Sự trừng phạt của phương Tây buộc Nga phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng

Liên Hà |

Chi tiêu quân sự của Nga giảm mạnh trong năm 2017, lần đầu tiên kể từ năm 1998, trong bối cảnh nước này hứng chịu một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây. 

Chi phí quân sự của Nga năm ngoái đạt 66,3 tỷ USD, thấp hơn 20% so với năm 2016, AFP dẫn công bố của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI). 

Lần cuối cùng Mátxcơva buộc phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng là vào năm 1998, giai đoạn đỉnh điểm của một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn.

"Hiện đại hóa quân sự vẫn là một ưu tiên ở Nga, nhưng ngân sách quân sự đã bị hạn chế bởi các vấn đề kinh tế mà đất nước phải đối mặt kể từ năm 2014", Siemon Wezeman - nhà nghiên cứu cấp cao của SIPRI cho biết.

Mối quan hệ băng giá giữa Nga với NATO vốn xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh, gần đây càng xấu đi bởi vấn đề Syria và vụ hạ độc một cựu điệp viên người Nga ở Anh. 

Anh và các đồng minh phương Tây cáo buộc Nga đứng sau vụ hạ độc cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái hôm 4.3. Mátxcơva đã bác bỏ bất kỳ sự can dự nào.

Nga đã bảo vệ phần lớn ngân sách quốc phòng của mình cho đến nay,  tiến hành cắt giảm các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng và giáo dục. Tuy nhiên, năm 2017 là lần đầu tiên Nga không có lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm ở lĩnh vực này, theo chuyên gia Wezeman.

Trong khi đó, tất cả 29 đồng minh NATO đã chi 900 tỷ USD cho quân đội trong năm 2017, chiếm 52% tổng chi của thế giới, SIPRI cho biết. Chi tiêu quân sự ở cả Trung và Tây Âu cũng tăng lần lượt là 12 và 1,7% vào năm 2017. 

Theo SIPRI, Mỹ vẫn là nước chi tiêu quân sự lớn nhất thế giới với số tiền 610 tỷ USD. Mức chi tiêu cao hơn tổng chi tiêu của 7 quốc gia ở các vị trí kết tiếp cộng lại. Các quốc gia này là: Trung Quốc, Saudi Arabia, Nga, Ấn Độ, Pháp, Anh và Nhật Bản. 

Viện nghiên cứu độc lập này nhận định, chi tiêu quân sự thế giới ở mức cao nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, đạt mức 1.739 tỷ USD vào năm 2017 nhưng là mức tăng nhẹ.

Liên Hà
TIN LIÊN QUAN

Shipper mỏi tay giao hàng dịp cận Tết Nguyên đán Quý Mão

Vương Trần |

Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão, nhiều shipper với thùng hàng phía sau yên xe len lỏi khắp các ngõ ngách của thành phố để kịp giao hàng tận nhà cho khách.

Khán giả mong chờ Cô Đẩu tái xuất Táo Quân 2023

Nhóm PV |

Suốt 20 năm qua, chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo Quân đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân Việt Nam mỗi đêm 30 Tết. Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ngắn về những kỉ niệm với Táo Quân của người dân.

Do khó khăn, khoảng 450.000 lao động ở lại Bình Dương ăn Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, có khoảng 450.000 lao động ngoại tỉnh không về quê dịp Tết. Nguyên nhân số lượng lớn công nhân ở lại Bình Dương ăn Tết do điều kiện kinh tế, cuộc sống còn nhiều khó khăn, không đủ chi phí để về quê.

Bản tin công đoàn: Cách tính lương hưu của NLĐ nghỉ hưu tháng 2.2023

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Hỗ trợ từ 1 - 3 triệu đồng cho lao động mất việc, giảm giờ làm; Chuyến tàu mùa Xuân đưa giấc mơ sum họp của công nhân thành hiện thực; Cách tính lương hưu cho người lao động...

Hà Nội: Tấp nập người mua, kẻ bán tại chợ hoa Hoàng Hoa Thám ngày cận Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

Những ngày cuối năm, đường Hoàng Hoa Thám trở nên rất náo nhiệt và nhộn nhịp, nhiều người dân Hà Nội đã tới đây mua sắm các cây cảnh, hoa cảnh để trang trí dịp Tết Quý Mão 2023.

Tóc Tiên: “Tết tôi thường cùng chồng về Hà Nội đón năm mới”

Mi Lan |

Nữ ca sĩ Tóc Tiên chia sẻ, cô thích khí hậu se lạnh, những món ăn đường phố ở Hà Nội. Tóc Tiên thường cùng chồng là nhà sản xuất âm nhạc Hoàng Touliver về Hà Nội đón năm mới.

Chợ đầu mối Long Biên tấp nập ngày cận Tết, cửu vạn làm không ngơi tay

Minh Hà - Việt Anh |

Tại chợ Long Biên ngày cận Tết, xe chở hàng về các chợ đầu mối càng đông, nối đuôi nhau thành một hàng dài. Không khí làm việc tại đây luôn khẩn trương, tất bật. Cửu vạn làm không nghỉ tay.

Những giải pháp nào vực dậy thị trường bất động sản năm 2023?

Bảo Chương |

Vướng mắc pháp lý của thị trường bất động sản hiện nay là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở mà nếu không có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái.