Thế giới vất vả đối phó lạm phát

Khánh Minh |

Toàn thế giới đang phải đối phó với một đợt bùng phát lạm phát đồng bộ khi người tiêu dùng phải trả giá cao hơn nhiều cho những nhu cầu thiết yếu như thực phẩm, chỗ ở, xăng dầu... Sau làn sóng tăng giá liên quan đến đại dịch COVID-19, cuộc xung đột Nga-Ukraina đang đẩy lạm phát toàn cầu lên mức 6%.

Giá thực phẩm và năng lượng tăng vọt ở Châu Á

Theo tờ Financial Times, chỉ số lạm phát trong toàn khu vực Châu Á - từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Thái Lan đến Hàn Quốc - gần đây đã tăng nhiều hơn dự báo, trong khi New Zealand hôm 13.4 tăng lãi suất cao nhất trong 22 năm do lo ngại về giá cả. Và chi phí sản xuất tăng nhanh cho thấy điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra.

Các thị trường đang bắt đầu định giá khi lạm phát dự kiến tăng cao và các ngân hàng trung ương trên phần lớn Châu Á hành động quyết liệt hơn. Chỉ số tổng lợi nhuận của khu vực Châu Á mới nổi giảm 2,6% - kết quả tồi tệ nhất kể từ năm 2013. Điều đó báo hiệu rằng một số ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất để làm chậm lạm phát và hỗ trợ tiền tệ khi vốn rời khỏi khu vực.

Bước ngoặt là cuộc chiến của Nga ở Ukraina, gây biến động trên thị trường hàng hóa. Điều đó đã đẩy giá năng lượng và nhiên liệu lên cao hơn và đe dọa nguồn cung cấp ngũ cốc cho khu vực tiêu thụ hàng đầu trên thế giới. Phân bón và chi phí vận chuyển tăng cũng đang ảnh hưởng đến giá lương thực toàn cầu kỷ lục.

Ngân hàng Phát triển Châu Á cho biết, vào đầu tháng này, giá hàng hóa tăng cao đã đẩy lạm phát ở Châu Á đang phát triển thêm 1 điểm phần trăm lên 3,7% trong năm nay. Mặc dù mức đó tương đối thấp so với ở Mỹ, nhưng nó đang buộc các nhà hoạch định chính sách chuyển trọng tâm.

Theo Tập đoàn Ngân hàng Australia & New Zealand, một khoản đầu tư ròng 22,3 tỉ USD trong tháng trước đã chảy ra khỏi các nền kinh tế Châu Á mới nổi, ngoại trừ Trung Quốc, đánh dấu đợt bán tháo lớn nhất kể từ tháng 3.2020.

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, đang cảm nhận khó khăn về lương thực và năng lượng. Phản ứng của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ là biểu tượng cho áp lực ngày càng tăng của Châu Á. Thống đốc Shaktikanta Das tuần trước tuyên bố: “Trong chuỗi các ưu tiên, chúng tôi hiện đã đặt lạm phát lên trên tăng trưởng”.

Tại Trung Quốc, giá sản xuất tăng 8,3% so với một năm trước đó, giảm so với mức 8,8% trong tháng 2 nhưng vẫn cao hơn mức ước tính trung bình là 8,1%. Giá tiêu dùng không bao gồm thực phẩm tươi sống ở Nhật Bản, theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, tăng 0,6% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm trước - tốc độ nhanh nhất trong 2 năm, do chi phí năng lượng tăng lên.

Các ngân hàng trung ương ở Hàn Quốc và Singapore cũng họp trong tuần này, với khả năng tăng lãi suất ở Seoul và thắt chặt tiền tệ ở Singapore để chống lạm phát nhập khẩu, đặc biệt là năng lượng.

Thực phẩm gây ra rủi ro lạm phát lớn nhất cho các ngân hàng trung ương Châu Á mặc dù khu vực này có giá trị xuất khẩu ròng cao, theo HSBC. Các đợt phong tỏa ở Trung Quốc để ngăn chặn COVID-19 là một nguồn lạm phát tiềm năng khác cho lĩnh vực hậu cần. Hơn nữa, giá tiêu dùng có khả năng tăng cao hơn nữa do chi phí đầu vào của các nhà sản xuất tiếp tục tăng.

Trong khi mối tương quan giữa giá sản xuất và giá tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố, các nhà phân tích tại ANZ và Nomura Holdings nhận định lạm phát sẽ gia tăng. Krystal Tan, chuyên gia kinh tế của ANZ, cho biết: “Khoảng cách giữa chỉ số giá sản xuất PPI và chỉ số giá tiêu dùng CPI hiện nay là rất lớn. Điều này cho thấy, có những áp lực giá đáng kể mà cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến CPI khi các nhà sản xuất phải chịu chi phí đầu vào cao hơn”.

Trên đỉnh của kỷ nguyên lạm phát mới

Trong số các nền kinh tế phát triển như Mỹ, khu vực đồng euro và các nền kinh tế khác, 60% các quốc gia có tỉ lệ lạm phát hằng năm trên 5%, theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế. Đây là tỉ lệ lớn nhất kể từ những năm 1980 và là một vấn đề nghiêm trọng đối với các ngân hàng trung ương, vốn thường đặt mục tiêu lạm phát ở mức 2%. Tại các nền kinh tế mới nổi, hơn một nửa số quốc gia có tỉ lệ lạm phát trên 7%.

