Sự thật về những biến thể SARS-CoV-2 đáng lo ngại

Nguyễn Hạnh |

Những biến chủng của virus SARS-CoV-2 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh sách biến thể đáng lo ngại hiện nay là Alpha, Beta, Gamma, Delta và Omicron, theo Live Science.

Biến thể Alpha (B1.1.7)

Theo WHO, biến thể Alpha được phát hiện lần đầu tiên ở Anh vào tháng 9.2020. Đến tháng 12.2020, nó xuất hiện tại Mỹ.

Theo Global Virus Network, Alpha đã lây lan sang ít nhất 114 quốc gia và là nguyên nhân gây ra khoảng 95% các ca mắc COVID-19 ở Anh. Từ ngày 23.5-5.6.2021, khoảng 60% tổng số ca bệnh ở Mỹ có liên quan đến biến thể Alpha, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) báo cáo.

Theo Hiệp hội Vi sinh học Mỹ (ASM), biến thể Alpha có 23 đột biến so với chủng Vũ Hán ban đầu, với 8 trong số đó là ở protein gai của virus. Ba trong số các đột biến của protein gai được cho là nguyên nhân gây ra tác động lớn nhất đến sinh học của virus, giúp tăng khả năng lây lan của biến thể.

Alpha được đánh giá là đáng lo ngại do có khả năng lây nhiễm cao hơn khoảng 50% so với chủng virus ban đầu. Nó cũng gây ra nhiều ca bệnh nghiêm trọng hơn, theo CDC.

Nghiên cứu cho thấy, vaccine Pfizer và Moderna có hiệu quả trong việc chống lại Alpha. Nghiên cứu được công bố ngày 28.6 trên tạp chí Nature Communications tiết lộ, máu của nhân viên y tế đã được tiêm vaccine Pfizer có thể vô hiệu hóa Alpha. Liều vaccine đơn của Johnson & Johnson cũng kích thích các kháng thể trung hòa chống lại biến thể Alpha.

Biến thể Beta (B.1.351)

Các vaccine hiện có vẫn có hiệu quả nhất định trong việc chống lại các biến thể SAR-CoV-2. Ảnh: AFP
Mặc dù các biến thể SARS-CoV-2 đáng lo ngại có khả năng né tránh miễn dịch, các loại vaccine COVID-19 hiện có vẫn có hiệu quả nhất định trong việc chống lại chúng. Ảnh: AFP

Biến thể Beta được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi vào tháng 5.2020 và được chỉ định là biến thể đáng lo ngại vào tháng 12.2020, theo WHO.

Theo Global Virus Network, Beta đã được phát hiện ở ít nhất 48 quốc gia và 23 tiểu bang của Mỹ.

Theo Live Science, biến thể Beta có 8 đột biến riêng biệt có thể ảnh hưởng đến cách virus liên kết với tế bào. Đáng chú ý nhất là N501Y, K417N và E484K. Đột biến N501Y - cũng được thấy trong biến thể Alpha - cho phép virus liên kết chặt chẽ hơn với thụ thể ACE2 (điểm xâm nhập chính vào tế bào người). Đột biến K417N có thể thay đổi hình dạng của protein gai, làm cho các kháng thể ít có khả năng nhận ra đột biến. Đột biến E484K giúp virus tránh được các kháng thể từ hệ miễn dịch, theo một nghiên cứu hồi tháng 2 trên Tạp chí Y khoa Anh.

Theo CDC, biến thể Beta có khả năng lây nhiễm cao hơn khoảng 50% so với chủng SARS-CoV-2 ban đầu. Vaccine và một số kháng thể đơn dòng không hoạt động hiệu quả với biến thể này. Nó khiến bệnh tình trở nên nặng hơn và nguy cơ tử vong cao hơn so với chủng ban đầu, theo nghiên cứu hồi tháng 7 trên tạp chí The Lancet Global Health.

Hầu hết các loại vaccine có hiệu quả chống lại Beta thấp hơn so với các chủng trước đó. Ví dụ, vaccine Pfizer có hiệu quả 75% đối với Beta, trong khi có hiệu quả 95% đối với các chủng trước đó, theo nghiên cứu tháng 5.2021 trên Tạp chí Y học New England.

Biến thể Gamma (P.1)

Theo WHO, mặc dù có nguồn gốc từ Brazil, nhưng các ca nhiễm biến thể Gamma đầu tiên được phát hiện Nhật Bản vào đầu tháng 1.2021 khi 4 du khách có kết quả dương tính trở về từ Brazil. Biến thể này được dán nhãn là một biến thể đáng lo ngại vào ngày 11.1.2021.

Gamma đã được báo cáo ở 74 quốc gia trên toàn thế giới, theo Liên Hợp Quốc. Nó hiện đã lan đến ít nhất 30 tiểu bang của Mỹ, theo CDC.

Gamma có liên quan chặt chẽ với Beta. Chúng có chung một số đột biến trong protein gai, Times đưa tin. Những đột biến này giúp virus liên kết chặt chẽ với các tế bào và né tránh một số kháng thể nhất định.

Gamma có khả năng lây truyền cao hơn gấp 2 lần so với chủng mẹ của nó - B.1.1.28. Nó có tải lượng virus cao hơn đáng kể so với các biến thể khác. So với chủng SARS-CoV-2 ban đầu, Gamma ít nhạy cảm hơn với một số phương pháp điều trị kháng thể đơn dòng, bao gồm bamlanivimab và etesevimab, theo CDC. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Host & Microbe, biến thể này cũng có khả năng chống lại sự trung hòa của huyết tương hồi phục và các kháng thể lấy từ những người được tiêm chủng.

