Sợi dây ngôn ngữ mất đi sự liền lạc, đường dẫn nối tư duy của tình thâm cũng nhiều quan ngại, cách trở.

Anh bạn vẫn chở tôi trên chiếc ôtô có máy sưởi đi qua những khu phố lạnh lẽo ngày mưa phùn mùa thu. Giữa câu chuyện của chúng tôi về đủ thứ linh tinh trên đời (mà tôi hiểu một phần là giải tỏa cơn thèm khát nói tiếng Việt của anh), là âm nhạc.

Anh có một list nhạc cài đặt trên xe khá thú vị. Các track bài hát không theo một dòng nhạc nào cả. Vừa hết một bản boléro gợi nhớ phòng trà Sài Gòn trước 1975 thì lại đến một bản nhạc đỏ nói về đêm hành quân Trường Sơn, vừa hết một bản hương ca miền Tây da diết ngọt ngào thì đến một bản nói về tình yêu Hà Nội, vừa hết một bản đậm âm hưởng dân gian cao nguyên thì lại đến một bài rock của nhóm Phượng Hoàng...

Ban đầu, tôi cũng nảy ra trong đầu suy nghĩ hơi “coi dễ” anh bạn về gu âm nhạc, nhưng rồi những câu chuyện về “lịch sử tha hương” của anh khiến tôi lại có một suy nghĩ khác: Có lẽ trong nỗi khát tiếng Việt của anh đã không có một thành kiến nào về loại thể âm nhạc hay các đường biên định kiến được áp vào những trường phái, giai đoạn âm nhạc. Ở đó, chỉ có một thứ ca từ tiếng Việt được cất lên trên các giai điệu, không “vàng” chẳng “đỏ”, không thị dân chẳng thôn quê, không sang cả chẳng bình dân. Đó là một thứ ngôn từ của âm nhạc đi đến khoảng không tiếp nhận thuần túy và bình đẳng.

Tiếng Việt trên đường, tôi đã gặp nhiều trong các cuộc hành trình. Nỗi khát khao được “gặp” tiếng Việt tôi đã từng nghe nhiều. Nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy một thứ tiếng Việt trong ngần vô chấp đến vậy.

Trong tôi vang lên lời trong bản tình ca, thực ra là một khúc tự-tình-ca về quê hương của Phạm Duy: “Tôi yêu tiếng nước tôi/ Từ khi mới ra đời người ơi/ Mẹ hiền ru những câu xa vời/ À à ơi, tiếng ru muôn đời…”.

Nguyễn Tường
TIN LIÊN QUAN

Từ tranh cãi về bộ sách tiếng Việt lớp 1: Nội dung dạy trẻ cần "an toàn"!

Thế Lâm |

Bộ sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 (bộ Cánh Diều) đang gây ra dư luận không đồng tình về nhiều điểm trong nội dung, đồng thời cũng có những ý kiến trái chiều.

Giáo viên lớp 1: Đừng phê phán khi chưa cầm trên tay cuốn SGK tiếng Việt

Nguyễn Hoàng Mỹ Anh |

Sau một tháng tổ chức dạy và học theo chương trình và sách giáo khoa (SGK) mới, hiện có nhiều tranh cãi quanh một số bài tập đọc trong sách tiếng Việt lớp 1. Không ít ý kiến cho rằng chương trình, SGK môn Tiếng Việt "nặng và khó hơn" so với chương trình cũ, nhiều bài học khó hiểu, không có tính giáo dục.

Những bài học gây tranh cãi trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1

Thiều Trang - Bích Hà |

Sau ồn ào về chương trình nặng gây áp lực cho học sinh, SGK Tiếng Việt lớp 1 đang là chủ đề để phụ huynh bàn luận vì có nhiều bài học gây tranh cãi. Thậm chí một số bài học bị cho là có nội dung khó hiểu, không phù hợp với trẻ lớp 1.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Từ tranh cãi về bộ sách tiếng Việt lớp 1: Nội dung dạy trẻ cần "an toàn"!

Thế Lâm |

Bộ sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 (bộ Cánh Diều) đang gây ra dư luận không đồng tình về nhiều điểm trong nội dung, đồng thời cũng có những ý kiến trái chiều.

Giáo viên lớp 1: Đừng phê phán khi chưa cầm trên tay cuốn SGK tiếng Việt

Nguyễn Hoàng Mỹ Anh |

Sau một tháng tổ chức dạy và học theo chương trình và sách giáo khoa (SGK) mới, hiện có nhiều tranh cãi quanh một số bài tập đọc trong sách tiếng Việt lớp 1. Không ít ý kiến cho rằng chương trình, SGK môn Tiếng Việt "nặng và khó hơn" so với chương trình cũ, nhiều bài học khó hiểu, không có tính giáo dục.

Những bài học gây tranh cãi trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1

Thiều Trang - Bích Hà |

Sau ồn ào về chương trình nặng gây áp lực cho học sinh, SGK Tiếng Việt lớp 1 đang là chủ đề để phụ huynh bàn luận vì có nhiều bài học gây tranh cãi. Thậm chí một số bài học bị cho là có nội dung khó hiểu, không phù hợp với trẻ lớp 1.