Tại sao động vật có độc không chết vì độc tố của chính chúng?

Nguyễn Hạnh |

Động vật có độc có các thủ thuật để tránh bị nhiễm độc.

Theo Live Science, một trong những động vật độc nhất thế giới là ếch phi tiêu độc - một loài ếch nhỏ, nhiều màu sắc, thuộc họ Dendrobatidae, sống trong các khu rừng nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ.

Mỗi con ếch mang đủ chất độc để giết chết 10 người trưởng thành. Điều thú vị là những con ếch này không phải sinh ra đã có độc, chúng hấp thụ chất độc bằng cách ăn côn trùng và động vật chân đốt khác. Nhưng nếu chất độc này gây chết người như vậy, tại sao bản thân những con ếch lại không chết khi chúng ăn phải?

Một con ếch phi tiêu độc dâu tây. Ảnh: AFP
Một con ếch phi tiêu độc dâu tây. Ảnh: AFP

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sinh lý học Đại cương, các nhà khoa học đã nghiên cứu những con ếch độc thuộc chi Phyllobates. Chúng sử dụng một loại độc tố gọi là batrachotoxin, hoạt động bằng cách phá vỡ sự vận chuyển của các ion natri vào và ra khỏi tế bào - một trong những chức năng sinh lý quan trọng nhất trong cơ thể.

Khi não của bạn gửi tín hiệu đến cơ thể, nó sẽ gửi chúng qua điện. Những tín hiệu này mang các chỉ dẫn đến các bộ phận của cơ thể, ví dụ đến tay chân để yêu cầu chúng di chuyển, đến các cơ để yêu cầu chúng co lại và đến tim để yêu cầu nó bơm máu. Các tín hiệu điện này được tạo ra nhờ dòng các ion tích điện dương (chẳng hạn như natri) chảy vào các tế bào tích điện âm. Các ion chảy vào và ra khỏi tế bào qua các cửa protein được gọi là kênh ion. Khi các kênh ion này bị gián đoạn, các tín hiệu điện không thể truyền qua cơ thể.

Độc tố Batrachotoxin khiến các kênh ion luôn mở, dẫn đến dòng ion tích điện dương chảy tự do vào các tế bào. Nếu chúng không thể đóng lại, toàn bộ hệ thống sẽ mất khả năng truyền tín hiệu điện.  

Fayal Abderemane-Ali - một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Tim mạch của Đại học California (Mỹ) và là tác giả chính của nghiên cứu mới - cho biết: "Chúng ta cần các kênh này mở và đóng để tạo ra điện giúp não hoặc cơ tim của chúng ta hoạt động. Nếu các kênh chỉ mở, tim không hoạt động, không có hoạt động thần kinh hoặc hoạt động co bóp".

Nếu bạn ăn một con ếch này, bạn sẽ chết gần như ngay lập tức.

Những con ếch này cũng như những loài động vật độc khác có ba thủ thuật để ngăn chặn quá trình tự nhiễm độc. Thủ thuật phổ biến nhất liên quan đến một đột biến di truyền làm thay đổi một chút hình dạng của protein mục tiêu của độc tố - cửa ion natri - để độc tố không thể liên kết với protein.

Thủ thuật tiếp theo là khả năng loại bỏ hoàn toàn chất độc ra khỏi cơ thể. Thủ thuật cuối cùng được gọi là "cô lập". Những con vật phát triển các hệ thống thu nhận hoặc hấp thụ chất độc, để đảm bảo độc không gây ra vấn đề gì cho chúng.

Ví dụ, những con ếch Phyllobates có khả năng tạo ra một loại protein có thể hấp thụ và giữ độc tố, có nghĩa là độc tố không bao giờ có cơ hội tiếp cận các kênh protein dễ bị tổn thương ngay từ đầu.

Nguyễn Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Giải mã cách chim đất liền bay xuyên đại dương mà không cần nghỉ

Nguyễn Hạnh |

Các loài chim bay theo nhóm trên khắp các lục địa trong mùa di cư và bay hàng trăm km không ngừng nghỉ trên đại dương rộng lớn không phải là một điều dễ dàng.

Thế giới động vật: Xem video phục chế về con hổ Tasmania cuối cùng

Nguyễn Hạnh |

Đoạn video, được quay vào tháng 12.1933, cho thấy con hổ Tasmania cuối cùng được biết đến.

Thế giới động vật: Hoảng hồn tiếng chim kêu như trẻ em khóc

Nguyễn Hạnh |

Một con chim ở Australia đã gây bất ngờ khi phát ra tiếng kêu nghe giống như tiếng trẻ em khóc.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Giải mã cách chim đất liền bay xuyên đại dương mà không cần nghỉ

Nguyễn Hạnh |

Các loài chim bay theo nhóm trên khắp các lục địa trong mùa di cư và bay hàng trăm km không ngừng nghỉ trên đại dương rộng lớn không phải là một điều dễ dàng.

Thế giới động vật: Xem video phục chế về con hổ Tasmania cuối cùng

Nguyễn Hạnh |

Đoạn video, được quay vào tháng 12.1933, cho thấy con hổ Tasmania cuối cùng được biết đến.

Thế giới động vật: Hoảng hồn tiếng chim kêu như trẻ em khóc

Nguyễn Hạnh |

Một con chim ở Australia đã gây bất ngờ khi phát ra tiếng kêu nghe giống như tiếng trẻ em khóc.