Suy thoái kinh tế toàn cầu: Kẻ thắng, người thua

Song Minh |

Suy thoái kinh tế toàn cầu dường như không thể tránh khỏi vào năm 2023 dựa trên nhiều dự báo kinh tế gần đây, đáng chú ý nhất là dự báo của Ngân hàng Thế giới, đã hạ triển vọng cho năm 2023. Tuy nhiên, trong mọi tình huống kinh tế đều có người thắng cũng như kẻ thua.

Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina, lạm phát quốc tế và xung đột thương mại toàn cầu liên tục về công nghệ cũng sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế trong nhiều lĩnh vực. Một số chuyên gia thậm chí còn tự hỏi liệu những phát triển như trí tuệ nhân tạo ChatGPT có thể tác động tiêu cực đến thị trường lao động hay không. Tuy nhiên, trong mọi tình huống kinh tế đều có người thắng cũng như kẻ thua, vậy ai sẽ có khả năng hưởng lợi từ suy thoái kinh tế toàn cầu?

Doanh nghiệp và công nghệ mang lại hiệu quả

Viết trên trang Global Trade, ông Kirk Samson - Giám đốc Hiệp hội Thương mại Quốc tế Greater Chicago, Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn toàn cầu Nexdigm, từng là nhà ngoại giao, cố vấn luật quốc tế - cho biết, các doanh nghiệp đang tìm kiếm sự hiệu quả sẽ chuyển sang các trung tâm dịch vụ toàn cầu để cắt giảm ngân sách và nhân lực. Các trung tâm dịch vụ toàn cầu cung cấp chuyên gia về tài chính, công nghệ thông tin và pháp lý với chi phí chỉ bằng một phần nhân viên ở Bắc Mỹ hoặc Châu Âu. Đây là giải pháp cực kỳ hiệu quả đối với nhiều công ty đang gặp khó khăn do tỉ suất lợi nhuận bị thu hẹp và lạm phát ngoài dự kiến. Trong nhiều trường hợp, việc tận dụng các trung tâm dịch vụ toàn cầu ở những nơi như Ấn Độ có thể giúp tiết kiệm 60% hoặc hơn cho chi phí nhân sự.

Những cải tiến trong công nghệ cũng mang lại sự tiết kiệm và hiệu quả quan trọng khác. Các công ty công nghệ cung cấp các dịch vụ này sẽ được hưởng lợi từ suy thoái kinh tế khi khách hàng bị đẩy vào vòng tay họ khi có nhu cầu. Trong khi các công ty công nghệ lâu đời như Google và Microsoft đang cắt giảm đáng kể nhân sự do suy thoái kinh tế, thì các công ty công nghệ tập trung vào trí tuệ nhân tạo (AI) đang tăng trưởng khi các công ty tìm kiếm các công cụ để cải thiện hiệu quả và tốc độ kinh doanh.

Dòng vốn FDI sẽ thay đổi theo hướng có lợi cho các đồng minh toàn cầu

Mùa hè năm ngoái, thuật ngữ "friend-soring" (chuyển các hoạt động trong chuỗi cung ứng hàng hóa về các nước thân thiện, nhằm vừa tận dụng lợi ích của toàn cầu hóa, vừa hạn chế các rủi ro gián đoạn sản xuất vì đặt ở các nước không thân thiện) đã đi vào từ vựng FDI nhờ nhận xét của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen về tầm quan trọng của việc chuyển dịch vụ gần xa/thuê ngoài tại các vị trí địa chính trị thích hợp để giữ an toàn cho chuỗi cung ứng.

Với việc Mỹ và hầu hết các quốc gia Châu Âu trừng phạt Nga và tiếp tục tách khỏi Trung Quốc, các quốc gia khác chắc chắn sẽ thấy được lợi ích FDI hữu hình. Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và các quốc gia NATO/EU có chi phí thấp hơn như: Ba Lan, Croatia và các quốc gia vùng Baltic sẽ thấy sự gia tăng đầu tư từ các công ty ở các nước G7 đang tìm cách tiết kiệm tiền, tránh sự giám sát kiểm soát xuất khẩu và đa dạng hóa nguồn cung khỏi các địa điểm có nguy cơ bị trừng phạt.

Cơ hội cho các nhà bán lẻ giá rẻ

Các nhà bán lẻ giá rẻ cũng sẽ phát triển mạnh trong nền kinh tế suy thoái. Các công ty như: Walmart, Costco, Aldi và các công ty tương tự trên toàn cầu được thành lập để hỗ trợ những khách hàng đang muốn tiết kiệm USD/euro/yen để trang trải các nhu cầu thiết yếu và họ sẽ được hưởng lợi từ lượng người mua gia tăng.

Mặc dù doanh số bán các sản phẩm cao cấp có thể giảm, nhưng các mặt hàng thiết yếu và thực phẩm sẽ tăng. Sẽ có áp lực ngày càng lớn đối với các nhà cung cấp cho các nhà bán lẻ này để giảm tỉ suất lợi nhuận và giá cả. Với việc đồng USD có thể tiếp tục tăng cao, việc nhập khẩu nhiều sản phẩm sẽ rẻ hơn, vì vậy các công ty có thể mở rộng các cơ sở sản xuất bên ngoài Mỹ sẽ cạnh tranh hơn.

