Siêu đập Tam Hiệp của Trung Quốc qua những con số

Hải Anh |

Đập Tam Hiệp là một trong những đập dài nhất thế giới đồng thời cũng là một trong những công trình công cộng gây tranh cãi nhất trong thời hiện đại.

200 tấn chất nổ

Các chuyên gia phá hủy đã sử dụng khoảng 200 tấn thuốc nổ để phá hủy đê ngăn nước Tam Hiệp cuối cùng - một cấu trúc tạm để các nhà xây dựng hoàn thành bức tường chính khổng lồ của đập Tam Hiệp. Vụ nổ này tạo ra khoảng 186.000 mét khối gạch vụn, theo National Geographic.

Đề xuất xây đập Tam Hiệp lần đầu từ 1919

Tôn Trung Sơn lần đầu tiên đề xuất xây đập trên sông Dương Tử đoạn qua tỉnh Hồ Bắc. Ông tin rằng, đập thủy điện được xây dựng ở đây có thể giúp bảo vệ các cộng đồng dân cư ở lưu vực sông khỏi lũ lụt nặng nề.

Sau đó, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông cũng ủng hộ ý tưởng này. Tuy nhiên, việc xây dựng đập Tam Hiệp không được bắt đầu cho tới 1993, 17 năm sau khi Mao Trạch Đông qua đời.

Đập Tam Hiệp được lấy tên từ 3 hẻm núi lớn từ tây sang đông: Hẻm núi Cù Đường (Qutang), Võ Hiệp (Wu Xia) và Tây Lăng (Xiling). Các hẻm núi này kéo dài khoảng 200km dọc theo thượng và trung lưu của sông Dương Tử.

Đập Tam Hiệp dài khoảng 2,3km và cao 185m, lớn gấp 5 lần so với đập Hoover của Mỹ.

Công nhân xây dựng đã sử dụng khoảng 16 triệu mét khối bê tông trong cấu trúc đập chắn ngang sông Dương Tử.

Hàng trăm sinh mạng và hàng tỉ USD

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết, hơn 100 công nhân đã chết trong dự án xây dựng kéo dài.

Chi phí kinh tế cũng tăng cao. Các báo cáo chính thức thông tin ngân sách xây dựng đập Tam Hiệp ở mức 24 tỉ USD.

Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng, chi phí thực tế có thể cao hơn nhiều so với con số công bố.

Hơn 1 triệu người phải sơ tán 

Hồ chứa nước đập Tam Hiệp có chiều dài khoảng 660km làm ngập khoảng 632km2 đất đai, trong đó có hàng nghìn thị trấn và làng mạc.

Khoảng 1,3 triệu người đã phải tái định cư vì dự án này. Hàng chục địa điểm kiến trúc và văn hóa cũng bị ngập sâu trong hồ chứa nước đập Tam Hiệp. Trong số các di tích này, đáng chú ý nhất là di tích của nhóm người cổ sống trong khu vực này khoảng 4.000 năm trước.

300.000 người chết vì lũ sông Dương Tử trong thế kỷ 20

Giới chức Trung Quốc ước tính khoảng 300.000 người chết trong các trận lũ lụt của sông Dương Tử trong thế kỷ 20.

Giới chức cũng tin tưởng đập Tam Hiệp sẽ bảo vệ khoảng 15 triệu người khỏi nước lũ cũng như bảo vệ khoảng 607 nghìn ha đất nông nghiệp.

Giảm 50% phù sa của đồng bằng

Các nhà môi trường cảnh báo, đập Tam Hiệp làm giảm dòng chảy phù sa của sông Dương Tử cũng như tác động nghiêm trọng tới hệ sinh thái ven sông và ven biển.

Nghiên cứu công bố tháng 4.2006 trên tạp chí Geophysical Research Letters cho thấy, những thay đổi này đã hình thành. Lượng phù sa ở các khu vực hạ lưu sông Dương Tử ở nhiều nơi chỉ bằng một nửa so với trước khi đập Tam Hiệp được xây dựng. Những thay đổi mà việc xây dựng đập Tam Hiệp mang lại cũng có thể tổn hại cho ngư trường ven biển và các vùng đất ngập nước ven biển.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Ngoài đập Tam Hiệp, thêm công trình thủy điện của Trung Quốc lập kỷ lục

HỒNG HẠNH |

Ngoài đập Tam Hiệp - công trình thủy điện lớn nhất thế giới - Trung Quốc còn có thêm đập Cẩm Bình I được kỷ lục thế giới Guiness xác nhận là đập cao nhất.

5 bí mật ít biết về đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử

Khánh Minh |

Đập Tam Hiệp, đập thủy điện lớn nhất thế giới nằm trên sông Dương Tử (hay còn gọi là sông Trường Giang) của Trung Quốc, còn có những bí mật ít người biết.

Cập nhật mới nhất về tình hình lũ lụt ở Trung Quốc và xả lũ đập Tam Hiệp

Thanh Hà |

Cơ quan khí tượng quốc gia Trung Quốc phát cảnh báo màu xanh với mưa bão trong bối cảnh mưa lớn tiếp tục càn quét nhiều vùng của Trung Quốc.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Ngoài đập Tam Hiệp, thêm công trình thủy điện của Trung Quốc lập kỷ lục

HỒNG HẠNH |

Ngoài đập Tam Hiệp - công trình thủy điện lớn nhất thế giới - Trung Quốc còn có thêm đập Cẩm Bình I được kỷ lục thế giới Guiness xác nhận là đập cao nhất.

5 bí mật ít biết về đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử

Khánh Minh |

Đập Tam Hiệp, đập thủy điện lớn nhất thế giới nằm trên sông Dương Tử (hay còn gọi là sông Trường Giang) của Trung Quốc, còn có những bí mật ít người biết.

Cập nhật mới nhất về tình hình lũ lụt ở Trung Quốc và xả lũ đập Tam Hiệp

Thanh Hà |

Cơ quan khí tượng quốc gia Trung Quốc phát cảnh báo màu xanh với mưa bão trong bối cảnh mưa lớn tiếp tục càn quét nhiều vùng của Trung Quốc.