Tại sao người Trung Quốc thích uống nước ấm?

Hải Anh |

Lần đầu tiên đi tàu hỏa ở Trung Quốc, một cây viết của SCMP đã bất ngờ vì vấn đề nước uống cung cấp trên tàu - thay vì là các lựa chọn - nóng, lạnh, nước ở nhiệt độ bình thường - chỉ có nước nóng.

Điều này có nghĩa là nếu không muốn mua nước đóng chai từ xe thức ăn, lựa chọn duy nhất là lấy cho mình một bình nước nóng. Dù vậy, mọi người, trẻ, già, nam, nữ, nhân viên hay hành khách đi tàu đều vui vẻ với lựa chọn này.

Với người nước ngoài, việc người Trung Quốc thích thú với nước nóng là điều khó hiểu tới nỗi đây là một trong những câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất về người Trung Quốc trên Google, theo SCMP.

Nhìn chung, nước nóng khá phổ biến ở Trung Quốc. Từ đầu thế kỷ 20, đã có những chiến dịch y tế công khuyến khích dùng nước nóng. Năm 1952, chính quyền Trung Quốc phát động một số chiến dịch y tế công khuyến khích người dân uống nước ấm, hình thành thói quen qua nhiều thế hệ.

Zhang Guowei - giáo sư tại Đại học Hà Nam, nghiên cứu về lịch sử phong tục của Trung Quốc cho hay: "không phải mọi công ty đều có phòng chờ hoặc phòng nghỉ, nhưng sẽ có một phòng dành cho những người pha đồ uống và chắc chắn sẽ có nước nóng".

Một lý do người Trung Quốc thích uống nước ấm là bởi đó là một cách hiệu quả để giữ ấm trong mùa lạnh từ xa xưa.

Việc uống nước ấm cũng được cho là giúp tiêu diệt vi khuẩn. Giống như nhiều khu định cư ban đầu của con người trên khắp thế giới, các ngôi làng Trung Quốc cổ đại được xây dựng gần các con sông lớn để dễ dàng tiếp cận nguồn nước. Nhưng nước lấy từ các nguồn tự nhiên chứa hàng triệu vi sinh vật có khả năng khiến con người bị bệnh. Người dân Trung Quốc tin rằng nước sôi là cách dễ nhất để tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn có hại.

Tuy nhiên, SCMP cho hay, có lẽ lý do đặc biệt về thói quen uống nước ấm tồn tại lâu đời ở Trung Quốc liên quan tới y học cổ truyền Trung Quốc.

Tài liệu sớm nhất về y học cổ của Trung Quốc là Hoàng Đế nội kinh (Huangdi Neijing) viết cách đây hơn 2.000 năm, mô tả nước ấm điều tiết sức khỏe hiệu quả.

"Tài liệu này nói về việc uống nước lạnh có thể cản trở các cơ quan hoạt động bình thường. Và đó là lý do chủ yếu người Trung Quốc có thói quen uống nước ấm" - Cinci Leung, một bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc tại Hong Kong (Trung Quốc) chia sẻ.

Một nguyên lý cốt lõi của y học cổ truyền Trung Quốc là sự cân bằng giữa âm và dương, nghĩa là năng lượng lạnh và nóng. Mất cân bằng được cho là gây ra một loạt các bệnh.

"Uống nước ấm có thể nuôi dưỡng dương trong cơ thể, nó giống như nhà máy năng lượng cho cơ thể. Tiêu hóa thức ăn cũng như sự hấp thụ chất dinh dưỡng phụ thuộc rất nhiều vào lá lách và dạ dày được dương cung cấp năng lượng. Dương cũng đảm bảo cho các cơ quan của bạn hoạt động tốt. Khi các cơ quan hoạt động bình thường, con người sẽ khỏe mạnh" - bác sĩ Leung nói.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc có dấu mốc mới quan trọng trong cuộc chiến chống COVID-19

Thanh Hà |

Trung Quốc không ghi nhận ca COVID-19 mới nào trong công bố ngày 23.5, lần đầu tiên kể từ khi nước này bắt đầu công bố dữ liệu hồi tháng 1 năm nay.

Phòng virus lạ xâm nhiễm vào Việt Nam, "truy" tôm Trung Quốc nhập lậu

Khánh Vũ |

Trước tin xuất hiện loài virus mới có tên là Decapod iridescent virus 1 đã gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi tôm tại Trung Quốc trong những năm gần đây, Việt Nam tăng cường kiểm soát tôm nhập khẩu từ các nước, đặc biệt là từ Trung Quốc.

Trung Quốc thực thi chính sách giao thông mới, giá mũ bảo hiểm tăng vọt

Thanh Hà |

Chính sách giao thông mới của Trung Quốc có hiệu lực từ 1.6 khiến giá mũ bảo hiểm tăng mạnh trong ngắn hạn do nguồn cung thiếu hụt, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Trung Quốc có dấu mốc mới quan trọng trong cuộc chiến chống COVID-19

Thanh Hà |

Trung Quốc không ghi nhận ca COVID-19 mới nào trong công bố ngày 23.5, lần đầu tiên kể từ khi nước này bắt đầu công bố dữ liệu hồi tháng 1 năm nay.

Phòng virus lạ xâm nhiễm vào Việt Nam, "truy" tôm Trung Quốc nhập lậu

Khánh Vũ |

Trước tin xuất hiện loài virus mới có tên là Decapod iridescent virus 1 đã gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi tôm tại Trung Quốc trong những năm gần đây, Việt Nam tăng cường kiểm soát tôm nhập khẩu từ các nước, đặc biệt là từ Trung Quốc.

Trung Quốc thực thi chính sách giao thông mới, giá mũ bảo hiểm tăng vọt

Thanh Hà |

Chính sách giao thông mới của Trung Quốc có hiệu lực từ 1.6 khiến giá mũ bảo hiểm tăng mạnh trong ngắn hạn do nguồn cung thiếu hụt, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.