Tập đoàn dầu khí Na Uy rời Nga: Nhận 1 USD, để lại 1 tỉ USD

Song Minh |

Tập đoàn dầu khí Equinor của Na Uy đồng ý bán cho tập đoàn dầu khí Nga Rosneft cổ phần với giá 1 USD và để lại tài sản trị giá 1 tỉ USD cho Rosneft.

Equinor của Na Uy đã trở thành công ty dầu khí phương Tây đầu tiên rút hoàn toàn khỏi Nga trong tháng này với cái giá không nhỏ.

Reuters dẫn ba nguồn tin trong ngành cho biết, Rosneft chỉ trả 1 Euro (1 USD) cho tài sản chính của Equinor. Chi tiết về thỏa thuận được đưa ra sau nhiều tuần đàm phán giữa Equinor và đại diện của Rosneft.

Theo thỏa thuận, Điện Kremlin đã đồng ý chuyển các cam kết đầu tư trong tương lai của Equinor, trị giá khoảng 1 tỉ USD, cho Rosneft. Đổi lại, Equinor đồng ý bán cổ phần cho Rosneft trong liên doanh của họ với giá 1 Euro.

Rosneft hiện chưa đưa ra bình luận.

Việc rút lui đã chấm dứt kế hoạch đầy tham vọng của Equinor. 10 năm trước, Equinor ký thỏa thuận với Rosneft để khai thác dầu và khí đốt ở những vùng đất rộng lớn thuộc lãnh thổ của Nga, bao gồm Bắc Cực, Thái Bình Dương và phía nam của đất nước.

Equinor ký thỏa thuận hợp tác chiến lược này với Rosneft vào tháng 5.2012 trước sự chứng kiến ​​của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Phó Thủ tướng Nga Igor Sechin. Ông Sechin đã gia nhập Rosneft với tư cách là người đứng đầu không lâu sau đó.

Thỏa thuận bao gồm việc cùng nhau khoan các giếng ngoài khơi nước Nga và nghiên cứu tiềm năng sản xuất đối với một số loại hình trên bờ, cũng như việc Rosneft tham gia thăm dò ngoài khơi Na Uy.

Thỏa thuận đưa hợp tác giữa Na Uy và Nga lên một tầm cao mới sau khi hai cường quốc Bắc Cực cuối cùng đã thống nhất về biên giới trên Biển Barents vào năm 2010, chấm dứt tranh chấp kéo dài 40 năm.

Tập đoàn Equinor rút hoàn toàn khỏi Nga. Ảnh: Equinor
Tập đoàn Equinor rút hoàn toàn khỏi Nga. Ảnh: Equinor

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Mátxcơva sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014 đã hạn chế hợp tác thăm dò ngoài khơi Bắc Cực, nhưng trên đất liền thì công việc vẫn tiếp tục và thậm chí còn được mở rộng.

Từ năm 2018 đến năm 2020, Equinor và Rosneft đã mở rộng quan hệ đối tác sang một số lĩnh vực ở Tây và Đông Siberia.

Theo hai nguồn tin, vài năm trước Equinor đang thực hiện một thỏa thuận thậm chí lớn hơn, trị giá hàng tỉ USD với Rosneft để cùng thăm dò những mỏ dầu khổng lồ ở Siberia, nhưng cả hai không thể đồng ý về các điều khoản cuối cùng.

Vào ngày 27.2, ba ngày sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina, Equinor tuyên bố bắt đầu rút khỏi Nga.

Người phát ngôn của Equinor cho biết đã thành lập một nhóm để thực hiện việc rời đi và duy trì đối thoại với các nhà chức trách để đảm bảo tuân thủ tất cả các biện pháp trừng phạt.

Vào tháng 5, Equinor thông báo thỏa thuận để rời khỏi các liên doanh của Nga và chuyển chúng cho Rosneft. Sau đó, tập đoàn này chỉ còn lại một tài sản ở Nga để thoái vốn - mỏ dầu Kharyaga ở Bắc Cực do Zarubezhneft của Nga điều hành. Equinor đã hoàn tất việc rút lui toàn bộ trong tháng này bằng cách chuyển giao 30% cổ phần trong mỏ dầu Kharyaga cho Zarubezhneft. Các điều khoản tài chính không được tiết lộ.

Ngoài Equinor, 4 gã khổng lồ năng lượng khác cũng quyết định rút khỏi Nga, bao gồm BP, Exxon Mobil, Shell và TotalEnergies.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Có siêu đường ống, Nga thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của Trung Quốc

Ngọc Vân |

Nga đang trên đường trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho Trung Quốc khi việc giao hàng qua đường ống siêu lớn Power of Siberia đang tăng lên.

Na Uy hoài nghi về giá trần khí đốt Nga

Thanh Hà |

Thủ tướng Na Uy nhận định, áp giá trần khí đốt Nga sẽ không giải quyết được tình trạng thiếu hụt năng lượng của Châu Âu.

EU xây đường ống 13 tỉ USD thay thế khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Liên minh Châu Âu (EU) sẵn sàng thay thế khí đốt Nga bằng đường ống mới trị giá 13 tỉ USD.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Có siêu đường ống, Nga thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của Trung Quốc

Ngọc Vân |

Nga đang trên đường trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho Trung Quốc khi việc giao hàng qua đường ống siêu lớn Power of Siberia đang tăng lên.

Na Uy hoài nghi về giá trần khí đốt Nga

Thanh Hà |

Thủ tướng Na Uy nhận định, áp giá trần khí đốt Nga sẽ không giải quyết được tình trạng thiếu hụt năng lượng của Châu Âu.

EU xây đường ống 13 tỉ USD thay thế khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Liên minh Châu Âu (EU) sẵn sàng thay thế khí đốt Nga bằng đường ống mới trị giá 13 tỉ USD.