Cách chiến thắng trong một cuộc suy thoái

Những công ty có thể xoay trục để đạt được hiệu quả thông qua công nghệ và tận dụng các dịch vụ, sản phẩm có sẵn trên thị trường toàn cầu sẽ phát triển mạnh bất chấp sự suy thoái toàn cầu, nhưng chỉ khi họ làm đúng ngay lần đầu tiên.

Theo ông Kirk Samson, nếu sự cố tắc nghẽn kênh đào Suez vào năm 2021 đã dạy cho chúng ta bài học, thì đó là chuỗi cung ứng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố có thể đè bẹp một công ty đang dựa vào tỉ suất lợi nhuận mỏng trong một nền kinh tế eo hẹp. Rủi ro chính trị và nghiên cứu chuỗi cung ứng cần phải kỹ lưỡng và các công ty cần có thêm ngân sách để đảm bảo sự đa dạng của các nguồn.

Việc tìm nguồn cung ứng đúng sản phẩm, đúng số lượng, tại đúng nơi, vào đúng thời điểm cần thiết, cần phải được cân bằng với thực tế về sự thay đổi nguồn cung đề phòng. Các doanh nghiệp cảm thấy thoải mái khi tận dụng sự đa dạng toàn cầu của các trung tâm dịch vụ dùng chung, công nghệ hiệu quả mới và tăng trưởng cũng như đầu tư vào các cơ hội "friend-shoring" an toàn sẽ hoạt động tốt bất chấp suy thoái kinh tế.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Tia hi vọng để tránh suy thoái kinh tế năm 2023

Quý An (theo The Economist) |

Một số dữ liệu cho thấy có căn cứ để hi vọng tránh được suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm nay.

Lo ngại suy thoái kinh tế cản trở đà tăng của giá dầu

Nguyễn Thúy |

Phiên giao dịch ngày 26.1 (giờ Việt Nam), giá dầu tiếp tục diễn biến trái chiều sau thông tin dự trữ dầu thô của Mỹ tăng và lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu cản trở sự lạc quan về sự phục hồi nhu cầu ở Trung Quốc.

Ngân hàng Thế giới cảnh báo suy thoái kinh tế toàn cầu

Quý An (theo Bloomberg) |

Ngân hàng Thế giới lo ngại về “những cú sốc bất lợi hơn nữa” có thể sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2023.

Người dân phải vẽ biển chỉ đường cho xe khi rời cao tốc Cam Lộ - La Sơn

HƯNG THƠ |

Khi rời cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đoạn qua tỉnh Quảng Trị, các phương tiện tham gia giao thông ngoại tỉnh gặp khó khăn vì không có biển báo chỉ dẫn. Lo lắng xảy ra tai nạn giao thông, người dân vẽ biển báo rồi treo ở ngã tư chỉ đường cho các lái xe.

Quán bún cá ở Hà Nội từng nổi tiếng trên CNN có gì đặc biệt?

NHÓM PV |

Quán bún cá Văn nằm trên đường Quán Thánh (Ba Đình, Hà Nội), ngày bán hơn 600 bát, những ngày cao điểm lên tới 700 bát từng được CNN giới thiệu là một trong năm món ngon nhất định phải thử khi tới Hà Nội. Theo chủ quán, các nguyên liệu của món bún cá đều tươi ngon, nóng hổi và có bí quyết chế biến đặc biệt giữ được nét truyền thống, lấy lòng thực khách.

Áp lực tuyển sinh đầu cấp: Cha mẹ cần thay đổi cách nghĩ

Tường Vân |

Áp lực, lo lắng trước một kỳ thi quan trọng là tâm lý chung khó tránh khỏi của học sinh và phụ huynh. Tại Hà Nội, hầu như tất cả những phụ huynh có con chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh đầu cấp đều mang tâm trạng này.

Cá nhân nào liên quan vụ cựu Chủ tịch Bình Thuận giao đất sai phạm?

Việt Dũng |

Trong vụ án giao 3 lô đất giá rẻ cho Công ty Tân Việt Phát, ngoài cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai và 11 bị can, Viện Kiểm sát còn xác định nhiều người liên quan.

Văn hoá khẩu trang ở Châu Á

Thanh Hà |

Nhiều quốc gia Châu Á đã bỏ quy định khẩu trang từ nhiều tháng trước. Tuần này, Hàn Quốc đã dỡ bỏ quy định bắt buộc nhưng khẩu trang vẫn phổ biến.

Tia hi vọng để tránh suy thoái kinh tế năm 2023

Quý An (theo The Economist) |

Một số dữ liệu cho thấy có căn cứ để hi vọng tránh được suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm nay.

Lo ngại suy thoái kinh tế cản trở đà tăng của giá dầu

Nguyễn Thúy |

Phiên giao dịch ngày 26.1 (giờ Việt Nam), giá dầu tiếp tục diễn biến trái chiều sau thông tin dự trữ dầu thô của Mỹ tăng và lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu cản trở sự lạc quan về sự phục hồi nhu cầu ở Trung Quốc.

Ngân hàng Thế giới cảnh báo suy thoái kinh tế toàn cầu

Quý An (theo Bloomberg) |

Ngân hàng Thế giới lo ngại về “những cú sốc bất lợi hơn nữa” có thể sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2023.