Số phận đường ống dẫn khí Ukraina sau khi chấm dứt với Nga

Thanh Hà |

Trước khi xung đột Nga - Ukraina nổ ra, mỗi năm, gần 150 tỉ m3 khí đốt Nga đi qua các đường ống dẫn khí ở Ukraina do Liên Xô xây dựng.

Ukraina có hàng nghìn km đường ống ngầm đưa khí đốt Nga vào châu Âu. Khi xung đột nổ ra tháng 2.2022, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga, trong khi Nga giảm lượng khí đốt vận chuyển qua Ukraina từ mức 40 tỉ m3 mà hai bên nhất trí năm 2019 xuống gần 15 tỉ m3 vào năm ngoái.

Cuối năm nay, thỏa thuận 5 năm với Gazprom để trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraina sẽ hết hạn. Đây là thỏa thuận thương mại và chính trị duy nhất còn lại giữa Mátxcơva với Kiev.

Ukraina và EU đã hạ thấp khả năng gia hạn hoặc đạt được thỏa thuận mới về vấn đề này khi quan hệ ngoại giao với Nga đã bị cắt đứt do xung đột.

Brussels cho biết, các quốc gia EU phụ thuộc nhiều nhất vào khí đốt Nga thông qua Ukraina - Áo, Slovakia, Hungary và Italy - có thể tăng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) hoặc khí đốt nguồn thông qua các đường ống khác vào châu Âu.

Tuần trước, Nga tuyên bố sẵn sàng gia hạn thỏa thuận. "Việc trung chuyển phụ thuộc vào Ukraina, với những quy định và mong muốn của Ukraina. Về phần mình, Nga sẵn sàng cung cấp" - các hãng thông tấn nhà nước Nga dẫn lời Phó Thủ tướng Alexander Novak.

Trong khi đó, EU bắt đầu đàm phán với Azerbaijan để nhập khẩu thêm khí đốt. Nguồn khí đốt mới thay thế khí đốt Nga có khả năng vận chuyển qua các đường ống của Ukraina, giúp duy trì vai trò quốc gia trung chuyển năng lượng của Ukraina.

EU đã bắt đầu đàm phán với Azerbaijan để nhập khẩu thêm khí đốt. Ảnh: Xinhua
EU đã bắt đầu đàm phán với Azerbaijan để nhập khẩu thêm khí đốt. Ảnh: Xinhua

Azerbaijan tăng 56% xuất khẩu khí đốt sang châu Âu trong năm đầu tiên của cuộc xung đột ở Ukraina và đặt mục tiêu tăng gấp đôi vào năm 2027. Nếu xuất khẩu tăng như đã đạt trong 6 tháng đầu năm nay, lượng khí đốt Azerbaijan giao sang châu Âu dự kiến ​​đạt 12,8 tỉ m3 vào cuối năm 2024.

Tuy nhiên, các chuyên gia năng lượng cho rằng, Azerbaijan không có sẵn khí đốt ngay để tăng thêm nguồn cung cho châu Âu. Aura Sabadus, học giả Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu (CEPA), cho biết: “Sản lượng khí đốt của Azerbaijan không lớn đến thế. Nước này cần đáp ứng nhu cầu khí đốt lớn trong nước cũng như xuất khẩu khí đốt sang Georgia, Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu".

Các chuyên gia cho hay, Baku sẽ cần thời gian và phải đầu tư đáng kể để tăng năng lực xuất khẩu khí đốt. “Thỏa thuận với Azerbaijan sẽ giúp Ukraina bơm lượng khí đốt lớn hơn sang châu Âu vào thời điểm nước này đang tích hợp thị trường khí đốt của mình vào thị trường châu Âu” - Oleksandr Sukhodolia, chuyên gia về an ninh năng lượng và bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Ukraina chia sẻ với DW.

Trong khi đó, ông Sabadus chỉ ra, khí đốt của Azerbaijan có thể sẽ cần được nhập thông qua cơ sở hạ tầng đường ống dẫn khí phía nam của Nga, thông qua Thổ Nhĩ Kỳ, Moldova và Romania, vì Azerbaijan không có biên giới với Ukraina. Ông lưu ý, chi phí vận chuyển trên các đường ống dẫn khí phía nam rất đắt đỏ nên có thể khiến tuyến đường đó không khả thi.

