Tàu vũ trụ 46 tuổi gặp trục trặc cách Trái đất 24 tỉ cây số

Anh Vũ |

Một vấn đề đáng chú ý đã xảy ra với tàu thám hiểm không gian sâu Voyager 1 của NASA, khiến nó không thể truyền dữ liệu khoa học hoặc dữ liệu hệ thống về Trái đất.

Theo NASA, con tàu đã 46 tuổi này vẫn có khả năng nhận lệnh, nhưng vấn đề dường như xuất hiện tại hệ thống máy tính của nó khiến nó không thể gửi thông tin về quê nhà.

Hệ thống dữ liệu bay (FDS) của Voyager 1, nơi thu thập thông tin kỹ thuật và dữ liệu từ các công cụ khoa học trên tàu, hiện không còn khả năng giao tiếp với đơn vị viễn thông của tàu (TMU), theo một bài đăng trên blog của NASA vào ngày 12.12.

Khi hoạt động bình thường, FDS sẽ tổ chức, sắp xếp thông tin của tàu vào một gói dữ liệu, sau đó truyền về Trái Đất qua TMU.

Gần đây, gói dữ liệu đó "kẹt" và không thể được gửi đi, theo NASA. Đội ngũ kỹ sư của Voyager đã xác định rõ ràng rằng, vấn đề xuất phát từ FDS, nhưng có thể họ sẽ mất vài tuần trước khi tìm ra giải pháp.

Voyager 1 và phi thuyền song sinh của nó, Voyager 2, được phóng vào năm 1977 và hoạt động trong vũ trụ lâu hơn bất kỳ tàu vũ trụ nào trong lịch sử. Cả hai đều ở không gian liên hành tinh, dấn thân vào vũ trụ với khoảng cách hơn 24 tỉ km từ Trái Đất.

Những tàu thám hiểm này ở xa đến nỗi cần gần một ngày (22,5 giờ) để gửi một tín hiệu đến cho chúng và sẽ mất một ngày nữa để nhận bất kỳ phản hồi nào. Tổng cộng mất tới 45 giờ để Trái đất và Voyager 1 trao đổi thông tin. Vì vậy, mỗi khi các kỹ sư NASA có thể gửi một giải pháp cho bộ phận FDS của tàu, họ sẽ phải đợi đến ngày tiếp theo để biết liệu nó có hoạt động hay không.

Tuổi tác và phần cứng của phi thuyền tạo ra một bộ thách thức đặc biệt khi các kỹ thuật viên của NASA phải làm việc với công nghệ từ những năm 1970.

a
Đây không phải là lần đầu Voyager 1 gặp sự cố trong những năm gần đây. Ảnh: NASA

Đây không phải là lần đầu Voyager 1 gặp sự cố trong những năm gần đây. Các vấn đề với hệ thống kiểm soát và vận hành định hình tư thế (AACS) của tàu đã được ghi nhận vào tháng 5.2022 và khiến nó truyền dữ liệu vô nghĩa trong vài tháng trước khi tìm ra cách giải quyết.

Một bản cập nhật cùng một bản vá phần mềm đã được gửi đến Voyager 1 vào tháng 10.2023 để giúp giải quyết vấn đề đó và ngăn chặn tình trạng cặn bã nhớt tích tụ trên động cơ phun nhiên liệu của phi thuyền.

Nhưng những cập nhật này không được gửi đi một cách nhanh chóng. Blog của NASA đã chỉ ra rằng, "việc tìm ra giải pháp cho những thách thức mà các phi thuyền gặp thường đòi hỏi thời gian tham khảo vào các tài liệu gốc viết bởi các kỹ sư trong quá khứ. Họ không dự đoán được vấn đề mà chúng tôi đang phải đối mặt ngày nay. Do đó, đội ngũ cần thời gian để hiểu rõ, làm thế nào một lệnh mới sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của phi thuyền để tránh tình trạng hậu quả không mong muốn”.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Khoảnh khắc tàu vũ trụ Thần Châu 16 của Trung Quốc hạ cánh xuống Trái đất

Thanh Hà - Vĩnh Hoàng (Nguồn: Xinhua) |

Tàu vũ trụ Thần Châu 16 đã hạ cánh an toàn xuống bãi đáp Đông Phong ở khu tự trị Nội Mông phía bắc Trung Quốc ngày 31.10. Tàu vũ trụ đã đưa 3 phi hành gia Trung Quốc Jing Haipeng, Zhu Yangzhu và Gui Haichao trở về Trái đất an toàn, hoàn tất sứ mệnh kéo dài 5 tháng trên trạm vũ trụ Thiên Cung.

