Thế giới động vật: 10 loài rắn nguy hiểm gây tử vong chỉ vài phút

Khánh Minh |

Chạm trán với một trong loài rắn nguy hiểm nhất này có thể khiến nạn nhân phải trả giá bằng mạng sống.

Rắn cắn khoảng 5,4 triệu người mỗi năm, dẫn đến tử vong từ 81.000 đến 138.000 người, theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO.

Rắn độc giết nạn nhân bằng các chất độc được tạo ra trong tuyến nước bọt bị biến đổi mà con vật sau đó dùng răng nanh tiêm vào con mồi. Dưới đây là 10 loài rắn có nọc độc không chỉ giết chết con mồi nhỏ mà còn có thể hạ gục con người, theo Live Science.

10. Rắn mamba đen

Rắn mamba đen. Ảnh: Getty
Rắn mamba đen. Ảnh: Getty

Loài rắn nguy hiểm nhất Châu Phi - rắn mamba đen (Dendroaspis polylepis) - có thể giết chết một người chỉ với hai giọt nọc độc. Rắn mamba đen thực ra có màu nâu, dài trung bình khoảng 2,5m và có thể di chuyển với vận tốc 19km/h.

Những con rắn dài được sinh ra với hai đến ba giọt nọc độc trong mỗi chiếc nanh. Đến tuổi trưởng thành, chúng có thể tích trữ tới 20 giọt trong mỗi răng nanh. Nếu không được điều trị, vết cắn của loài rắn Châu Phi này luôn có thể gây chết người.

9. Rắn fer-de-lance

Rắn fer-de-lance. Ảnh: Getty
Rắn fer-de-lance. Ảnh: Getty

Một vết cắn của rắn fer-de-lance (Bothrops asper) có thể khiến mô cơ thể của một người chuyển sang màu đen khi nó bắt đầu chết. Do nọc độc của loài rắn fer-de-lance có chứa chất chống đông máu nên vết cắn của loài rắn này có thể khiến một người bị xuất huyết. Một con rắn cái có thể sinh 90 con hung dữ.

8. Rắn boomslang

Rắn boomslang. Ảnh: Getty
Rắn boomslang. Ảnh: Getty

Rắn boomslang, có thể được tìm thấy ở khắp Châu Phi nhưng chủ yếu sống ở Swaziland, Botswana, Namibia, Mozambique và Zimbabwe, là một trong những loài rắn độc nhất trong số những loài được gọi là rắn nanh sau, theo Bảo tàng Động vật học của Đại học Michigan.

Những con rắn như vậy có thể gấp lại nanh vào miệng khi không sử dụng. Giống như các loài rắn độc khác, loài rắn này có nọc độc khiến máu của nạn nhân chảy máu cả bên trong và bên ngoài.

7. Rắn hổ

Rắn hổ. Ảnh: Getty
Rắn hổ. Ảnh: Getty

Có nguồn gốc từ vùng núi và đồng cỏ ở đông nam Australia, rắn hổ (Notechis scutatus) có nọc độc mạnh đến mức có thể gây ngộ độc cho người chỉ trong 15 phút sau khi cắn và gây tử vong.

6. Rắn lục Russell's

Rắn lục Russell's. Ảnh: Getty
Rắn lục Russell's. Ảnh: Getty

Theo nghiên cứu được công bố ngày 25.3.2021 trên tạp chí PLOS Neglected Tropical Diseases, khoảng 58.000 ca tử vong ở Ấn Độ là do rắn cắn mỗi năm và loài rắn lục Russell (Daboia russelii) là nguyên nhân gây ra phần lớn các trường hợp tử vong này.

5. Rắn lục hoa cân

Rắn lục hoa cân. Ảnh: Getty
Rắn lục hoa cân. Ảnh: Getty

Loài rắn lục hoa cân (Echis carinatus) là thành viên nhỏ nhất trong "Bộ Tứ" ở Ấn Độ - cùng với loài rắn lục Russell's, loài rắn cạp nia thông thường (Bungarus caeruleus) và rắn hổ mang Ấn Độ (Naja naja) - được cho là thủ phạm lớn nhất gây tử vong liên quan đến rắn cắn ở Ấn Độ.

4. Rắn cạp nong

Rắn cạp nong. Ảnh: Getty
Rắn cạp nong. Ảnh: Getty

Loài cạp nong (Bungarus fasatus) là loài di chuyển chậm vào ban ngày và có nhiều khả năng cắn sau khi trời tối. Nọc độc của loài rắn cạp nong có thể làm tê liệt các cơ và ngăn cản cơ hoành chuyển động, khiến không khí không thể đi vào phổi, dẫn đến ngạt thở.

