Thận trọng với giá dầu

Khánh Minh |

Giá dầu toàn cầu dường như cuối cùng đã thoát khỏi "giai đoạn sôi", giảm tới 30% trong vòng một tuần. Tuy nhiên, chưa rõ liệu xu hướng giảm này có tiếp tục hay chỉ là khoảng lặng trước cơn bão.

Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina, giá dầu toàn cầu đã tăng đột biến. 

Giá dầu có tiếp tục giảm?

Theo tờ Thời báo Ấn Độ, có những lý do để tin rằng giá dầu sẽ tiếp tục giảm. Tờ báo chỉ ra, theo một phân tích mới đây của Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (SBI), các xu hướng lịch sử (kể từ năm 2018) cho thấy phải mất 3 tháng để giá dầu giảm 30% so với mức cao nhất và tới 18 tháng để giảm 67% so với mức cao nhất. Do đó, giá dầu hiện tại vẫn có khả năng giảm tiếp.

Bên cạnh đó, dự kiến sắp tới sẽ có nhiều nguồn cung hơn. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) thông báo hôm 4.3 rằng các nước thành viên sẽ giải phóng 61,7 triệu thùng dầu từ các kho dự trữ khẩn cấp của mình để ứng phó với bất kỳ sự thiếu hụt tiềm năng nào trong việc cung cấp năng lượng. Đáng chú ý, giám đốc IEA Fatih Birol nói rõ rằng đây là “phản ứng ban đầu”, chỉ chiếm 3% trong tổng số dự trữ khẩn cấp và nếu cần, “IEA có thể đưa thêm dầu ra thị trường”. IEA ước tính thêm rằng Saudi Arabia có thể cung cấp khoảng 1,2 triệu thùng mỗi ngày, trong khi UAE có thể bắt đầu tăng thêm 0,6 triệu thùng/ngày, tương đương gần 2% nhu cầu thế giới. Cũng theo IEA, ngoài OPEC+, Mỹ có thể sẽ tăng thêm 1,2 triệu thùng/ngày trong năm nay, tiếp theo là Canada 260.000 thùng, Guyana 120.000 thùng và Brazil 90.000 thùng/ngày.

Công ty nghiên cứu Rystad Energy ước tính rằng Saudi Arabia, UAE, Iraq và Kuwait tổng cộng có khoảng 4 triệu thùng dự phòng mỗi ngày có thể đưa ra thị trường trong khoảng thời gian 3-6 tháng.

Một khi nguồn cung dầu tăng để phù hợp với nhu cầu toàn cầu, giá dầu nhất định sẽ giảm. "Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình. Nếu cần, chúng tôi sẵn sàng đề xuất các bước bổ sung" - tờ Thời báo Ấn Độ dẫn lời giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho hay.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC cùng Nga và các đồng minh (OPEC+) có thỏa thuận nâng dần sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày. Nhóm này đổ lỗi giá tăng do địa chính trị hơn là do thiếu nguồn cung và do đó đã quyết định không tăng sản lượng nhanh hơn nữa. Nhưng điều đó có thể thay đổi nếu giá cả đóng băng.

Hai nước xuất khẩu dầu lớn là Iran và Venezuela trước đây đã tuyên bố có thể dần dần tăng thêm 1,3 triệu thùng/ngày nếu được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Thêm vào đó, cam kết của Trung Quốc trong việc ngăn chặn COVID-19 đã dẫn đến việc đóng cửa trung tâm công nghệ ở Thâm Quyến và các quy định mới ở Thượng Hải, có thể đồng nghĩa với việc nước này cần ít năng lượng hơn trong ngắn hạn. Trung Quốc nhập khẩu khoảng 11 triệu thùng dầu mỗi ngày.

Một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến giá dầu là nhu cầu thấp hơn. Mùa đông đã qua và kéo theo đó là mùa nhu cầu sử dụng dầu sưởi. Điều này có thể dẫn đến sự sụt giảm giá, mặc dù nhu cầu tăng cao đối với các chuyến du lịch mùa xuân và mùa hè.

Các chuyên gia cũng đang dự đoán sự sụt giảm giá dầu do nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng. Các cú sốc về giá năng lượng có thể khiến "người tiêu dùng nhanh chóng đưa ra quyết định không sử dụng sản phẩm vì họ không đủ khả năng chi trả" - theo Andy Brown - Giám đốc điều hành của Công ty năng lượng Bồ Đào Nha Galp Energia. Chẳng hạn, nếu giá dầu tăng liên tục khiến một số lượng lớn người dân chuyển sang phương tiện giao thông công cộng hoặc mua xe điện, thì nhu cầu đối với xe chạy bằng xăng sẽ không bao giờ như cũ. Tất nhiên, đây là một hiện tượng trung và dài hạn. Nhà phân tích cấp cao Mike Tran của RBC Capital Markets gần đây lưu ý rằng mức giá 4USD mỗi gallon đạt được vào năm 2008 sẽ tương đương với khoảng 5,20USD ngày nay sau khi điều chỉnh theo lạm phát.

Bên cạnh đó, chẳng hạn nếu xảy ra một làn sóng đóng cửa khác vì COVID-19 thì giá dầu cũng sẽ sụt giảm. Vào tháng 4.2020, mức tiêu thụ dầu toàn cầu giảm xuống khoảng 70% mức trước đại dịch khiến giá dầu từ 60USD xuống còn khoảng 9USD.