Không quân Mỹ phát triển tàu vũ trụ năng lượng hạt nhân

Anh Vũ |

Tàu vũ trụ năng lượng hạt nhân sẽ là mục tiêu chính cho ba công ty phát triển công nghệ đã ký hợp đồng với Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Mỹ (AFRL).

Ấn Độ phóng tàu vũ trụ nghiên cứu Mặt trời

Thanh Hà |

Sau thành công của cuộc đổ bộ lên Mặt trăng, cơ quan vũ trụ Ấn Độ đã phóng sứ mệnh nghiên cứu Mặt trời đầu tiên của nước này ngày 2.9.

Dàn Tiktoker đổ bộ livestream bán hàng ngay tại chợ Bến Thành

Ngọc Lê - Thanh Chân |

TPHCM - Lần đầu tiên, loạt Tiktoker nổi tiếng đến chợ Bến Thành livestream (phát trực tiếp), bán sản phẩm của các tiểu thương tại chợ. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tại chợ khi sản phẩm được đưa lên nền tảng thương mại điện tử cũng như quảng bá điểm đến chợ Bến Thành.

Triệt phá đường dây phù phép 4.000 xe gian thành xe mới xuất xưởng

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 15.12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam Bùi Văn Tân (sinh năm 1983, trú xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn) và 8 đồng phạm để điều tra về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Trong vòng 2 năm từ 2021 đến 2023, đường dây của Tân phù phép gần 4.000 xe gian thành xe mới xuất xưởng, tung ra thị trường thu lời bất chính hơn 15 tỉ đồng.

Công an TPHCM triệt phá 3 nhóm tín dụng đen cho vay lãi suất đến 900%/năm

Nam Hiệp |

Trong ngày đầu ra quân mở đợt cao điểm trấn áp tội phạm đảm bảo an ninh trật tự Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, Công an TPHCM đã bắt giữ 3 nhóm đối tượng tín dụng đen, cho vay với lãi suất lên đến 900%/năm.

Chủ nhân 2 căn biệt thự bị cưỡng chế ở Phú Quốc đã tự nguyện tháo dỡ

NGUYÊN ANH |

Theo kế hoạch của UBND TP Phú Quốc, hôm nay 15.12, tiến hành cưỡng chế 2 căn biệt thự của ông P.V.C và P.V.B trong khu 79 biệt thự trái phép ở xã Dương Tơ. Tuy nhiên chủ nhân 2 căn biệt thự này đã tự nguyện tháo dỡ trả lại mặt bằng cho nhà nước trước ngày cưỡng chế.

Hà Nội có chỉ số tia cực tím tăng lên ngưỡng gây hại cao

Thu Giang |

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15.12, chỉ số tia cực tím tại hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước ở mức nguy cơ gây hại trung bình đến cao (2,7-7,4). Riêng Thủ đô Hà Nội có thời điểm tăng lên ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao (7,6-8,1).

Khoảnh khắc tàu vũ trụ Thần Châu 16 của Trung Quốc hạ cánh xuống Trái đất

Thanh Hà - Vĩnh Hoàng (Nguồn: Xinhua) |

Tàu vũ trụ Thần Châu 16 đã hạ cánh an toàn xuống bãi đáp Đông Phong ở khu tự trị Nội Mông phía bắc Trung Quốc ngày 31.10. Tàu vũ trụ đã đưa 3 phi hành gia Trung Quốc Jing Haipeng, Zhu Yangzhu và Gui Haichao trở về Trái đất an toàn, hoàn tất sứ mệnh kéo dài 5 tháng trên trạm vũ trụ Thiên Cung.

Không quân Mỹ phát triển tàu vũ trụ năng lượng hạt nhân

Anh Vũ |

Tàu vũ trụ năng lượng hạt nhân sẽ là mục tiêu chính cho ba công ty phát triển công nghệ đã ký hợp đồng với Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Mỹ (AFRL).

Ấn Độ phóng tàu vũ trụ nghiên cứu Mặt trời

Thanh Hà |

Sau thành công của cuộc đổ bộ lên Mặt trăng, cơ quan vũ trụ Ấn Độ đã phóng sứ mệnh nghiên cứu Mặt trời đầu tiên của nước này ngày 2.9.