3. Rắn hổ mang chúa

Rắn hổ mang chúa. Ảnh: Getty
Rắn hổ mang chúa. Ảnh: Getty

Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) là loài rắn độc dài nhất thế giới với kích thước lên tới 5,4m, theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London. Nó có thể phát hiện một người đang di chuyển từ cách xa gần 100m, theo Viện Smithsonian.

Khi bị đe dọa, rắn hổ mang chúa sẽ sử dụng xương sườn và cơ đặc biệt ở cổ để làm bung "mũ trùm đầu" - vùng da quanh đầu. Những con rắn này cũng có thể nâng đầu lên khỏi mặt đất khoảng 1/3 chiều dài cơ thể của chúng.

Mỗi vết cắn của rắn hổ mang chúa có tới 7ml nọc độc và loài này có xu hướng tấn công với 3-4 vết cắn. Một vết cắn có thể giết chết người trong 15 phút và một con voi trưởng thành chỉ trong vài giờ.

2. Rắn taipan ven biển

Rắn taipan ven biển. Ảnh: Getty
Rắn taipan ven biển. Ảnh: Getty

Rắn taipan ven biển có tốc độ đáng kinh ngạc. Khi bị đe dọa, loài rắn sống trong các khu rừng ẩm ướt ở các vùng ven biển ôn đới và nhiệt đới, sẽ nhấc toàn bộ cơ thể lên khỏi mặt đất với độ chính xác phi thường và tiêm nọc độc vào kẻ thù. Trước năm 1956, khi một loại thuốc kháng nọc độc được sản xuất hiệu quả, vết cắn của loài rắn này gần như luôn gây tử vong.

1. Rắn taipan nội địa

Rắn taipan nội địa. Ảnh: Getty
Rắn taipan nội địa. Ảnh: Getty

Rắn taipan nội địa (Oxyuranus scutellatus) là một trong những loài rắn độc nhất, có nghĩa là chỉ cần một chút nọc độc rắn có thể giết chết con mồi (hoặc nạn nhân là con người). Chúng sống ẩn mình trong các khe đất sét của vùng ngập lũ Queensland và Nam Australia, thường nằm trong các hang được đào sẵn của các loài động vật khác.

Sống ở những nơi xa xôi hơn so với rắn taipan ven biển, rắn taipan nội địa hiếm khi tiếp xúc với con người. Khi cảm thấy bị đe dọa, con rắn sẽ cuộn chặt cơ thể của nó thành hình chữ S trước khi lao ra ngoài bằng một cú đớp nhanh hoặc nhiều lần.

Một thành phần chính của nọc độc giúp nó khác biệt với các loài khác là enzym hyaluronidase. Loại enzyme này làm tăng tỷ lệ hấp thụ chất độc trong cơ thể nạn nhân.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện nọc độc rắn có khả năng trị COVID-19

Phương Linh |

Các nhà nghiên cứu Brazil phát hiện nọc độc rắn jararacussu có tác dụng ức chế sản sinh virus SARS-CoV-2 trong tế bào khỉ.

Thế giới động vật: Nguyên nhân rắn biển tấn công con người

Nguyễn Hạnh |

Rắn biển thường nhầm người lặn biển với bạn tình và cắn họ để thể hiện sự tán tỉnh, nghiên cứu mới phát hiện.

Thế giới động vật: Phát hiện mới về nanh độc của rắn

Nguyễn Hạnh |

Một nghiên cứu cho thấy các rãnh ở răng nanh của loài rắn vốn được tiến hóa để phun ra nọc độc giết chết con mồi.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Phát hiện nọc độc rắn có khả năng trị COVID-19

Phương Linh |

Các nhà nghiên cứu Brazil phát hiện nọc độc rắn jararacussu có tác dụng ức chế sản sinh virus SARS-CoV-2 trong tế bào khỉ.

Thế giới động vật: Nguyên nhân rắn biển tấn công con người

Nguyễn Hạnh |

Rắn biển thường nhầm người lặn biển với bạn tình và cắn họ để thể hiện sự tán tỉnh, nghiên cứu mới phát hiện.

Thế giới động vật: Phát hiện mới về nanh độc của rắn

Nguyễn Hạnh |

Một nghiên cứu cho thấy các rãnh ở răng nanh của loài rắn vốn được tiến hóa để phun ra nọc độc giết chết con mồi.