Thực hư việc nước xuất khẩu dầu lớn nhất BRICS từ bỏ đồng USD

Ngọc Vân |

Thông tin về Saudi Arabia - nước xuất khẩu dầu lớn nhất BRICS và thế giới từ bỏ đồng USD để chọn nhân dân tệ - đang rúng động thị trường.

Mạng xã hội rộ lên thông tin kỷ nguyên Petrodollar 50 năm giữa Saudi Arabia và Mỹ đã kết thúc vào ngày 9.6 do Saudi Arabia không gia hạn thỏa thuận.

Thông tin cho biết, năm 1974, hai nước ký thỏa thuận Petrodollar - chỉ sử dụng USD để mua bán dầu mỏ - trong khi Mỹ đảm nhận trách nhiệm đảm bảo an ninh cho Saudi Arabia.

Các nước sản xuất dầu mỏ ở Trung Đông, nơi cung cấp dầu trên toàn cầu, đã thiết lập cái gọi là cơ chế tái sử dụng Petrodollar bằng cách tái đầu tư USD vào trái phiếu kho bạc Mỹ và thị trường tài chính. Quá trình này tiếp tục củng cố hệ thống Petrodollar, củng cố vị thế của đồng USD như một đồng tiền dự trữ và đảm bảo quyền kiểm soát thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Nhiều nhà bình luận trên mạng xã hội X cho rằng, sự sụp đổ của thỏa thuận Petrodollar chắc chắn sẽ giáng một đòn chí mạng vào vị thế đồng tiền dự trữ toàn cầu của đồng USD. Chắc chắn, biến động tài chính đang ở phía trước.

Tuy nhiên, tờ MarketWatch cho hay, một số chuyên gia về chính sách đối ngoại và Phố Wall đã chỉ ra lỗ hổng chết người trong logic này: Bản thân thỏa thuận Petrodollar chưa bao giờ tồn tại. Hoặc ít nhất, không phải theo cách nó được mô tả trong các bài đăng lan truyền trên mạng xã hội.

Paul Donovan - nhà kinh tế trưởng tại UBS Global Wealth Management - cho biết, rõ ràng câu chuyện đang diễn ra là tin giả. Có một thỏa thuận được ký vào tháng 6.1974, nhưng nó không liên quan gì đến tiền tệ vì sau đó Saudi Arabia tiếp tục bán dầu bằng đồng bảng Anh.

Saudi Arabia là nước xuất khẩu dầu lớn bậc nhất thế giới. Ảnh: Aramco
Saudi Arabia là nước xuất khẩu dầu lớn bậc nhất thế giới. Ảnh: Aramco

Thỏa thuận được Donovan đề cập đến là thỏa thuận của Ủy ban hỗn hợp Mỹ - Saudi Arabia về hợp tác kinh tế. Thỏa thuận được ký kết vào ngày 8.6.1974 bởi Henry Kissinger, Ngoại trưởng Mỹ vào thời điểm đó, và Hoàng tử Fahd, Phó Thủ tướng thứ hai (và sau này là Vua và Thủ tướng) của Saudi Arabia - theo một báo cáo trên trang web của Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ.

Thỏa thuận dự định kéo dài 5 năm, mặc dù nó đã được gia hạn nhiều lần. Lý do ký kết thỏa thuận này khá đơn giản: Sau lệnh cấm vận dầu mỏ của OPEC năm 1973, cả Mỹ và Saudi Arabia đều mong muốn đưa ra một thỏa thuận chính thức hơn để đảm bảo mỗi bên nhận được nhiều hơn những gì họ muốn từ bên kia.

Giá dầu tăng vọt sau lệnh cấm vận của OPEC đã khiến Saudi Arabia có thặng dư USD và giới lãnh đạo Vương quốc này mong muốn khai thác nguồn tài sản USD để tiếp tục công nghiệp hóa nền kinh tế của mình ngoài lĩnh vực dầu mỏ. Trong khi đó, Mỹ muốn tăng cường mối quan hệ ngoại giao non trẻ khi ấy với Saudi Arabia, đồng thời khuyến khích nước này tái sử dụng đồng USD trở lại nền kinh tế Mỹ.

