Thành phố Châu Á soán ngôi đắt đỏ nhất thế giới của Hong Kong

Thanh Hà |

Tel Aviv (Israel) đã trở thành thành phố đắt đỏ nhất thế giới, soán vị trí dẫn đầu của Hong Kong (Trung Quốc), theo xếp hạng do The Economist Intelligence Unit (EIU) công bố ngày 1.12.

Vì sao Hong Kong "tụt hạng"

Thành phố Tel Aviv của Israel lần đầu tiên tăng 4 bậc để dẫn đầu bảng xếp hạng thành phố đắt đỏ nhất thế giới do đồng tiền mạnh hơn, giá hàng hóa và ôtô tăng.

Hong Kong (Trung Quốc) - thành phố từng đắt đỏ nhất thế giới - ở vị trí thứ 5 trong năm nay do giá quần áo và dịch vụ chăm sóc cá nhân, trong đó có cả giá cắt tóc, giảm.

Trong khi đó, Singapore tăng 2 bậc để xếp vị trí thứ 2 cùng với Paris (Pháp), trong khi Zurich (Thuỵ Sĩ) đứng thứ 4.

Trong top 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới còn lại có New York (Mỹ), Geneva (Thuỵ Sĩ), Copenhagen (Đan Mạch), Los Angeles (Mỹ) và Osaka (Nhật Bản).

Báo cáo Chi phí Sinh hoạt Toàn cầu năm 2021 đã so sánh 173 thành phố thông qua giá của khoảng 200 sản phẩm, bao gồm thực phẩm, quần áo, đồ dùng gia đình, giá thuê nhà, phương tiện đi lại và giải trí.

Hong Kong nhiều năm liền là thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Ảnh: AFP
Hong Kong nhiều năm liền là thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Ảnh: AFP

Báo cáo lưu ý rằng, dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 9 năm nay, khi giá cước vận chuyển và giá dầu tăng cao, dẫn đến giá hàng hóa cao hơn.

Bà Upasana Dutt, nhà nghiên cứu kinh tế tại EIU, cho biết, dù hầu hết nền kinh tế khắp thế giới đang phục hồi sau dịch COVID-19 với các chương trình tiêm chủng mở rộng nhưng nhiều đô thị lớn vẫn đang ghi nhận dịch bệnh tái bùng phát, khiến giới chức phải áp đặt các biện pháp hạn chế.

“Những điều này đã làm gián đoạn nguồn cung hàng hóa, dẫn đến tình trạng khan hiếm và giá cao hơn" - bà lưu ý. Nhu cầu tiêu dùng dao động cũng ảnh hưởng đến thói quen mua hàng và niềm tin của nhà đầu tư ảnh hưởng đến tiền tệ, tiếp tục thúc đẩy giá tăng.

Trung bình, giá hàng hóa và dịch vụ tăng 3,5% trong năm nay, đạt mức cao nhất trong 5 năm, tăng so với 1,9% của năm ngoái. Tỉ lệ lạm phát ở mức khoảng 2,8% vào năm 2019.

Chi phí vận tải có mức tăng giá lớn nhất, với giá xăng không chì tăng 21%. Hong Kong vẫn là thành phố có giá xăng đắt nhất thế giới, với một lít xăng không chì được bán với giá 2,50 USD.

Biến chủng Omicron đe dọa dự báo hiện tại

Theo báo cáo của EIU, dẫn đầu danh sách những thành phố đắt đỏ nhất thế giới trong năm 2021 chủ yếu là các đô thị ở Châu Âu và Châu Á đang phát triển. Những thành phố của Trung Quốc xếp ở vị trí tương đối vừa phải. Ba thành phố hàng đầu của Trung Quốc trong bảng xếp hạng năm nay là Thượng Hải (19), Thâm Quyến (22) và Bắc Kinh (36), tất cả đều tăng vài bậc so với năm ngoái.

