Tàu cao tốc mới của Indonesia vào giai đoạn chạy thử toàn diện

Phương Thảo |

Tàu cao tốc đầu tiên của Indonesia nối thủ đô Jakarta và Bandung - thành phố đông dân thứ tư của đất nước - đã hoàn thành chạy thử nghiệm với tốc độ 180 km/h vào đầu tuần này.

Đây là lần thử nghiệm đầu tiên trong đợt thử nghiệm toàn diện để tăng dần tốc độ lên 385 km/h trong những tuần tới.

Tàu cao tốc mới đã di chuyển từ Jakarta đến Bandung trong 1 giờ, giảm hơn một nửa hành trình ôtô thông thường kéo dài 2 tiếng rưỡi giữa 2 thành phố.

Thời lượng của hành trình bằng đường sắt sẽ giảm xuống còn khoảng 40 phút sau khi tàu bắt đầu chạy với tốc độ tối đa.

Việc xây dựng dự án đường sắt dài 142 km bắt đầu năm 2016. Đây là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đồng thời đưa Indonesia trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên có đường sắt cao tốc.

Tốc độ kỹ thuật tối đa của tàu được cho là 385 km/h và các lần chạy thử nghiệm cuối trong vòng 3 tuần dự kiến sẽ đạt được tốc độ đó.

Tàu cao tốc Maglev của Nhật Bản có tốc độ lên tới 603 km/h. Các chuyến tàu TGV của Pháp tiếp sau với tốc độ 574,8 km/h và Shanghai Maglev đứng thứ ba với tốc độ 460 km/h. Các chuyến tàu Frecciargento của Italy đạt tốc độ tối đa 300 km/h.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo dự kiến khai trương hoạt động thương mại của đoàn tàu vào ngày 18.8. Đường ray của hệ thống này được trang bị cảm biến thông minh, khả năng giám sát động đất và hệ thống cảnh báo sớm.

Các công ty nhà nước Indonesia, bao gồm nhà điều hành đường sắt KAI và công ty xây dựng Wijaya Karya, kiểm soát 60%  liên doanh phát triển đường sắt Indonesia - Trung Quốc Kereta Cepat Indonesia China (KCIC) trong khi Tập đoàn Kỹ thuật Đường sắt Trung Quốc và các công ty Trung Quốc khác nắm giữ số cổ phần còn lại.

Tổng chi phí dự kiến của tuyến đường sắt cao tốc Jakarta  - Bandung ban đầu được ước tính là 6 tỉ USD. Tuy nhiên, năm 2022, Jakarta cho biết cần thêm 1,2 tỉ USD để đáp ứng thời hạn ra mắt thương mại vào tháng 6.2023.

Ban đầu, tuyến đường sắt cao tốc Jakarta - Bandung được lên kế hoạch để đi vào hoạt động năm 2019 nhưng dự án đã đối mặt với các vấn đề về thu hồi đất và chậm trễ xây dựng do COVID-19.

Phương Thảo
TIN LIÊN QUAN

Cá nhà táng khổng lồ thứ ba chết ở Indonesia trong 1 tuần

Ngọc Vân |

Một con cá nhà táng dài 17 mét đã chết sau khi dạt vào một bãi biển ở Bali, trở thành con thứ ba mắc cạn trên đảo Indonesia chỉ trong hơn 1 tuần.

Indonesia nỗ lực thoát khỏi phụ thuộc du lịch Bali

Thanh Hà |

Indonesia đã chỉ định 5 danh lam thắng cảnh là "điểm du lịch siêu ưu tiên" trong nỗ lực chấm dứt sự phụ thuộc vào hòn đảo du lịch nổi tiếng thế giới Bali.

Mã QR xâm nhập nền kinh tế phi chính thức hàng tỉ USD của Indonesia

Thanh Hà |

Từ những xe bán đồ ăn dọc đường phố ồn ào của Jakarta đến những khu chợ tươi sống ở những ngôi làng xa xôi nhất của Indonesia, mã QR đang trở nên phổ biến.

Tương lai vị thế của đồng USD

Khánh Minh |

Vị thế của đồng USD được đặt dấu hỏi trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung, hậu quả từ xung đột Nga - Ukraina và tranh cãi về nợ công Mỹ.

Hơn 200 bãi tắm giữa vịnh Hạ Long chỉ mở 1: Lại chờ thêm vài mùa hè nữa

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Khi Ban Quản lý vịnh Hạ Long trình phương án quản lý, khai thác một cụm bãi tắm giữa vịnh Hạ Long thì nhiều du khách hy vọng hè này sẽ không còn tình trạng đi du lịch 2-3 ngày trên vịnh Hạ Long mà không được tắm biển. Tuy nhiên, với công văn trả lời mới đây của UBND TP Hạ Long thì trong vòng ít nhất 1-2 năm tới, hàng triệu du khách vẫn phải sử dụng chung một bãi tắm duy nhất trên vịnh Hạ Long.

Điểm khác biệt giữa 2 đệ nhất cầu trụ cao vùng Tây Bắc

Tân Văn |

Cầu Pá Uôn bắc qua sông Đà hung dữ, cầu cạn Móng Sến đi qua thung lũng dốc 3 tầng đều là những điển hình cho sự kỳ vĩ, khát vọng của đất và người Tây Bắc.

Nông dân ồ ạt trồng sầu riêng ở Đắk Lắk, dễ kéo theo nhiều hệ lụy

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Gần 1 năm qua, sầu riêng được mùa, được giá, nên nông dân ở Đắk Lắk đã chặt bỏ cây cà phê, tiêu... để chuyển đổi cây trồng. Việc trồng vội vàng, làm một cách ồ ạt rất dễ gây ra nhiều hệ lụy nhãn tiền.

Hồ treo trơ đáy, người dân Cao nguyên đá gồng mình chống hạn

Nguyễn Tùng |

Hà Giang - Những hồ treo chứa nước trên vùng Cao nguyên đá Đồng Văn vốn là nơi dự trữ và cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho đồng bào nhưng vài tháng nay đã rơi vào tình trạng cạn trơ đáy vì khô hạn kéo dài.

Cá nhà táng khổng lồ thứ ba chết ở Indonesia trong 1 tuần

Ngọc Vân |

Một con cá nhà táng dài 17 mét đã chết sau khi dạt vào một bãi biển ở Bali, trở thành con thứ ba mắc cạn trên đảo Indonesia chỉ trong hơn 1 tuần.

Indonesia nỗ lực thoát khỏi phụ thuộc du lịch Bali

Thanh Hà |

Indonesia đã chỉ định 5 danh lam thắng cảnh là "điểm du lịch siêu ưu tiên" trong nỗ lực chấm dứt sự phụ thuộc vào hòn đảo du lịch nổi tiếng thế giới Bali.

Mã QR xâm nhập nền kinh tế phi chính thức hàng tỉ USD của Indonesia

Thanh Hà |

Từ những xe bán đồ ăn dọc đường phố ồn ào của Jakarta đến những khu chợ tươi sống ở những ngôi làng xa xôi nhất của Indonesia, mã QR đang trở nên phổ biến.