Sự lựa chọn của cử tri Pháp

Song Minh |

Cuộc bầu cử tổng thống vòng hai ngày 24.4 ở Pháp là sự lựa chọn của người dân Pháp giữa Tổng thống sắp mãn nhiệm Emmanuel Macron theo tư tưởng trung dung và lãnh đạo đảng cực hữu Marine Le Pen.

Cuộc đấu quyết định

Theo AP, trước cuộc bỏ phiếu mang tính quyết định, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Macron có khả năng giành thắng lợi và chiến thắng có thể có này sẽ đưa ông trở thành Tổng thống Pháp đầu tiên trong 20 năm giành được nhiệm kỳ thứ hai. Tuy nhiên lợi thế của nhà lãnh đạo 44 tuổi thân Châu Âu so với đối thủ theo chủ nghĩa dân tộc Marine Le Pen dường như không chắc chắn, dao động từ 6 đến 15%. Các cuộc thăm dò cũng dự báo một số lượng có thể cao kỷ lục những người sẽ bỏ phiếu trắng hoặc không bỏ phiếu trong vòng hai cũng là vòng cuối cùng.

Các lãnh thổ hải ngoại của Pháp cho phép cử tri bắt đầu bỏ phiếu vào ngày 23.4. Ở Pháp, hôm 23.4, người dân đã tập trung ở một sân khấu bên dưới Tháp Eiffel, nơi ông Macron dự kiến ​​sẽ phát biểu sau bầu cử, dù thắng hay thua.

Cuộc bỏ phiếu vòng đầu tiên vào ngày 10.4 đã loại bỏ 10 ứng cử viên tổng thống khác và ai sẽ trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo của đất nước - ông Macron hoặc Le Pen - phần lớn sẽ phụ thuộc vào những gì những người ủng hộ các ứng cử viên thua cuộc quyết định vào ngày 24.4. Đây là một câu hỏi khó, đặc biệt là đối với những cử tri cánh tả không ủng hộ ông Macron nhưng cũng không muốn bà Le Pen nắm quyền. Tổng thống đương nhiệm Macron đã đưa ra nhiều lời kêu gọi cử tri cánh tả trong những ngày gần đây với hy vọng đảm bảo sự ủng hộ của họ.

Ông Macron viện dẫn cuộc bỏ phiếu rời EU của Anh và nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump trong một lời kêu gọi trên truyền hình đối với cử tri. "Có hàng triệu người, một vài giờ trước Brexit, mới quyết định điểm mấu chốt của việc đi bỏ phiếu là gì. Hàng triệu người đã làm điều tương tự vào năm 2016 với ông Trump. Ngày hôm sau, họ thức dậy với cảm giác nôn nao" - ông Macron nói.

Hai tầm nhìn cho nước Pháp

Hai ứng viên cạnh tranh cho chức vụ Tổng thống Pháp đã tung ra những đòn tấn công gay gắt lẫn nhau trong nỗ lực cuối cùng để thu phục hàng triệu cử tri còn lưỡng lự trước cuộc bầu cử ngày 24.4. Ông Macron nói rằng đảng cực hữu của bà Marine Le Pen được nuôi dưỡng bởi sự bất bình và có nguy cơ dẫn đến một xã hội đầy thù hận và rạn nứt. Trong khi đó, bà Le Pen nói rằng đó là bằng chứng cho thấy sự yếu đuối của ông Macron.

Ông Macron giữ thông điệp ngắn gọn: "Cuộc bầu cử này là một hình thức trưng cầu dân ý, về chủ nghĩa thế tục và về Châu Âu". Ông cho rằng ý tưởng của bà Le Pen về một "Châu Âu của các quốc gia" có nghĩa là sự chấm dứt của EU.