Tờ New York Times dẫn lời Agustín Carstens - Giám đốc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế - cho biết: “Chúng ta có thể đang ở trên đỉnh của một kỷ nguyên lạm phát mới. Các nhân tố đằng sau lạm phát cao có thể tồn tại trong một thời gian".

Sau khi các ngân hàng trung ương ở Mỹ và Châu Âu đã cố gắng trong hơn một thập kỷ để nâng lạm phát lên mức mục tiêu và giữ ổn định, các nhà hoạch định chính sách đột nhiên phải vật lộn để chế ngự. Giá năng lượng và thực phẩm thường xuyên biến động, nhưng điều khiến các ngân hàng trung ương lo ngại là việc tăng giá có thể tràn sang các hàng hóa và dịch vụ khác, kéo theo đó là nhu cầu của người lao động về mức lương cao hơn để đối phó với chi phí sinh hoạt cao hơn.

Ở Anh, lạm phát đang ở mức cao nhất trong ba thập kỷ. Theo Bloomberg, giá cả trong tháng 3 đã tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Ngân hàng Trung ương Anh đã tăng lãi suất ba lần kể từ tháng 12.

Tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu, tỉ lệ lạm phát hằng năm đã tăng lên 7,5% vào tháng 3, tăng từ 5,9% của tháng trước. Giá năng lượng cao hơn là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát ở khu vực này. Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã đưa ra kế hoạch chấm dứt chương trình mua trái phiếu mở rộng để mở đường cho việc tăng lãi suất, bởi vì lạm phát ngày càng trở nên trên diện rộng và dai dẳng hơn.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Lạm phát thế giới “phi mã”, Việt Nam có thể kìm giữ dưới 4%

Phong Nguyễn |

Mặc dù lạm phát thế giới đang “phi mã”, giá xăng dầu, giá vàng và một số mặt hàng tăng cao, nhưng nhiều chuyên gia dự báo: Việt Nam sẽ kìm giữ tốt lạm phát năm 2022 với con số dưới 4% theo mục tiêu đã đề ra.

Quyết tâm kìm lạm phát dưới 4%, ổn định đời sống dân sinh

Vũ Long |

Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, kìm giữ lạm phát dưới 4%, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội.

Lạm phát ở 19 nước Châu Âu tăng kỷ lục

Thanh Hà |

Lạm phát ở Châu Âu tăng vọt lên mức kỷ lục khác, dấu hiệu mới cho thấy giá năng lượng tăng do chiến sự Nga-Ukraina đang tác động tới người tiêu dùng, gây thêm sức ép tăng lãi suất cho ngân hàng trung ương.

Tây Ban Nha ghi nhận mức lạm phát kỷ lục do giá nhiên liệu tăng

Anh Vũ |

Mức lạm phát ở Tây Ban Nha leo lên mức kỷ lục trong vòng 37 năm do giá năng lượng và thực phẩm tăng vọt.

Nga tuyên bố thắng lợi trên chiến trường Ukraina

Ngọc Vân |

Nga tuyên bố chọc thủng hai tuyến phòng thủ kiên cố của Ukraina ở phía đông, trong khi Kiev thừa nhận các cuộc tấn công không ngừng của Nga gây khó khăn.

Văn Quyết và những cầu thủ bùng nổ tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Nhiều cầu thủ tại mùa giải năm nay đang chơi bùng nổ và một trong số đó là tiền đạo Nguyễn Văn Quyết.

Loạt trụ sở "ma" nhiều năm án ngữ trên đất vàng ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Không ít trụ sở nhà nước nằm trên đất vàng ở tỉnh Quảng Trị bị bỏ hoang lâu ngày, dẫn đến tình trạng xuống cấp, lãng phí nghiêm trọng và mất mỹ quan đô thị.

Bản tin công đoàn: Quy định về trợ cấp một lần với NLĐ làm ở vùng khó khăn

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Lao động ở Bình Dương khó khăn tìm việc; Thu vài chục triệu mỗi tháng từ công việc làm MC; Nghỉ việc vì lương thấp, người lao động lao đao; Làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn bao nhiêu năm thì mới được hưởng trợ cấp một lần?...

Lạm phát thế giới “phi mã”, Việt Nam có thể kìm giữ dưới 4%

Phong Nguyễn |

Mặc dù lạm phát thế giới đang “phi mã”, giá xăng dầu, giá vàng và một số mặt hàng tăng cao, nhưng nhiều chuyên gia dự báo: Việt Nam sẽ kìm giữ tốt lạm phát năm 2022 với con số dưới 4% theo mục tiêu đã đề ra.

Quyết tâm kìm lạm phát dưới 4%, ổn định đời sống dân sinh

Vũ Long |

Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, kìm giữ lạm phát dưới 4%, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội.

Lạm phát ở 19 nước Châu Âu tăng kỷ lục

Thanh Hà |

Lạm phát ở Châu Âu tăng vọt lên mức kỷ lục khác, dấu hiệu mới cho thấy giá năng lượng tăng do chiến sự Nga-Ukraina đang tác động tới người tiêu dùng, gây thêm sức ép tăng lãi suất cho ngân hàng trung ương.

Tây Ban Nha ghi nhận mức lạm phát kỷ lục do giá nhiên liệu tăng

Anh Vũ |

Mức lạm phát ở Tây Ban Nha leo lên mức kỷ lục trong vòng 37 năm do giá năng lượng và thực phẩm tăng vọt.