Số ca mắc COVID-19 ở Sydney tăng cao khiến nền kinh tế Australia suy thoái?

Bảo Trân |

Số ca mắc mới tăng cao ở thành phố Sydney, Australia khiến chính quyền phải thắt chặt các biện pháp phòng dịch COVID-19.

Ngày 9.8.2021, các nhà chức trách Australia tuyên bố sẽ tăng cường kiểm soát các quy tắc nhằm ngăn chặn sự bùng phát COVID-19 bao gồm cả lệnh giới nghiêm. Được biết, trước đó, biện pháp này đã bị bác bỏ, tuy nhiên, hình thức này đã trở nên vô cùng cần thiết sau khi Sydney báo cáo số ca mắc mới trong ngày đạt kỷ lục.

Mặc dù công dân Australia đã duy trì việc ở nhà được hơn 6 tuần nhưng tại thành phố Sydney vừa ghi nhận 343 trường hợp mắc mới trong đợt bùng phát gần nhất do sự lây lan của biến chủng Delta - loại biến chủng virus SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm COVID-19 cao hơn mức bình thường. Con số này đã tăng 66 ca so với một ngày trước đó, cũng là con số cao nhất tuần qua.

Theo Reuters, thắt chặt các chỉ thị ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch đã chia rẽ Sydney và gây ra sự bất bình ở một vài khu dân cư tập trung nhiều người di cư của nước Australia.

Các quan chức ở bang New South Wales (NSW) đã báo cáo 3 trường hợp tử vong do COVID-19, tất cả đều là những người chưa được tiêm chủng. Tổng số 357 ca bệnh đều đang được điều trị tại bệnh viện với 60 trường hợp được chăm sóc đặc biệt và 28 người phải thở máy.

Giữa nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của việc “đóng cửa” Sydney, chính quyền cho biết, người dân được yêu cầu ở nhà, cảnh sát cũng đã tăng cường kiểm tra nhưng vẫn tồn tại nhiều trường hợp ra khỏi nhà với lý do không cần thiết.

Reuters dẫn tin từ Giám đốc Y tế bang NSW Kerry Chant cho hay: “Điều chúng tôi lo ngại nhất là các trung tâm mua sắm và các cửa hàng lớn nhỏ vẫn thường xuyên trong tình trạng đông đúc”.

Trước đó, chỉ với 36.700 trường hợp nhiễm và 92 ca tử vong do COVID-19, Australia được cho là đã xử lý đại dịch tốt hơn nhiều so với một số nền kinh tế phát triển khác. Tuy nhiên, biến thể Delta đã khiến kế hoạch tái mở cửa của nước này gặp trở ngại khi các nhà chức trách cố gắng tăng cường triển khai kế hoạch tiêm chủng trong bối cảnh nhiều người dân phản ứng vì cho rằng, cách làm này quá chậm và không hiệu quả.

Hôm qua (9.8), Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết, thành phố Sydney đang trong cuộc “vật lộn” với biến thể Delta và hy vọng đất nước sẽ trở lại mức gần như bình thường vào cuối năm nay - thời điểm mà tất cả công dân Australia trên 16 tuổi đều được tiêm ít nhất 1 liều vaccine theo đúng như kế hoạch.

Theo nhiều nguồn tin, các quan chức NSW đã đặt mục tiêu tiêm được 6 triệu liều vaccine vào cuối tháng 8.2021 - khi đó lệnh cấm vận ở Sydney dự định đang trên đà kết thúc. Tính đến thời điểm hiện tại, công dân Australia đã được tiêm tổng cộng 4,5 triệu mũi với hơn 23% số người trên 16 tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ, nhỉnh hơn so với tỉ lệ cả nước.

Các nhà kinh tế cho rằng, những đợt đóng cửa ở Sydney và Melbourne sẽ khiến nền kinh tế 2.000 tỉ đô-la Australia (khoảng 1,5 nghìn tỉ USD) của nước này rơi vào cuộc suy thoái lần thứ 2 trong nhiều năm qua, với sự suy giảm dự kiến kéo dài đến tháng 9 năm nay. Tuy nhiên, trong buổi phỏng vấn với đài truyền hình Seven News, Thủ quỹ Liên bang John Frydenberg hy vọng: “Dẫu biết đang có quá nhiều thách thức đối với nền kinh tế nhưng tôi mong mọi người vẫn giữ sự tự tin, lạc quan và tin rằng sẽ có ánh sáng ở cuối đường hầm”.

Bảo Trân
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam sẽ đón số lượng lớn vaccine phòng COVID-19

Thùy Linh |

Tới đây, khi vaccine COVID-19 về số lượng lớn, tần suất nhiều, một số loại vaccine phải được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ âm sâu cần phải có kế hoạch chi tiết, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, có sự phối hợp chặt chẽ giữa y tế với quân đội, giữa trung ương với địa phương và các quân khu.

Chống dịch COVID-19 “sớm hơn một bước, cao hơn một cấp”

LÊ PHI LONG |

Với quan điểm đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, sức khỏe của nhân dân, của cộng đồng lên trước hết, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Quảng Bình đã tăng cường chỉ đạo “chống dịch như chống giặc”.

Vaccine phòng COVID-19 trong nước được cấp phép theo cơ chế đặc thù

VƯƠNG TRẦN |

Thuốc điều trị, vaccine phòng COVID-19 sản xuất trong nước đang thực hiện thử lâm sàng nhưng đã có kết quả đánh giá giữa kỳ giai đoạn 3 về tính an toàn và hiệu quả được xem xét cấp giấy đăng ký lưu hành.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam sẽ đón số lượng lớn vaccine phòng COVID-19

Thùy Linh |

Tới đây, khi vaccine COVID-19 về số lượng lớn, tần suất nhiều, một số loại vaccine phải được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ âm sâu cần phải có kế hoạch chi tiết, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, có sự phối hợp chặt chẽ giữa y tế với quân đội, giữa trung ương với địa phương và các quân khu.

Chống dịch COVID-19 “sớm hơn một bước, cao hơn một cấp”

LÊ PHI LONG |

Với quan điểm đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, sức khỏe của nhân dân, của cộng đồng lên trước hết, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Quảng Bình đã tăng cường chỉ đạo “chống dịch như chống giặc”.

Vaccine phòng COVID-19 trong nước được cấp phép theo cơ chế đặc thù

VƯƠNG TRẦN |

Thuốc điều trị, vaccine phòng COVID-19 sản xuất trong nước đang thực hiện thử lâm sàng nhưng đã có kết quả đánh giá giữa kỳ giai đoạn 3 về tính an toàn và hiệu quả được xem xét cấp giấy đăng ký lưu hành.