Tập đoàn đập Tam Hiệp Trung Quốc: Bê bối tham nhũng lớn

Ngọc Vân |

Tập đoàn Tam Hiệp - đơn vị vận hành đập Tam Hiệp khổng lồ của Trung Quốc - từng rúng động với những vụ tham nhũng lớn.

Hình thành

Ngày 28.8 vừa qua, Tập đoàn Tam Hiệp bị Mỹ đưa vào “tầm ngắm” trừng phạt vì bị cho là thuộc sở hữu của quân đội Trung Quốc hoặc do quân đội Trung Quốc kiểm soát.

Tập đoàn Tam Hiệp là tập đoàn điện lực nhà nước của Trung Quốc, được thành lập vào ngày 27.9.1993. Tập đoàn chịu trách nhiệm xây dựng dự án đập Tam Hiệp - công trình thủy điện lớn nhất thế giới đi vào hoạt động từ năm 2008.

Vào tháng 9.2002, Tập đoàn Tam Hiệp thành lập công ty con là China Yangtze Power, tiếp quản các hoạt động và quản lý đập Cát Châu Bá và đập Tam Hiệp.

Ngoài Cát Châu Bá và đập Tam Hiệp, Tập đoàn Tam Hiệp còn vận hành và phát triển các dự án thủy điện lớn hơn trên sông Dương Tử - như đập Tiểu Lãng Để, đập Khê Lạc Độ (nhà máy thủy điện lớn thứ ba thế giới), đập Bạch Hạc Than và đập Ô Đông Đức.

Đập Tam Hiệp là dự án thuỷ điện lớn nhất thế giới. Ảnh: Tân Hoa Xã
Đập Tam Hiệp là dự án thuỷ điện lớn nhất thế giới. Ảnh: Tân Hoa Xã

Tập đoàn Tam Hiệp là công ty hàng đầu thế giới về sản xuất năng lượng với lực lượng lao động 35.000 người và tổng tài sản gần 700 tỉ nhân dân tệ (khoảng 100 tỉ USD). Tập đoàn chuyên về phát triển và vận hành thủy điện, cũng như phát triển năng lượng mới như gió và mặt trời ở Trung Quốc và nước ngoài.

Với tổng công suất lắp đặt 124GW, trong đó 17,7GW ở nước ngoài, Tập đoàn Tam Hiệp đã trở thành tập đoàn năng lượng lớn nhất Trung Quốc và doanh nghiệp thủy điện lớn nhất thế giới, hoạt động tại 47 quốc gia với 89 hợp đồng quốc tế và dự án đầu tư đang thực hiện ở Châu Phi, Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ.

Vào tháng 12.2011, Tập đoàn Tam Hiệp mua lại 21,35% cổ phần của chính phủ Bồ Đào Nha tại Energias de Portugal với giá 3,2 tỉ USD. Cùng tháng này, Tập đoàn Tam Hiệp trả 2,1 tỉ đôla Hong Kong (270 triệu USD) cho 29% cổ phần của Công ty Phát triển Năng lượng Mới China Power.

Bê bối tham nhũng

Nhiều người chắc hẳn không quên vụ bê bối tham nhũng năm 2014 tại Tập đoàn Tam Hiệp đã khiến Chủ tịch Cao Guangjing, Tổng Giám đốc Chen Fei của tập đoàn bị cách chức, nhiều quan chức khác bị sa thải. Cuộc điều tra là một phần của chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng và chỉ đạo.

Reuters dẫn báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc cho hay, các quan chức của Tập đoàn Tam Hiệp đã phạm tội chuyên quyền, giao dịch tài sản mờ ám và thực hiện thủ tục đấu thầu gian manh.

Nguyên CEO Tập đoàn Tam Hiệp Cao Guangjing bị sa thải năm 2014. Ảnh: Reuters
Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Tam Hiệp Cao Guangjing bị sa thải năm 2014. Ảnh: Reuters

Từ năm 1992 đến năm 2009, tất cả người dân phải trả một khoản tiền được tính vào giá điện trên khắp Trung Quốc để chuyển số tiền đó vào việc xây dựng đập Tam Hiệp - một dự án gây tranh cãi vì những lo ngại về môi trường và khiến hàng triệu người dân phải bắt buộc di dời.

"Người thân và bạn bè của một số lãnh đạo Tập đoàn Tam Hiệp đã can thiệp vào các dự án xây dựng, một số cuộc đấu thầu được tiến hành bí mật... và một số lãnh đạo đã chiếm dụng bất hợp pháp nhiều căn hộ" - Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc cho biết.

