Sinovac Trung Quốc sẵn sàng đưa ra vaccine ngừa biến thể Omicron

Ngọc Vân |

Nhà sản xuất vaccine Sinovac Trung Quốc tuyên bố có thể nhanh chóng sản xuất hàng loạt phiên bản vaccine ngừa biến thể Omicron nếu cần.

Sinovac cho biết sẽ chỉ sản xuất vaccine sau khi có được sự chấp thuận của cơ quan quản lý, cùng với bằng chứng cho thấy cần phải có vaccine cập nhật để ngừa biến thể Omicron.

“Công nghệ và sản xuất là giống nhau. Chúng tôi có thể nghiên cứu và chuẩn bị rất nhanh để sản xuất vaccine sau khi phân lập được dòng virus. Sản xuất không phải là một vấn đề. Nhưng các nghiên cứu liên quan cần phải được hoàn thành và loại vaccine mới cần được chấp thuận sử dụng theo các yêu cầu quy định. Còn quá sớm để nói liệu có cần phải phát triển và sản xuất một loại vaccine riêng biệt cho biến thể Omicron hay không” - SCMP dẫn tuyên bố của Sinovac cho biết.

Trước đây, Sinovac đã phát triển vaccine bất hoạt chống lại các biến thể Gamma và Delta, nhưng không thay đổi thiết kế vaccine ban đầu mà họ cho là có hiệu quả chống lại các chủng trước đó.

Các nhà khoa học ở Nam Phi là những người đầu tiên phát hiện ra biến thể Omicron - biến thể có số lượng lớn các đột biến trên protein gai. Những điều này ảnh hưởng đến cách virus xâm nhập vào tế bào người và cũng có thể ảnh hưởng đến hầu hết các loại vaccine và phương pháp điều trị COVID-19 dựa trên protein gai, làm dấy lên lo ngại rằng biến thể này có thể dễ lây lan hơn hoặc kháng các loại vaccine hiện tại.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã nhanh chóng xếp loại biến thể Omicron là “đáng lo ngại”, có nghĩa là nó dễ lây lan hơn, độc hại hơn hoặc có khả năng né tránh các biện pháp y tế công cộng, vaccine và liệu pháp điều trị.

Tuy nhiên WHO cho biết vẫn còn quá sớm để khẳng định chắc chắn những đột biến có thể ảnh hưởng như thế nào đến vaccine, phương pháp điều trị và xét nghiệm hiện tại, đồng thời cảnh báo rằng có thể mất vài tuần để các nhà khoa học trên thế giới hiểu rõ hơn về biến thể mới.

"WHO đang làm việc với các đối tác kỹ thuật để hiểu tác động tiềm tàng của biến thể này đối với các biện pháp ứng phó hiện có của chúng ta, bao gồm cả vaccine. Vaccine vẫn rất quan trọng trong việc giảm thiểu bệnh tật nặng và tử vong, bao gồm cả việc ngăn ngừa biến thể nổi trội đang lưu hành là biến thể Delta. Các loại vaccine hiện tại vẫn có hiệu quả chống lại bệnh tật nặng và tử vong" - WHO cho hay.

Các loại vaccine hiện tại vẫn phát huy hiệu quả, theo WHO. Ảnh: AFP
Các loại vaccine hiện tại vẫn phát huy hiệu quả, theo WHO. Ảnh: AFP

Cập nhật vaccine ngừa biến thể Omicron

Các nhà sản xuất vaccine COVID-19 khác trên khắp thế giới cũng đang xem xét cách đối phó với Omicron. Pfizer và BioNTech thông báo trong vòng hai tuần sẽ biết vaccine của hãng có cần điều chỉnh hay không.

Công ty cho biết: “Pfizer và BioNTech đã hành động từ nhiều tháng trước để có thể điều chỉnh vaccine mRNA trong vòng sáu tuần và vận chuyển các lô ban đầu trong vòng 100 ngày trong trường hợp có một biến thể kháng vaccine”.

Trong khi đó, hãng Moderna tuyên bố có kế hoạch thử nghiệm liều vaccine tăng cường nếu loại vaccine hiện tại được chứng minh là không có hiệu quả chống lại Omicron. Paul Burton, giám đốc y tế của Moderna, nói với BBC rằng một loại vaccine cập nhật ngừa Omicron có thể được tung ra vào đầu năm tới.

AstraZeneca cho biết đã tiến hành nghiên cứu ở Botswana và eSwatini, nơi biến thể Omicron được phát hiện đầu tiên, để kiểm tra tác động của nó đối với vaccine.

Người đứng đầu bộ phận dịch tễ học và các bệnh truyền nhiễm của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ, Tiến sĩ Samiran Panda nói rằng, mặc dù vaccine mRNA nhắm vào protein gai của virus có thể cần được điều chỉnh, nhưng vaccine sản xuất ở Ấn Độ thì không cần.

Covidshield - bản sao của vaccine AstraZeneca ở Ấn Độ - và Covaxin, vaccine bất hoạt được phát triển bởi Bharat Biotech của Ấn Độ, tạo ra khả năng miễn dịch thông qua kháng nguyên, do đó sẽ cần thời gian để quan sát trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu dựa trên dân số.