Kịch bản không chắc chắn

Nhiều nhà phân tích khác cảnh báo, giá dầu vẫn chưa thoát khỏi nguy hiểm. Dầu vẫn đang được giao dịch cao hơn đáng kể so với chi phí sản xuất ra nó và những biến động cực đoan có thể sẽ tiếp diễn và tác động tới giá dầu. CNN dẫn lời Bjørnar Tonhaugen, người đứng đầu thị trường dầu tại Rystad Energy nói: “Tôi sẽ không loại trừ 200USD/thùng. Vẫn còn quá sớm để nói trước điều gì. Mọi người nên nhớ rằng chúng ta vẫn đang trong đại dịch".

Giovanni Staunovo, một nhà phân tích tại UBS, dự kiến ​​giá dầu sẽ giao dịch ở mức 125 USD/thùng vào cuối tháng Sáu. Về phần mình, Tonhaugen cho rằng mức giá vẫn có thể phá kỷ lục khi xung đột Nga-Ukraina tiếp diễn. “Đây là khoảng lặng trước cơn bão” - Tonhaugen nói.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Cú sốc giá dầu giáng đòn choáng váng cho phục hồi kinh tế toàn cầu

Thanh Hà |

Giá dầu vọt lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đang giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế toàn cầu, làm quá trình phục hồi sau đại dịch của Châu Âu chậm lại đến mức gần như ngưng trệ và làm phức tạp thêm cuộc chiến chống lạm phát ở Mỹ.

Giá vàng chưa dứt đà lao dốc, giá dầu quay đầu hồi phục

Khương Duy |

Giá vàng trưa nay (10.3) nối tiếp chuỗi giảm sâu. Sau phiên giao dịch lao dốc chiều qua, giá dầu thế giới trưa nay quay đầu tăng nhẹ, vượt ngưỡng 110 USD/thùng.

Giá xăng có thể tăng gần 4.000 đồng/lít, giá dầu còn tăng "sốc" hơn

Cường Ngô |

Giá dầu thế giới đã xác lập mức đỉnh lịch sử khi tiến tới mốc 140 USD/thùng. Vì vậy, theo tính toán, khả năng giá xăng có thể tăng lên tới khoảng 30.000 đồng/lít nếu không sử dụng các công cụ như giảm thuế phí.

Nga dọa cắt khí đốt cho Châu Âu, cảnh báo giá dầu vọt hơn 300 USD

Thanh Hà |

Nga đe dọa cắt nguồn cung khí đốt cho Châu Âu thông qua đường ống Nord Stream 1 để đáp lại các lệnh trừng phạt phương Tây áp đặt với chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina, động thái có thể làm tăng hỗn loạn trên thị trường năng lượng và khiến giá tiêu dùng tăng cao hơn nữa.

Công an điều tra hoạt động đăng kiểm xe cơ giới tại Khánh Hòa

Hữu Long |

Sở Giao thông Vận tải tỉnh Khánh Hòa đã phối hợp cung cấp hồ sơ, số liệu hoạt động đăng kiểm xe cơ giới để cơ quan công an điều tra, xác minh theo thẩm quyền.

Thu hồi những bức tượng người trong Đại Nội Huế: Thử nghiệm thừa thãi?

Tường Minh |

Việc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho thu hồi số tượng người đặt trên cầu Kim Thủy dẫn vào Ngọ môn Huế sau khi có ý kiến phản đối của dư luận cho thấy trung tâm này đang hành xử với di sản theo kiểu thừa giấy vẽ voi.

Kiểm tra hàng trăm trường hợp, chỉ phát hiện vài tài xế vi phạm nồng độ cồn

Vương Trần |

Qua quá trình kiểm tra các tài xế, cảnh sát giao thông cho biết có những ngày kiểm tra hàng trăm trường hợp nhưng chỉ phát hiện vài trường hợp vi phạm nồng độ cồn lái xe.

Toàn cảnh vụ xe hợp đồng trá hình tai nạn khiến 9 người tử vong ở Quảng Nam

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ tai nạn khiến 9 người tử vong, Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, xe khách trong vụ tai nạn tại tỉnh Quảng Nam được cấp phù hiệu hợp đồng nhưng gom khách lẻ, chở quá số người quy định.

Cú sốc giá dầu giáng đòn choáng váng cho phục hồi kinh tế toàn cầu

Thanh Hà |

Giá dầu vọt lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đang giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế toàn cầu, làm quá trình phục hồi sau đại dịch của Châu Âu chậm lại đến mức gần như ngưng trệ và làm phức tạp thêm cuộc chiến chống lạm phát ở Mỹ.

Giá vàng chưa dứt đà lao dốc, giá dầu quay đầu hồi phục

Khương Duy |

Giá vàng trưa nay (10.3) nối tiếp chuỗi giảm sâu. Sau phiên giao dịch lao dốc chiều qua, giá dầu thế giới trưa nay quay đầu tăng nhẹ, vượt ngưỡng 110 USD/thùng.

Giá xăng có thể tăng gần 4.000 đồng/lít, giá dầu còn tăng "sốc" hơn

Cường Ngô |

Giá dầu thế giới đã xác lập mức đỉnh lịch sử khi tiến tới mốc 140 USD/thùng. Vì vậy, theo tính toán, khả năng giá xăng có thể tăng lên tới khoảng 30.000 đồng/lít nếu không sử dụng các công cụ như giảm thuế phí.

Nga dọa cắt khí đốt cho Châu Âu, cảnh báo giá dầu vọt hơn 300 USD

Thanh Hà |

Nga đe dọa cắt nguồn cung khí đốt cho Châu Âu thông qua đường ống Nord Stream 1 để đáp lại các lệnh trừng phạt phương Tây áp đặt với chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina, động thái có thể làm tăng hỗn loạn trên thị trường năng lượng và khiến giá tiêu dùng tăng cao hơn nữa.