Theo Donovan và những chuyên gia khác, một thỏa thuận chính thức yêu cầu Saudi Arabia định giá dầu thô bằng USD chưa bao giờ tồn tại. Đúng hơn, Saudi Arabia tiếp tục chấp nhận các loại tiền tệ khác - đáng chú ý nhất là đồng bảng Anh - để bán dầu ngay cả sau khi thỏa thuận hợp tác kinh tế chung với Mỹ năm 1974 được ký kết. Mãi đến cuối năm đó, Saudi Arabia mới ngừng chấp nhận thanh toán bằng đồng bảng Anh.

Ngày nay, Trung Quốc nổi lên là một trong những khách hàng lớn nhất của Saudi Arabia. Tháng 3 năm ngoái, Trung Quốc đã giới thiệu đồng nhân dân tệ để thanh toán thương mại với Saudi Arabia.

Hơn 80% lượng dầu trên thế giới được giao dịch bằng USD. Nếu Saudi Arabia cho phép sử dụng đồng nhân dân tệ trong các giao dịch dầu mỏ với Trung Quốc, đồng nhân dân tệ sẽ tăng giá trên phạm vi quốc tế.

Trung Quốc chiếm 1/4 lượng xuất khẩu dầu hàng năm của Saudi Arabia. Hai nước hiện là thành viên của BRICS sau khi Saudi Arabia mới gia nhập khối vào đầu năm nay.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Nga tiến thêm một bước từ bỏ đồng USD

Khánh Minh |

Nhân dân tệ thay thế đồng USD trở thành ngoại tệ chính của Nga, theo Ngân hàng Trung ương Nga.

BRICS đưa ra thông báo quan trọng về phi USD hóa

Ngọc Vân |

BRICS tuyên bố đang ở giai đoạn cuối của tiến trình phi USD hóa.

Vàng vượt đồng euro, thách thức sự thống trị của USD

Khánh Minh |

Vàng đã vượt qua đồng euro và thách thức sự thống trị của đồng USD trong dự trữ toàn cầu.

Triển khai nhiệm vụ thi đua chào mừng 95 năm Báo Lao Động ra số báo đầu tiên

Minh Hương - Hải Nguyễn |

Chiều 17.6, ông Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thay mặt Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chúc mừng Báo Lao Động nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2024).

2 tuyến phố đất vàng Hà Nội ồ ạt cho thuê lại mặt bằng

Thu Giang |

Có chiều dài chỉ hơn 1km nhưng thời gian qua, hàng loạt mặt bằng trên tuyến phố Đại Cồ Việt, Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) phải treo biển chi chít cho thuê lại mặt bằng.

Lại tiếp tục 10 công nhân nhập viện nghi do ngạt khí tại Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Ngày 17.6, theo báo cáo nhanh từ UBND thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh), tại nhà máy của Công ty TNHH Vega Balls (Khu Công nghiệp Đông Mai) vừa xảy ra vụ việc một số công nhân có hiện tượng buồn nôn, khó thở, nghi bị ngạt khí.

Loạt biển số siêu đẹp rớt giá mạnh trong phiên đấu giá biển số ngày 17.6

HẢI DANH |

Đấu giá biển số: Kết thúc phiên đấu giá ngày 17.6, loạt biển số siêu đẹp trong phiên đều không mang về các mức giá như kỳ vọng. Các biển số 30K-645.55; 36K-135.68; 51L-246.66 đều có giá thấp hơn rất nhiều so với dự kiến.

Giúp việc ở Hà Nội có thể nhận mức lương 20 triệu đồng/tháng

NHÓM PV |

Theo đại diện các công ty cung cấp dịch vụ giúp việc nhà theo giờ, hiện nay, nhu cầu lao động giúp việc nhà cũng như nhân sự đăng ký làm giúp việc đều tăng. Trong đó, thu nhập trung bình của người giúp việc là 8-10 triệu đồng/tháng, thậm chí có người có thể đạt mức lương 20 triệu đồng/tháng.

Nga tiến thêm một bước từ bỏ đồng USD

Khánh Minh |

Nhân dân tệ thay thế đồng USD trở thành ngoại tệ chính của Nga, theo Ngân hàng Trung ương Nga.

BRICS đưa ra thông báo quan trọng về phi USD hóa

Ngọc Vân |

BRICS tuyên bố đang ở giai đoạn cuối của tiến trình phi USD hóa.

Vàng vượt đồng euro, thách thức sự thống trị của USD

Khánh Minh |

Vàng đã vượt qua đồng euro và thách thức sự thống trị của đồng USD trong dự trữ toàn cầu.