Hành khách tại sân bay Kuala Lumpur, Malaysia ngày 29.11. Ảnh: AFP
Hành khách tại sân bay Kuala Lumpur, Malaysia ngày 29.11. Ảnh: AFP

Đóng cửa biên giới

Một loạt các quốc gia đã lập tức đóng cửa biên giới, bất chấp cảnh báo của WHO về việc duy trì mở cửa biên giới và tránh áp đặt các hạn chế đi lại một cách vội vàng.

Anh thông báo tạm ngừng các chuyến bay từ Nam Phi, Namibia, Zimbabwe, Botswana, Lesotho và eSwatini vào ngày 25.11. Tiếp theo là Israel, ngày 27.11 thông báo lệnh cấm nhập cảnh hai tuần đối với tất cả người nước ngoài. Nhật Bản đã ban hành lệnh cấm tương tự như Israel, có hiệu lực từ ngày 30.11.

Bahrain, Sri Lanka, Ai Cập, Singapore, Malaysia, Dubai, Oman và Jordan cũng đã đình chỉ các chuyến bay từ các quốc gia ở miền nam Châu Phi, trong khi Đức tuyên bố Nam Phi là "khu vực biến thể của virus", có nghĩa là nước này sẽ chỉ chấp nhận các công dân Đức hồi hương từ Nam Phi.

Mỹ hạn chế đi lại từ Nam Phi và bảy quốc gia Châu Phi khác từ ngày 29.11.

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa chỉ trích các lệnh cấm đi lại này là phân biệt đối xử không công bằng và kêu gọi dỡ bỏ khẩn cấp.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Nguyên nhân khiến siêu biến thể Omicron khuynh đảo thế giới

Ngọc Vân |

Một trong số những nguyên nhân khiến siêu biến thể Omicron và các đột biến tương tự xuất hiện là bất bình đẳng về vaccine và do dự tiêm chủng, theo giới khoa học.

Biến thể Omicron: Chỉ người ngạo mạn mới tin COVID-19 hết mánh đột biến

Khánh Minh |

Virus luôn tìm kiếm động thái tiếp theo của nó và chỉ những người ngạo mạn mới tin COVID-19 hết mánh khoé đột biến, điển hình như biến thể Omicron.

WHO nói gì về siêu biến thể Omicron lây hơn 500% so với Delta

Song Minh |

Đại diện WHO trấn an về siêu biến thể Omicron - siêu biến thể có khả năng lây nhiễm mạnh hơn 500% so với biến thể Delta.

Chị lấy thân mình che cho em suốt 36 tiếng bị kẹt vì động đất ở Syria

Khánh Minh |

Hai chị em bị kẹt giữa đống đổ nát trong động đất ở Syria đã được giải cứu sau 36 giờ.

Tội phạm mua bán bộ phận cơ thể người hoạt động tinh vi qua các nhóm kín

Việt Dũng |

Bộ Công an cho rằng, tội phạm mua bán bộ phận cơ thể người hoạt động ngày càng tinh vi, chủ yếu qua các nhóm kín trên mạng xã hội.

Thanh Hóa: "Điểm mặt" những doanh nghiệp nợ BHXH hàng chục tỉ đồng

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Tính đến đầu tháng 1.2023, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng nghìn doanh nghiệp nợ BHXH với số tiền hơn 466 tỉ đồng. Thậm chí có những doanh nghiệp nợ BHXH hơn 6 năm, với số tiền hàng chục tỉ đồng.

Sách Giáo khoa Hoà Phát: 2.100 tỉ đồng trái phiếu đè nặng khả năng trả nợ

Quang Dân |

Tính đến cuối năm 2022, HTP đang phải gánh khoản nợ trái phiếu hơn 2.100 tỉ đồng do Công ty Danh Việt và Hưng Vượng Developer phát hành. Trong khi đó, 3/7 cổ đông chiến lược đã chốt lãi thu về hàng trăm tỉ đồng.

Lừa đảo bán, nhượng vé máy bay: Hàng loạt nạn nhân sập bẫy

Minh Ánh - Sơn Trần |

Bạn T, Tây Hồ, Hà Nội là một trong rất nhiều nạn nhân bị đối tượng có tên facebook Phạm Hùng lừa mua vé máy bay. Theo đó, vì có nhu cầu tìm mua vé đi du lịch, T cũng như nhiều người khác đăng tải nhu cầu lên các hội nhóm facebook và từ đó bị các đối tượng giăng bẫy lừa đảo.

Nguyên nhân khiến siêu biến thể Omicron khuynh đảo thế giới

Ngọc Vân |

Một trong số những nguyên nhân khiến siêu biến thể Omicron và các đột biến tương tự xuất hiện là bất bình đẳng về vaccine và do dự tiêm chủng, theo giới khoa học.

Biến thể Omicron: Chỉ người ngạo mạn mới tin COVID-19 hết mánh đột biến

Khánh Minh |

Virus luôn tìm kiếm động thái tiếp theo của nó và chỉ những người ngạo mạn mới tin COVID-19 hết mánh khoé đột biến, điển hình như biến thể Omicron.

WHO nói gì về siêu biến thể Omicron lây hơn 500% so với Delta

Song Minh |

Đại diện WHO trấn an về siêu biến thể Omicron - siêu biến thể có khả năng lây nhiễm mạnh hơn 500% so với biến thể Delta.