Hầu hết các thành phố ở Mỹ đều tụt hạng sau khi chính phủ bơm thêm tiền vào nền kinh tế trong gói kích thích COVID-19, làm giảm giá trị của đồng USD với các loại tiền tệ khác.

Bà Dutt cho biết, chi phí sinh hoạt sẽ tăng hơn nữa trong năm tới khi lương tăng ở nhiều lĩnh vực, các ngân hàng trung ương cũng dự kiến tăng lãi suất để ngăn chặn lạm phát. Điều này có nghĩa là vấn đề tăng giá sẽ bắt đầu được điều chỉnh từ năm nay.

Biến thể Omicron của SARS-CoV-2 đặt ra mối đe dọa với sự phục hồi của thế giới. Ảnh: AFP
Biến thể Omicron của SARS-CoV-2 đặt ra mối đe dọa với sự phục hồi của thế giới. Ảnh: AFP

Báo cáo EIU dự báo lạm phát giá tiêu dùng toàn cầu trung bình khoảng 4,3% vào năm 2022. Chi phí sinh hoạt ở hầu hết các nền kinh tế lớn sẽ ổn định nếu gián đoạn chuỗi cung ứng giảm xuống và tình trạng phong tỏa được nới lỏng.

Tuy nhiên, biến thể Omicron gần đây được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại là "biến thể đáng lo ngại" có thể đe dọa triển vọng này. Bà Dutt chỉ ra, có những dấu hiệu cho thấy biến thể SARS-CoV-2 mới có khả năng dễ lây lan và có độc lực hơn nhiều so với biến thể Delta. Biến thể này cũng có thể lây lan nhanh chóng trên toàn cầu trong bối cảnh một số khu vực trên thế giới đang vật lộn ứng phó với các biến thể SARS-CoV-2 cũ.

“Điều này không chỉ dẫn đến việc áp đặt các hạn chế mạnh hơn với đi lại và hoạt động mà chúng tôi dự kiến tăng lạm phát toàn cầu sẽ kéo dài hơn dự báo hiện tại" - bà nói.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Hong Kong thêm 13 nước vào danh sách cấm nhập cảnh

Anh Vũ |

Sau khi hạn chế nhập cảnh với 9 quốc gia Châu Phi, Hong Kong (Trung Quốc) tiếp tục gia tăng các lệnh hạn chế để đề phòng nguy cơ lây nhiễm siêu biến thể.

Hong Kong triển khai chiến dịch săn lợn rừng trên phố

Anh Vũ |

Lợn rừng kiếm ăn trong thành phố đã gây ra nhiều ảnh hưởng tới an toàn và cuộc sống của người dân Hong Kong (Trung Quốc).

Vây bắt lợn rừng, cảnh sát ở Hong Kong bị cắn trọng thương

Khánh Minh |

Cảnh sát Hong Kong (Trung Quốc) bị lợn rừng tấn công và cắn trọng thương trong bối cảnh loài động vật này ngày càng xuất hiện nhiều trong thành phố.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hong Kong thêm 13 nước vào danh sách cấm nhập cảnh

Anh Vũ |

Sau khi hạn chế nhập cảnh với 9 quốc gia Châu Phi, Hong Kong (Trung Quốc) tiếp tục gia tăng các lệnh hạn chế để đề phòng nguy cơ lây nhiễm siêu biến thể.

Hong Kong triển khai chiến dịch săn lợn rừng trên phố

Anh Vũ |

Lợn rừng kiếm ăn trong thành phố đã gây ra nhiều ảnh hưởng tới an toàn và cuộc sống của người dân Hong Kong (Trung Quốc).

Vây bắt lợn rừng, cảnh sát ở Hong Kong bị cắn trọng thương

Khánh Minh |

Cảnh sát Hong Kong (Trung Quốc) bị lợn rừng tấn công và cắn trọng thương trong bối cảnh loài động vật này ngày càng xuất hiện nhiều trong thành phố.