Nghiên cứu cho thấy, vaccine COVID-19 của Moderna, Pfizer và Johnson & Johnson vẫn có khả năng chống lại Gamma, măc dù hơi kém hiệu quả so với chủng ban đầu.

Biến thể Delta (B.1.617.2)

Biến thể Delta tháng 10.2020 lần được tiên được xác định ở Ấn Độ và được xếp vào danh sách biến thể đáng lo ngại vào tháng 5.2021, theo WHO.

Delta đã lây lan đến hơn 100 quốc gia và nhanh chóng trở thành chủng virus thống trị trên thế giới.

Delta có một số đột biến quan trọng trong protein gai, bao gồm T19R, del157/158, L452R, T478K, D614G, P681R, D950N, theo outbreak.info. 2 trong số đó - L452R và D614G - cho phép virus gắn chặt hơn vào các thụ thể ACE2. Những đột biến khác, chẳng hạn như P681R, giúp Delta né tránh khả năng miễn dịch của vật chủ.

Delta được cho là biến thể SARS-CoV-2 dễ lây lan nhất cho đến nay. Nó có khả năng lây nhiễm cao hơn tới 60% so với Alpha và gấp đôi so với chủng ban đầu. Nhiều bằng chứng cho thấy Delta có thể dễ dàng trốn tránh các vaccine hiện có hơn các biến thể trước đó.

Tất cả các loại vaccine đã được phê duyệt ở Mỹ vẫn có khả năng chống lại Delta, dù vẫn chưa rõ mức độ chính xác là bao nhiêu.

Biến thể Omicron (B.1.1.529)

Ảnh: AFP
Một số loại vaccine COVID-19 hiện có vẫn có khả năng bảo vệ chúng ta khỏi Omicron. Ảnh: AFP

Omicron là một biến thể có số lượng đột biến cực cao. Nó được WHO đánh giá là biến thể đáng lo ngại vào ngày 26.11.2021.

Không ai biết Omicron xuất hiện lần đầu tiên ở đâu, nhưng nó được xác định lần đầu tiên ở Botswana và Nam Phi. Kể từ đó, Omicron được phát hiện ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác, bao gồm Australia, Áo, Bỉ, Botswana, Canada, Đan Mạch, Anh, Pháp, Đức, Hong Kong (Trung Quốc), Israel, Italia, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Scotland, Mỹ, Nhật Bản,...

Một số đột biến của Omicron đã xuất hiện trong các biến thể trước đây. Chúng giúp virus tăng khả năng lây truyền và né tránh hệ miễn dịch. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chắc chắn bất cứ điều gì về Omicron, chẳng hạn như khả năng lây truyền hay khả năng gây bệnh nặng.

Các chuyên gia vẫn chưa biết chắc chắn các loài vaccine COVID-19 hiện có hiệu quả đến đâu trong việc chống lại Omicron. Các nghiên cứu ban đầu cho thấy, Omicron có khả năng né tránh kháng thể trung hòa - thứ ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào.

Tuy nhiên, vaccine vẫn có khả năng bảo vệ chúng ta khỏi Omicron. Những người đã tiêm 2 liều vaccine Pfizer có khả năng nhiễm Omicron thấp hơn khoảng 30% so với những người không được tiêm chủng. Những người đã tiêm liều tăng cường gần đây có tỉ lệ nhiễm biến thể Omicron thấp hơn khoảng 70-75%, theo UKHSA. Con số này khá khiêm tốn, nhưng vẫn đáng kể.

Nguyễn Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Liệu có đúng khi đổ xô tiêm vaccine tăng cường để chống Omicron?

Nguyễn Hạnh |

Sự xuất hiện của biến thể Omicron đã gây ra một cơn sốt tiêm vaccine tăng cường trên toàn cầu, khi các nhà khoa học và chính phủ coi việc tiêm liều thứ ba là chiến lược hiệu quả nhất chống lại chủng mới.

Thêm nghiên cứu khẳng định mũi tăng cường Pfizer hiệu quả với Omicron

Phương Linh |

Nghiên cứu ở Israel phát hiện mũi tăng cường vaccine COVID-19 của Pfizer hiệu quả đáng kể trong chống lại biến thể Omicron.

CDC Mỹ công bố triệu chứng nhiễm biến thể Omicron phổ biến nhất

Ngọc Vân |

CDC Mỹ công bố báo cáo sơ bộ về các triệu chứng nhiễm biến thể Omicron phổ biến nhất.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Liệu có đúng khi đổ xô tiêm vaccine tăng cường để chống Omicron?

Nguyễn Hạnh |

Sự xuất hiện của biến thể Omicron đã gây ra một cơn sốt tiêm vaccine tăng cường trên toàn cầu, khi các nhà khoa học và chính phủ coi việc tiêm liều thứ ba là chiến lược hiệu quả nhất chống lại chủng mới.

Thêm nghiên cứu khẳng định mũi tăng cường Pfizer hiệu quả với Omicron

Phương Linh |

Nghiên cứu ở Israel phát hiện mũi tăng cường vaccine COVID-19 của Pfizer hiệu quả đáng kể trong chống lại biến thể Omicron.

CDC Mỹ công bố triệu chứng nhiễm biến thể Omicron phổ biến nhất

Ngọc Vân |

CDC Mỹ công bố báo cáo sơ bộ về các triệu chứng nhiễm biến thể Omicron phổ biến nhất.