Ukraina kiếm được khoảng 1 tỉ USD trong năm 2021 từ phí vận chuyển khí đốt Nga. Do lượng giao khí đốt đến châu Âu thấp hơn khi xung đột nổ ra, doanh thu đã giảm xuống còn khoảng 700 triệu USD mỗi năm. "Đây là một khối lượng khí đốt nhỏ và không mang lại lợi nhuận cho Ukraina" - ông Sabadus lưu ý.

Hầu hết các khoản phí được phân bổ cho chi phí vận hành, bao gồm cả bảo trì đường ống. Do đó, bất kỳ thỏa thuận mới nào cũng sẽ phải bao gồm việc tăng đáng kể lượng khí đốt đi qua Ukraina. “Trừ khi thỏa thuận trung chuyển được gia hạn với khối lượng rất lớn, nếu không người Ukraina sẽ không kiếm được tiền” - ông nhấn mạnh.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Sắp có kết quả điều tra vụ đứt đường ống dẫn khí ở Baltic

Thanh Hà |

Kết quả điều tra vụ đứt đường ống dẫn khí Balticconnector có thể được công bố khi hết mùa hè.

Dự báo lượng khí khổng lồ Đức nhập qua đường ống dẫn khí

Thanh Hà |

Đức sẽ cần nhập khẩu khoảng 50% đến 70% lượng hydro do nguồn năng lượng tái tạo hạn chế.

Ukraina tìm cách cứu vãn nguồn lợi béo bở từ đường ống dẫn khí Nga

Ngọc Vân |

Ukraina đang tìm nguồn cung thay thế khí đốt Nga để cung cấp cho EU, duy trì nguồn lợi béo bở từ việc trung chuyển.

Khởi tố vụ trốn thuế ở Thái Bình sau loạt bài của Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án hình sự "Trốn thuế" xảy ra tại Công ty Trạm Tường, khởi tố bị can với 1 nguyên giám đốc công ty.

Ukraina dừng vận chuyển dầu của công ty Nga đến EU

Ngọc Vân |

Hai nước EU cho biết Ukraina đã dừng vận chuyển dầu của công ty Nga Lukoil.

Dùng 1,2 triệu tỉ đồng Quỹ bảo hiểm xã hội sao cho hiệu quả?

Lan Hương |

Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính ngoài ngân sách có quy mô lớn nhất với kết dư khoảng 1,2 triệu tỉ đồng.

3 hầm chui giải cứu kẹt xe cửa ngõ TPHCM sắp hoàn thành

MINH QUÂN |

TPHCM – 3 hầm chui trên đường Nguyễn Văn Linh, Phan Thúc Duyện, Mai Chí Thọ sắp hoàn thành giúp giải cứu kẹt xe các cửa ngõ.

Cuộc sống khốn khổ của những lao động bị nợ bảo hiểm xã hội

Minh Hạnh |

Nợ đọng bảo hiểm xã hội khiến nhiều lao động không được hưởng chế độ thai sản, cuộc sống lâm cảnh khó khăn và vẫn “dài cổ” chờ quyền lợi...

Sắp có kết quả điều tra vụ đứt đường ống dẫn khí ở Baltic

Thanh Hà |

Kết quả điều tra vụ đứt đường ống dẫn khí Balticconnector có thể được công bố khi hết mùa hè.

Dự báo lượng khí khổng lồ Đức nhập qua đường ống dẫn khí

Thanh Hà |

Đức sẽ cần nhập khẩu khoảng 50% đến 70% lượng hydro do nguồn năng lượng tái tạo hạn chế.

Ukraina tìm cách cứu vãn nguồn lợi béo bở từ đường ống dẫn khí Nga

Ngọc Vân |

Ukraina đang tìm nguồn cung thay thế khí đốt Nga để cung cấp cho EU, duy trì nguồn lợi béo bở từ việc trung chuyển.