Thách thức tưởng dễ mà khó để ngăn ngừa lây nhiễm virus SARS-CoV-2

Ngọc Vân |

Một thách thức lớn để phòng ngừa virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 lây lan là làm thế nào ngừng đưa tay lên mặt.

Phải đến khi virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 bùng phát chúng ta mới nhận ra một điều là chúng ta thường đưa tay chạm lên mặt quá nhiều. Trong khi các quan chức y tế cho biết, giảm sờ tay lên mặt sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của virus.

Vào năm 2015, một trường đại học ở Sydney đã quan sát các sinh viên y khoa trên video và ghi lại số lần họ chạm tay lên mặt. Kết quả cho thấy mỗi trong số 26 bác sĩ tương lai chạm vào mặt trung bình 23 lần mỗi giờ. Gần một nửa số lần đó - 44% - là chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.

Không chạm vào mặt “khó hơn lên trời”

Trong dịch COVID-19, các quan chức y tế nhấn mạnh rằng chỉ cần một cú chạm thì vi khuẩn trên ngón tay có thể đi vào cơ thể qua lỗ mũi, mắt hoặc miệng.

"Virus lây nhiễm hệ hô hấp sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua niêm mạc ở mũi, khoang miệng và môi. Nếu vệ sinh tay kém, rất dễ bị nhiễm virus theo cách này" - CNN dẫn lời bác sĩ Dawn Mueni Becker, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Gainesville, Florida, Mỹ, nói.

Nhưng chúng ta đã chạm tay vào mặt trong suốt cuộc đời và để dừng thói quen đó thì nói dễ hơn làm.

Hôm 6.3, một video được chia sẻ rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy một quan chức y tế ở California sờ tay lên mặt trong một cuộc họp báo khi bà đang khuyên mọi người không nên làm điều đó để ngăn dịch COVID-19 lan rộng.

"Bắt đầu bằng việc không chạm vào mặt, bởi con đường chính để lây lan virus là khi bạn chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của chính mình", bà nói. Ngay sau đó, bà liếm ngón tay để lật sang trang giấy tiếp theo, dường như không ý thức được là bà đã không làm theo lời khuyên của chính mình.

Ngay cả Tổng thống Donald Trump cũng không ngoại lệ. "Tôi đã không chạm vào mặt tôi trong nhiều tuần - trong vài tuần. Tôi nhớ nó" - ông Donald Trump nói đùa vào tuần trước. Trong một bức ảnh chụp hôm 2.3, ông đã sờ tay lên mặt.

Sờ lên mặt liên quan đến căng thẳng

Giống như hầu hết các hành vi, động tác sờ lên mặt liên tục bắt đầu từ khi còn nhỏ và trở thành thói quen theo thời gian. Mọi người chạm vào mặt vì nhiều lý do. Một nghiên cứu của chính phủ liên bang Mỹ năm 2014 cho thấy nó giúp giảm căng thẳng và khó chịu.

"Các cử chỉ sờ lên mặt một cách tự phát được mọi người thực hiện nhiều lần mỗi ngày, chủ yếu trong các tình huống căng thẳng", nghiên cứu cho biết. "Những động tác này thường không nhằm gửi đi thông điệp gì và thường được thực hiện một cách vô thức”.

Có những cách an toàn để sờ tay lên mặt

Nếu bạn không thể ngăn mình, đó không phải là ngày tận thế, tiến sĩ Becker nói. Có nhiều cách để giảm nguy cơ lây nhiễm do sờ mặt.

“Nếu ý thức được thói quen sờ tay lên mặt thì điều đó sẽ hữu ích. Xác định các yếu tố như sổ mũi hoặc muốn hắt hơi là rất quan trọng. Trong trường hợp này, hãy chuẩn bị giấy ăn và lau thay vì dùng tay trần” - tiến sĩ Becker nói.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ khuyến cáo người dân nên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có nước, có thể sử dụng dung dịch rửa tay khô có chứa ít nhất 60% cồn.

Xà phòng và nước được đặc biệt ưu tiên nếu tay có những vết bẩn thấy rõ, đặc biệt là sau khi sử dụng nhà vệ sinh, hỉ mũi, ho hoặc hắt hơi.

Hãy nghĩ về tất cả những thứ chứa đầy vi khuẩn mà mọi người chạm vào cả ngày. Điện thoại di động, chìa khóa xe, cửa ra vào và thang máy - thậm chí cả tiền mặt. Hãy tưởng tượng, tất cả các vi khuẩn, virus và các chất gây dị ứng từ những vật đó đi vào cơ thể thông qua niêm mạc trong mũi, miệng và mắt, hoặc một vết xước trên mặt hoặc cổ mà bạn không hề hay biết.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Người mẫu Nhật Bản hướng dẫn cách hô biến áo ngực thành khẩu trang

Song Minh |

Người mẫu Nhật Bản hướng dẫn cách biến áo ngực cũ thành khẩu trang, trong bối cảnh dịch SARS-CoV-2 khiến khẩu trang khan hiếm.

Phân biệt SARS-CoV-2 và cúm mùa

Ngọc Vân |

WHO chỉ rõ sự giống và khác nhau giữa SARS-CoV-2 (COVID-19) và cúm mùa.

Tham mưu trưởng Italia nhiễm SARS-CoV-2, số ca tử vong tiếp tục tăng kỷ lục

Song Minh |

Tham mưu trưởng Italia và nhiều quan chức cao cấp khác đã nhiễm SARS-CoV-2 - báo chí Italia đưa tin ngày 8.3.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Người mẫu Nhật Bản hướng dẫn cách hô biến áo ngực thành khẩu trang

Song Minh |

Người mẫu Nhật Bản hướng dẫn cách biến áo ngực cũ thành khẩu trang, trong bối cảnh dịch SARS-CoV-2 khiến khẩu trang khan hiếm.

Phân biệt SARS-CoV-2 và cúm mùa

Ngọc Vân |

WHO chỉ rõ sự giống và khác nhau giữa SARS-CoV-2 (COVID-19) và cúm mùa.

Tham mưu trưởng Italia nhiễm SARS-CoV-2, số ca tử vong tiếp tục tăng kỷ lục

Song Minh |

Tham mưu trưởng Italia và nhiều quan chức cao cấp khác đã nhiễm SARS-CoV-2 - báo chí Italia đưa tin ngày 8.3.