Tăng cường tin cậy chính trị, củng cố quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Song Minh |

Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị Thượng đỉnh Thương mại - Đầu tư Trung Quốc - ASEAN (CABIS) lần thứ 20 từ ngày 16-17.9.2023 theo lời mời của Chính phủ Trung Quốc thành công tốt đẹp với những kết quả nổi bật.

Thứ nhất, chuyến công tác góp phần tăng cường tin cậy chính trị, củng cố quan hệ song phương Việt Nam - Trung Quốc. Cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã tiếp nối đà tiếp xúc cấp cao mật thiết giữa hai nước thời gian qua; tiếp tục cụ thể hoá nhận thức chung giữa lãnh đạo cao nhất hai bên trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 10.2022 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, góp phần đưa quan hệ song phương bước vào giai đoạn phát triển mới ổn định, lành mạnh và bền vững.

Thứ hai, chuyến công tác thúc đẩy hợp tác thiết thực, nhất là về kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung và giữa các địa phương Việt Nam với Quảng Tây - Trung Quốc nói riêng. Trong trao đổi với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Bí thư Quảng Tây Lưu Ninh đều khẳng định sẽ mở rộng nhập khẩu hàng hoá, nhất là nông sản của Việt Nam, duy trì giao thương thông suốt tại các cửa khẩu; khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc có tiềm lực đầu tư vào các lĩnh vực mà Việt Nam ưu tiên; tăng cường kết nối đường bộ, đường sắt giữa hai nước.

Thứ ba, chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính đóng góp tích cực cho thành công của Hội chợ Trung Quốc - ASEAN. Trong suốt các kỳ hội chợ trước đây và tại hội chợ năm nay, Việt Nam tiếp tục là quốc gia có số lượng gian hàng và diện tích trưng bày lớn nhất trong ASEAN, chỉ sau nước chủ nhà Trung Quốc, qua đó tạo ra cơ hội để hàng hoá Việt Nam đến với thị trường Trung Quốc và các nước ASEAN, đóng góp vào hợp tác và tăng trưởng kinh tế chung của khu vực, qua đó đóng góp tích cực cho quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện ASEAN - Trung Quốc.

20 năm qua hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc đã có những bước tiến vượt bậc. Thương mại song phương từ mức chỉ 78,2 tỉ USD năm 2003, đến nay tăng 13 lần đạt 975,6 tỉ USD vào năm 2022, đưa Trung Quốc và ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn nhất và đối tác đầu tư quan trọng hàng đầu của nhau.

Phát biểu tại lễ khai mạc CAEXPO sáng 17.9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam luôn ghi nhận những đóng góp quan trọng của Trung Quốc trong thúc đẩy hợp tác và phồn vinh chung ở khu vực. Việt Nam ủng hộ sự hợp tác giúp đỡ trên tinh thần cởi mở, chân thành, tin cậy, bình đẳng, kết nối vành đai con đường vì thịnh vượng chung của các dân tộc trong khu vực và trên thế giới. Trong những thời điểm khó khăn nhất, Trung Quốc luôn phát huy vai trò “nước lớn có trách nhiệm” và mỏ neo, trụ đỡ ổn định của kinh tế khu vực thông qua cam kết mở cửa thị trường, đẩy mạnh đầu tư và mở rộng các lĩnh vực hợp tác với ASEAN và cung cấp vaccine chống dịch COVID-19.

Thủ tướng đề nghị các bên tiếp tục mở cửa thị trường; chống chủ nghĩa bảo hộ; thực hiện ở mức cao nhất các cam kết thương mại tự do như trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), phối hợp xây dựng chuỗi liên kết từ vùng nguyên liệu đến trung tâm sản xuất và hệ thống tiêu thụ sản phẩm của mỗi nước, hợp tác nâng cao năng lực thích ứng với các tiêu chuẩn mới, thị hiếu mới, sản phẩm xanh, thúc đẩy hợp tác khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Việt Nam mong muốn tiếp tục cùng Trung Quốc và các nước ASEAN khẩn trương hoàn tất đàm phán nâng cấp phiên bản 3.0 Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc; nâng cấp kết nối cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt; đưa vào triển khai mở rộng thí điểm mô hình cửa khẩu thông minh nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu đầu tư, kinh doanh, giao thương, văn hóa, du lịch của cộng đồng doanh nghiệp và người dân mỗi nước.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Hữu nghị, hợp tác là dòng chảy chính trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Khánh Minh |

Trung Quốc là nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 18.1.1950. Hai quốc gia trở thành Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện vào năm 2008. Hữu nghị, hợp tác là dòng chảy chính trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc hơn 73 năm qua.

