Tàn tích siêu tân tinh 300 năm như kính vạn hoa được hơn 1 triệu lượt thích

Hải Anh |

NASA chia sẻ ảnh tàn tích siêu tân tinh kết quả của vụ nổ cách đây 300 năm của một ngôi sao khổng lồ.

NASA đăng ảnh trên Instagram hôm 1.8 về Cassiopeia A (Cas A), gọi tàn tích siêu tân tinh này là "kính vạn hoa sắc màu".

Cơ quan vũ trụ Mỹ thông tin, Cas A là tàn tích của một ngôi sao khổng lồ cách Trái đất 11.000 năm ánh sáng đã nổ cách đây khoảng 300 năm.

Bức ảnh, theo NASA, cho thấy Cas A ở trạng thái "lộng lẫy trọn vẹn".

Bức ảnh tàn tích siêu tân tinh mà NASA đăng tải đã thu hút hơn 1,3 triệu lượt thích.

Tàn tích siêu tân tinh Cassiopeia A. Ảnh: NASA
Tàn tích siêu tân tinh Cassiopeia A trong bức ảnh mới nhất được NASA chia sẻ. Ảnh: NASA

NASA thông tin, ảnh tàn tích siêu tân tinh Cassiopeia A được chụp bằng 3 đài quan sát, giúp các nhà thiên văn học có cái nhìn tổng thể về tàn tích siêu tân tinh này.

Màu sắc xanh lam và xanh lục là từ dữ liệu tia X của đài quan sát tia X Chandra và thể hiện những khí ở khoảng 10 triệu độ C.

"Khí nóng này có thể được tạo ra khi vật chất phóng ra từ siêu tân tinh đập vào khí và bụi xung quanh với tốc độ khoảng 16 triệu km/h" - NASA cho hay.

Màu đỏ là dữ liệu hồng ngoại từ kính viễn vọng không gian Spitzer và thể hiện lớp bụi ấm ở “lớp vỏ bên ngoài với nhiệt độ khoảng 10 độ C”.

Màu vàng là dữ liệu quang học từ kính thiên văn Hubble, cho thấy “cấu trúc dạng sợi mỏng manh” của các khí nóng ở “khoảng 10.000 độ C”.

NASA giải thích: “Việc so sánh những hình ảnh sẽ giúp các nhà thiên văn học xác định rõ hơn liệu phần lớn bụi trong tàn tích siêu tân tinh đến từ ngôi sao lớn trước khi nó phát nổ hay từ vật phóng siêu tân tinh đang giãn nở nhanh”.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

SpaceX lắp 29 động cơ cho tên lửa Super Heavy khổng lồ

Thanh Hà |

SpaceX của tỉ phú Elon Musk đang chuẩn bị cho chuyến bay thử nghiệm quỹ đạo đầu tiên của hệ thống Starship.

Nghiên cứu của Trung Quốc đảo lộn hiểu biết về siêu tân tinh sáng nhất

Song Minh |

Giới thiên văn Trung Quốc hiện đại có phát hiện mới thách thức các lý thuyết vật lý cổ điển về Tinh vân Con Cua - tàn tích của siêu tân tinh Thiên Quan khách tinh.

Ngoạn mục chứng kiến từ trái đất vụ nổ tân tinh chói lòa

Song Minh |

Một vụ nổ tân tinh vừa xảy ra có thể quan sát từ trái đất chỉ bằng kính thiên văn thường.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

SpaceX lắp 29 động cơ cho tên lửa Super Heavy khổng lồ

Thanh Hà |

SpaceX của tỉ phú Elon Musk đang chuẩn bị cho chuyến bay thử nghiệm quỹ đạo đầu tiên của hệ thống Starship.

Nghiên cứu của Trung Quốc đảo lộn hiểu biết về siêu tân tinh sáng nhất

Song Minh |

Giới thiên văn Trung Quốc hiện đại có phát hiện mới thách thức các lý thuyết vật lý cổ điển về Tinh vân Con Cua - tàn tích của siêu tân tinh Thiên Quan khách tinh.

Ngoạn mục chứng kiến từ trái đất vụ nổ tân tinh chói lòa

Song Minh |

Một vụ nổ tân tinh vừa xảy ra có thể quan sát từ trái đất chỉ bằng kính thiên văn thường.