Vào thời điểm đó, nhiều tờ báo của Trung Quốc cũng đã vào cuộc. Time-Weekly, một tờ báo có trụ sở tại thành phố Quảng Châu, miền nam Trung Quốc, phanh phui, một công ty đấu thầu dự án xây dựng liên quan đến khu vực đập Tam Hiệp đã phải hối lộ 1 triệu nhân dân tệ (163.000 USD) cho các thành viên hội đồng thẩm định thầu.

Tờ báo viết: “Bởi vì Tập đoàn Tam Hiệp thuộc sở hữu nhà nước hoàn toàn… nên được ‘bảo vệ’ đặc biệt, và trong nhiều năm gần như không có sự giám sát và quy định nào”.

Tờ Southern Metropolitan Daily, trong một bài xã luận, đã kêu gọi áp dụng toàn bộ sức nặng của luật pháp đối với một tập đoàn đã hút quá nhiều tài nguyên quốc gia.

"Toàn bộ sức mạnh của Trung Quốc đã hội tụ vào việc xây dựng dự án lớn này. Những khoản tiền khổng lồ đã đổ vào đó, những quyền lực lớn đã được ban tặng. Nhưng sự giám sát đối với những quyền lực đáng lẽ phải có, đã không có” - tờ báo viết.

Trên Weibo, chủ đề này được xếp vào hàng những chủ đề được thảo luận rộng rãi nhất.

“Quỹ Tam Hiệp do chúng tôi trả cho mỗi hóa đơn tiền điện có thực sự là để nuôi chó không?” - một người dùng viết.

“Tại sao Tập đoàn Tam Hiệp, được tất cả chúng tôi nuôi dưỡng, lại trở thành một “đứa con bất hiếu” - một người dùng khác viết.

Đó không phải là lần đầu tiên Tập đoàn Tam Hiệp và dự án đập Tam Hiệp bị chỉ trích. Cuối năm 2013, một quan chức cấp cao liên quan đến công việc "theo dõi" con đập đã bị sa thải vì "nghi ngờ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng" - một cách nói thường dùng để chỉ tham nhũng.

Năm 2011, Thủ tướng Trung Quốc khi đó là Ôn Gia Bảo đã chủ trì một cuộc họp chính phủ về đập Tam Hiệp và nói rằng mặc dù kế hoạch này mang lại lợi ích, nhưng nó đã tạo ra vô số vấn đề cấp bách, từ việc di dời hơn một triệu người dân đến rủi ro thảm họa địa chất.

Và trở lại năm 2000, sáu năm trước khi đập Tam Hiệp hoàn thành, chính quyền đã bắt quả tang các quan chức bòn rút hàng trăm triệu nhân dân tệ trong quỹ tái định cư.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Tập đoàn đập Tam Hiệp Trung Quốc đối mặt trừng phạt đầu tiên của Mỹ

Ngọc Vân |

Tập đoàn vận hành đập Tam Hiệp và hàng chục công ty khác của Trung Quốc đối mặt trừng phạt đầu tiên của Mỹ.

Tập đoàn Trung Quốc vận hành đập Tam Hiệp vào “tầm ngắm” của Mỹ

Khánh Minh |

Tập đoàn vận hành đập Tam Hiệp cùng 11 công ty khác của Trung Quốc đang vào “tầm ngắm” trừng phạt của Mỹ.

Lộ tên tuổi lớn trong số 24 Cty Trung Quốc tham gia xây đảo nhân tạo bị Mỹ trừng phạt

Ngọc Vân |

Trong số 24 công ty Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt vì tham gia xây đảo nhân tạo ở Biển Đông có Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC) với hàng loạt dự án gây tranh cãi.

Những món ăn đặc sắc của người Hoa ở Chợ Lớn, TPHCM

Phạm Công Luận |

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách…

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Tập đoàn đập Tam Hiệp Trung Quốc đối mặt trừng phạt đầu tiên của Mỹ

Ngọc Vân |

Tập đoàn vận hành đập Tam Hiệp và hàng chục công ty khác của Trung Quốc đối mặt trừng phạt đầu tiên của Mỹ.

Tập đoàn Trung Quốc vận hành đập Tam Hiệp vào “tầm ngắm” của Mỹ

Khánh Minh |

Tập đoàn vận hành đập Tam Hiệp cùng 11 công ty khác của Trung Quốc đang vào “tầm ngắm” trừng phạt của Mỹ.

Lộ tên tuổi lớn trong số 24 Cty Trung Quốc tham gia xây đảo nhân tạo bị Mỹ trừng phạt

Ngọc Vân |

Trong số 24 công ty Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt vì tham gia xây đảo nhân tạo ở Biển Đông có Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC) với hàng loạt dự án gây tranh cãi.