Những điểm sáng trong ngoại giao văn hóa Việt Nam - Trung Quốc

Kim Sơn |

Ngoại giao văn hóa là một trong những ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm qua. Thông qua kết nối kinh tế văn hóa, đẩy mạnh truyền thông văn hóa và tăng cường hợp tác giáo dục văn hóa góp phần gia tăng chiều sâu mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia láng giềng.

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc duy trì xu thế phát triển ổn định, tích cực

Song Minh |

Thời gian qua, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc về tổng thể duy trì xu thế phát triển ổn định, tích cực, đặc biệt là sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (từ ngày 30.10 đến 1.11.2022).

Làng nghề Phú Bình đưa lồng đèn truyền thống lên sàn thương mại điện tử

PHƯƠNG UYÊN |

TPHCM - Tết Trung thu cận kề, làng nghề Phú Bình (Quận 11) sản xuất lồng đèn giấy lại đang hối hả làm những mẫu hàng cuối cùng để cung ứng ra thị trường.

Những điểm mới trong phương án cải cách tiền lương

LƯƠNG HẠNH |

Đến cuối 2021, ngân sách dư gần 263.000 tỉ đồng cho cải cách tiền lương nhưng chưa thực hiện, theo Bộ Tài chính. Tới đây, nhiều điểm mới được nêu rõ trong đề án cải cách tiền lương.

Sức mạnh quảng bá văn hóa truyền thống từ phim cổ trang của Hàn Quốc

Huyền Chi |

Năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc công bố kế hoạch đẩy mạnh quảng bá văn hóa truyền thống Hàn Quốc dựa trên các nền tảng văn hóa đại chúng sẵn có như âm nhạc, phim ảnh, chương trình truyền hình...

Cà phê Việt Nam hết hàng xuất khẩu dù giá lên cao kỷ lục

BẢO TRUNG |

Trước tình hình giá cà phê thu mua tại vườn đang ở mức cao nhất trong khoảng 10 năm qua, tại “thủ phủ” cà phê của cả nước - tỉnh Đắk Lắk - doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn đang khan hàng để xuất khẩu.

Ngoài cưỡng chế 79 biệt thự, Phú Quốc sẽ xử lý tòa nhà 12 tầng

NGUYÊN ANH |

Ngoài việc đang quyết liệt thực hiện cưỡng chế vụ 79 biệt thự trái phép, UBND TP Phú Quốc cũng đã ra quyết định cưỡng chế với công trình tòa nhà 12 tầng ở ấp Cửa Lấp, xã Dương Tơ. Tuy nhiên, việc tháo dỡ căn nhà 12 tầng lại không đơn giản.

Hữu nghị, hợp tác là dòng chảy chính trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Khánh Minh |

Trung Quốc là nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 18.1.1950. Hai quốc gia trở thành Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện vào năm 2008. Hữu nghị, hợp tác là dòng chảy chính trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc hơn 73 năm qua.

Những điểm sáng trong ngoại giao văn hóa Việt Nam - Trung Quốc

Kim Sơn |

Ngoại giao văn hóa là một trong những ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm qua. Thông qua kết nối kinh tế văn hóa, đẩy mạnh truyền thông văn hóa và tăng cường hợp tác giáo dục văn hóa góp phần gia tăng chiều sâu mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia láng giềng.

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc duy trì xu thế phát triển ổn định, tích cực

Song Minh |

Thời gian qua, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc về tổng thể duy trì xu thế phát triển ổn định, tích cực, đặc biệt là sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (từ ngày 30.10 đến 1.11.2022).