Thiên thạch hủy diệt khủng long đã khai sinh ra rừng mưa lớn nhất hành tinh

Hải Anh |

Phấn hoa và lá hóa thạch tiết lộ, thiên thạch khiến khủng long bạo chúa và tất cả khủng long phi điểu (tất cả loại khủng long khác chim) tuyệt chủng cũng đã định hình lại các cộng đồng thực vật ở Nam Mỹ để tạo ra rừng mưa lớn nhất hành tinh.

Thiên thạch va chạm với trái đất khiến khủng long bạo chúa và tất cả loài khủng long phi điểu tuyệt chủng khoảng 66 triệu năm trước. Vụ va chạm này cũng đã xóa sổ toàn bộ hệ sinh thái.

Một nghiên cứu mới cho thấy, vụ va chạm này đã dẫn đến một kết quả tiến hóa đặc biệt sâu sắc khác là sự xuất hiện của rừng mưa Amazon ở Nam Mỹ, một trong những môi trường đa dạng hấp dẫn nhất trên trái đất.

Vụ va chạm thiên thạch ngoài khơi bán đảo Yucatán khoảng 66 triệu năm trước đã làm thay đổi các khu rừng nhiệt đới theo những cách khác biệt được tiết lộ trong nhiều bằng chứng hóa thạch mới.

Carlos Jaramillo, nhà cổ sinh vật học tại Viện nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian ở Panama và đồng tác giả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science, cho biết: “Tai nạn lịch sử duy nhất này đã thay đổi quỹ đạo sinh thái và tiến hóa của rừng nhiệt đới mãi mãi. Nếu không có thiên thạch, cuộc sống trong khu rừng nhiệt đới ngày nay sẽ rất khác".

Thiên thạch hủy diệt khủng long làm thay đổi vĩnh viễn tiến hóa của rừng nhiệt đới. Ảnh:  Viện nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian.
Thiên thạch hủy diệt khủng long làm thay đổi vĩnh viễn tiến hóa của rừng nhiệt đới. Ảnh: Viện nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian

Trong 12 năm, nhà cổ sinh vật học Jaramillo và đồng nghiệp đã thu thập, phân tích hơn 6.000 mẫu lá hóa thạch và 50.000 mẫu phấn hoa hóa thạch ở Colombia. Những mẫu hóa thạch này có niên đại trải dài từ kỷ Phấn trắng muộn và đầu kỷ Paleogen (hay kỷ Cổ Cận).

Các nhà nghiên cứu đã đo lường những thay đổi về mật độ của gân lá, sự đa dạng của các tác hại do côn trùng gây ra và các thuộc tính khác để xác định mức độ đa dạng và cấu trúc của thực vật rừng đã thay đổi như thế nào sau vụ va chạm của thiên thạch.

Trước sự kiện va chạm Chicxulub, các khu rừng là sự kết hợp của các loài thực vật có hoa, dương xỉ và cây lá kim với tán mở cho phép sáng chiếu vào rừng.

Sau sự kiện va chạm nổi tiếng thời tiền sử, cách đây 66 triệu năm Chicxulub, 45% các loài thực vật đã tuyệt chủng (hóa thạch phấn hoa của các loài đã biến mất trong dữ liệu ghi chép). Thêm vào đó, các loài thực vật có hoa với tán cây kín hơn chiếm ưu thế trong khu vực hình thành nên những khu rừng ngày nay.

Lý giải vì sao khu rừng lại phát triển theo hướng mới này thay vì trở lại trạng thái trước vụ va chạm thiên thạch khiến loài khủng long bị hủy hiệt, đặc biệt là khi khí hậu ở hai thời kỳ này đều giống nhau, Jaramillo chỉ ra 3 khả năng.

Trước hết, sự biến mất của loài khủng long, vốn san bằng tầng rừng và kiếm ăn trên tán cây, làm giảm sự cạnh tranh ánh sáng giữa các loài thực vật và cho phép hệ thực vật có hoa phát triển. Khả năng thứ 2 là tro từ vụ va chạm này đã mang theo phốt pho xuống đất, tạo ra môi trường phong phú cho các loài thực vật có hoa cố định nitơ phát triển nhanh chóng.

Theo chuyên gia Jaramillo, nhóm nghiên cứu dự định thu thập các mẫu đất được bảo quản trong đá để đo hàm lượng dinh dưỡng của chúng. Khả năng còn lại là các loài cây lá kim tiến hóa thành cây có tán ở vùng nhiệt đới đã tuyệt chủng, trong khi các loài thực vật có hoa đang đa dạng hóa.

Theo nghiên cứu mới, phải mất 6 triệu đến 7 triệu năm để sự đa dạng của thực vật trong rừng trở lại mức trước vụ thiên thạch va chạm trái đất dẫn tới sự kiện tuyệt chủng.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện mới đảo lộn hoàn toàn bức tranh tiến hóa loài người ở Châu Phi

Bảo Châu |

Phát hiện của các nhà khảo cổ học tại hoang mạc Kalahari ở Châu Phi đã làm thay đổi hiểu biết về tiến hóa của loài người.

Phát hiện hóa thạch "trùm" khủng long gieo rắc kinh hoàng cho đồng loại

Hải Anh |

Các nhà khoa học phát hiện hóa thạch khác thường của loài khủng long giống khủng long bạo chúa ở vùng Patagonia, Argentina.

Thiên thạch khủng nổ tung trên bầu trời Nam Cực 430.000 năm trước

Thanh Hà |

Vẫn thạch (phần còn lại của thiên thạch) rộng hàng trăm mét nổ tung trên bầu trời Nam Cực cách đây 430.000 năm.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Phát hiện mới đảo lộn hoàn toàn bức tranh tiến hóa loài người ở Châu Phi

Bảo Châu |

Phát hiện của các nhà khảo cổ học tại hoang mạc Kalahari ở Châu Phi đã làm thay đổi hiểu biết về tiến hóa của loài người.

Phát hiện hóa thạch "trùm" khủng long gieo rắc kinh hoàng cho đồng loại

Hải Anh |

Các nhà khoa học phát hiện hóa thạch khác thường của loài khủng long giống khủng long bạo chúa ở vùng Patagonia, Argentina.

Thiên thạch khủng nổ tung trên bầu trời Nam Cực 430.000 năm trước

Thanh Hà |

Vẫn thạch (phần còn lại của thiên thạch) rộng hàng trăm mét nổ tung trên bầu trời Nam Cực cách đây 430.000 năm.