Vấn đề số một trong cuộc bầu cử này là chi phí sinh hoạt ngày càng gia tăng, từ hóa đơn sử dụng năng lượng, mua sắm thực phẩm cho đến giá để đổ đầy bình xăng. Chủ đề này đã được đội ngũ của bà Le Pen xác định từ rất sớm. Họ hứa hẹn một chính phủ đoàn kết dân tộc, sẽ xử lý chi phí sinh hoạt cao, cũng như có một cuộc trưng cầu dân ý về người nhập cư và cấm đội khăn trùm đầu nơi công cộng.

Về phần ông Macron, trong bài phát biểu chiến thắng đầu tiên vào năm 2017, ông Macron đã hứa sẽ "làm mọi thứ" trong nhiệm kỳ 5 năm của mình để người Pháp "không còn bất kỳ lý do gì để bỏ phiếu cho những người cực đoan”. Ông Tổng thống Macron đã tuyên bố sẽ thay đổi nền kinh tế Pháp theo hướng độc lập hơn trong khi vẫn bảo vệ các lợi ích xã hội. Ông cũng tuyên bố sẽ tiếp tục thúc đẩy một Châu Âu hùng mạnh hơn. Tuy nhiên, nhiệm kỳ đầu tiên của ông Macron đã bị rung chuyển bởi các cuộc biểu tình áo vàng chống lại bất công xã hội, đại dịch COVID-19 và chiến sự ở Ukraina. Điều đáng chú ý là những nhân tố nói trên đã buộc ông Macron phải trì hoãn một cuộc cải cách lương hưu quan trọng, mà ông nói rằng sẽ khởi động lại ngay sau khi tái đắc cử, để dần dần nâng tuổi nghỉ hưu tối thiểu của Pháp từ 62 lên 65.

Nhà phân tích chính trị Marc Lazar, người đứng đầu Trung tâm Lịch sử tại Sciences Po, cho biết ngay cả khi ông Macron được tái đắc cử, "vẫn có một vấn đề lớn”, điều đó có nghĩa là ông Macron sẽ phải đối mặt với "mức độ ngờ vực lớn" trong nước.

Trong khi đó, Reuters dẫn lời ông Bernard Sananes của hãng thăm dò Elabe nói: “Mỗi người trong số họ đều có một điểm yếu rất lớn. Ông Macron bị hơn 50% cử tri được hỏi coi là kiêu ngạo, còn bà Le Pen vẫn là người đáng sợ đối với 50% trong số những người được thăm dò”.

Ông Macron mà giành chiến thắng, ông sẽ phải đối mặt với nhiệm kỳ thứ hai khó khăn, không có “kỳ trăng mật” nào giống như ông được hưởng sau chiến thắng đầu tiên năm 2017. Ông Macron nhiều khả năng sẽ đối mặt với việc phản đối kế hoạch cải cách ủng hộ doanh nghiệp của ông. Theo nhận định của Reuters, nếu bà Le Pen giành chiến thắng, bà sẽ tìm cách thực hiện những thay đổi triệt để đối với các chính sách đối nội và đối ngoại của Pháp và các cuộc biểu tình trên đường phố có thể bắt đầu ngay lập tức. Các làn sóng xung kích sẽ được cảm nhận trên khắp Châu Âu và xa hơn thế.

Cuối cùng thì bất kể ai thắng cuộc, dù là ông Macron hay bà Le Pen, thách thức lớn đầu tiên sẽ là giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 6. Cuộc bầu cử này sẽ quyết định ai kiểm soát đa số ghế trong quốc hội - điều quan trọng để tổng thống Pháp thực hiện các chương trình nghị sự của mình.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Bầu cử tổng thống Pháp: Chọn ông Macron hay bà Le Pen?

Song Minh |

Ngày 24.4, cử tri Pháp đi bỏ phiếu bầu cử tổng thống Pháp vòng hai để quyết định liệu Tổng thống theo tư tưởng trung dung Emmanuel Macron có tiếp tục nắm quyền hay sẽ bị lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen thay thế.

