Sự thật đằng sau chuyện lỗ hổng tầng ozone thu hẹp xuống mức kỷ lục

Thảo My |

NASA tiết lộ rằng lỗ hổng trong tầng ozone hiện đang thu nhỏ ở mức kỷ lục kể từ khi được phát hiện. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng đây không phải là dấu hiệu tầng ozone nhanh chóng tự phục hồi.

Thông cáo báo chí chung của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA) và Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) cho biết các chuyên gia đã ghi nhận lỗ thủng tầng ozone thu hẹp ở mức thấp nhất kể từ khi họ bắt đầu quan sát nó vào năm 1982.

Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu ý nghĩa thực sự đằng sau chuyển biến tích cực này, một số cho rằng nguyên nhân nằm ở xu hướng thay đổi thời tiết bất thường ở bầu khí quyển phía trên.

Theo trang Ozone Watch của NASA, ozone là một loại “khí không màu”, về mặt hóa học, nó “rất hoạt tính” và dễ dàng phản ứng với nhiều chất khác.

Trang web này giải thích: “Khi ở gần bề mặt Trái Đất, những phản ứng đó có thể khiến cao su bị nứt, gây tổn thương đến đời sống thực vật và hủy hoại các mô phổi ở người. Nhưng ozone cũng hấp thụ các thành phần có hại của ánh nắng mặt trời mà chúng ta vẫn thường gọi là “tia cực tím B” hay “UVB”. Ở vị trí cao so với bề mặt Trái Đất, thậm chí trên cả tầm ảnh hưởng của khí hậu, một lớp mỏng khí ozone hấp thụ UVB, giúp bảo vệ các sinh vật sống bên dưới.”

Hình ảnh lỗ hổng ozone được ghi lại vào ngày 16.10.2019. Ảnh: NASA.
Hình ảnh lỗ hổng ozone được ghi lại vào ngày 16.10.2019. Ảnh: NASA.
Lỗ hổng tầng ozone thường mở rộng hơn vào tháng 9 và tháng 10. NASA và NOAA thường theo dõi biến đổi tầng ozone khi nó mở rộng đến kích thước lớn nhất vào mùa đông mỗi năm.

Tuy nhiên, năm nay họ phát hiện lỗ hổng nhỏ hơn so với dự đoán, các cơ quan chính phủ nói rằng dữ liệu vệ tinh cho thấy nó đã thu hẹp xuống 3.9 triệu km2 trong tháng 9 và tháng 10.

Đỉnh điểm trong năm nay là vào ngày 8.9, khi lỗ hỏng đạt 6.3 triệu km2. Thông thường, kích thước của nó đạt 8 triệu km2 vào thời gian này mỗi năm.

Paul Newman, nhà khoa học trưởng về Khoa học Động đất tại trạm viễn thám Goddard của NASA nhận định: “Đây là tin tức tuyệt vời cho tầng ozone ở Nam bán cầu. Nhưng chúng ta phải nhận thức được rằng những thay đổi này của tầng ozone là do nhiệt độ tầng bình lưu trở nên ấm hơn, chứ không phải là một dấu hiệu cho thấy ozone trong khí quyển đột nhiên hồi phục nhanh."

NASA khẳng định rằng đây chỉ là một hiện tượng thu hẹp bình thường, xảy ra theo chu kỳ hàng năm do nhiệt độ tầng bình lưu ấm lên và không liên quan đến tình hình biến đổi khí hậu.

Thảo My
TIN LIÊN QUAN

Biến đổi khí hậu, chim có nguy cơ tuyệt chủng tại Mỹ

Minh Huyền |

Tờ báo USA Today đưa tin, một báo cáo từ Hiệp hội Audubon quốc gia - một nhóm chủ yếu bảo tồn các loài chim - cho biết khoảng 2/3 số chim của Mỹ sẽ bị đe dọa tuyệt chủng nếu sự nóng lên toàn cầu làm nhiệt độ tăng 15 độ C vào năm 2100.

Hội nghị ASEAN về môi trường bàn cách giải quyết ô nhiễm khói mù và biến đổi khí hậu

KHÁNH MINH |

Ngày 8.10, Hội nghị cấp bộ trưởng lần thứ 15 của ASEAN về môi trường (AMME 15) và Hội nghị ASEAN lần thứ 15 về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới đã khai mạc tại thành phố Siem Rieap, Campuchia. Đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam do Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân dẫn đầu tham dự các hội nghị.

Y tế và biến đổi khí hậu: 2 thái cực tại kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

THANH HÀ |

Trong khuôn khổ kỳ họp thứ 74 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, hội nghị thượng đỉnh về khí hậu và cuộc gặp cấp cao về y tế toàn cầu đã có những diễn biến trái ngược.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Biến đổi khí hậu, chim có nguy cơ tuyệt chủng tại Mỹ

Minh Huyền |

Tờ báo USA Today đưa tin, một báo cáo từ Hiệp hội Audubon quốc gia - một nhóm chủ yếu bảo tồn các loài chim - cho biết khoảng 2/3 số chim của Mỹ sẽ bị đe dọa tuyệt chủng nếu sự nóng lên toàn cầu làm nhiệt độ tăng 15 độ C vào năm 2100.

Hội nghị ASEAN về môi trường bàn cách giải quyết ô nhiễm khói mù và biến đổi khí hậu

KHÁNH MINH |

Ngày 8.10, Hội nghị cấp bộ trưởng lần thứ 15 của ASEAN về môi trường (AMME 15) và Hội nghị ASEAN lần thứ 15 về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới đã khai mạc tại thành phố Siem Rieap, Campuchia. Đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam do Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân dẫn đầu tham dự các hội nghị.

Y tế và biến đổi khí hậu: 2 thái cực tại kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

THANH HÀ |

Trong khuôn khổ kỳ họp thứ 74 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, hội nghị thượng đỉnh về khí hậu và cuộc gặp cấp cao về y tế toàn cầu đã có những diễn biến trái ngược.