Nga lên tiếng sau bình luận của 3 nước EU về bầu cử tổng thống Pháp

Song Minh |

Đức, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tán thành ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp, khiến Nga tự hỏi điều gì hiện được coi là "can thiệp bầu cử".

Tranh luận bầu cử tổng thống Pháp: Ông Macron củng cố ưu thế dẫn đầu

Song Minh |

Kết quả thăm dò sau cuộc tranh luận bầu cử tổng thống Pháp tối 20.4 cho thấy Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron đã vượt qua rào cản lớn trên con đường tái tranh cử với màn trình diễn tranh luận trên truyền hình thuyết phục hơn so với ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen.

Bầu cử tổng thống Pháp: Cuộc tái đấu giữa ông Macron và bà Le Pen

Song Minh |

Vòng hai cuộc bầu cử Tổng thống Pháp 2022 sẽ là cuộc tái đấu giữa đương kim Tổng thống Emmanuel Macron và đại diện phe cực hữu, bà Marine Le Pen, sau khi hai ứng viên này giành vị trí nhất nhì trong cuộc bầu cử vòng một hôm 10.4.

Viện kiểm sát xác định Cựu Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ có vai trò chủ mưu

Anh Tú |

Ngày 15.2, TAND TPHCM tiếp tục phần tranh luận giữa Viện kiểm sát (VKS) TPHCM và các bị cáo trong vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ.

Các bộ cần lắng nghe doanh nghiệp khi sửa nghị định về xăng dầu

Anh Tuấn |

TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, trong thời gian vừa qua, để đứt gãy thị trường quan trọng như xăng dầu và việc các bộ đẩy trách nhiệm cho nhau, điều này cần phải rút kinh nghiệm.

WHO họp khẩn tìm vaccine cho virus cực nguy hiểm vừa bùng phát

Khánh Minh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hy vọng sẽ thử nghiệm vaccine phòng ngừa Marburg - loại virus cực kỳ nguy hiểm có tỉ lệ tử vong khoảng 50%.

Sau khởi tố các Trạm đăng kiểm, Đà Nẵng dừng nhận hồ sơ cải tạo xe cơ giới

THÙY TRANG |

Đà Nẵng -  Để phối hợp với các cơ quan chức năng, phục vụ điều tra, xác minh các nội dung liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật, Sở Giao thông Vận tải Đà Nẵng đã yêu cầu tạm dừng nhận, thẩm định hồ sơ thiết kế cải tạo xe cơ giới.

Bầu cử tổng thống Pháp: Chọn ông Macron hay bà Le Pen?

Song Minh |

Ngày 24.4, cử tri Pháp đi bỏ phiếu bầu cử tổng thống Pháp vòng hai để quyết định liệu Tổng thống theo tư tưởng trung dung Emmanuel Macron có tiếp tục nắm quyền hay sẽ bị lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen thay thế.

Nga lên tiếng sau bình luận của 3 nước EU về bầu cử tổng thống Pháp

Song Minh |

Đức, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tán thành ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp, khiến Nga tự hỏi điều gì hiện được coi là "can thiệp bầu cử".

Tranh luận bầu cử tổng thống Pháp: Ông Macron củng cố ưu thế dẫn đầu

Song Minh |

Kết quả thăm dò sau cuộc tranh luận bầu cử tổng thống Pháp tối 20.4 cho thấy Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron đã vượt qua rào cản lớn trên con đường tái tranh cử với màn trình diễn tranh luận trên truyền hình thuyết phục hơn so với ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen.

Bầu cử tổng thống Pháp: Cuộc tái đấu giữa ông Macron và bà Le Pen

Song Minh |

Vòng hai cuộc bầu cử Tổng thống Pháp 2022 sẽ là cuộc tái đấu giữa đương kim Tổng thống Emmanuel Macron và đại diện phe cực hữu, bà Marine Le Pen, sau khi hai ứng viên này giành vị trí nhất nhì trong cuộc bầu cử vòng một hôm 10.4.