Rộ xu hướng sinh viên Trung Quốc sang Đông Nam Á học tập

Thanh Hà |

Khi Yao Li nộp đơn vào một trường đại học ở Malaysia vào năm ngoái, tất cả những gì cô phải làm là gửi ảnh chụp bằng tốt nghiệp đại học tại Trung Quốc, bảng điểm và chứng chỉ tiếng Anh. Cô nhận được lời mời tham gia chương trình sau đại học 20 giờ sau đó.

Yao Li là một trong nhiều người trẻ Trung Quốc chọn một quốc gia Đông Nam Á - chủ yếu là Malaysia, Thái Lan và Philippines - để học sau đại học trong những năm gần đây.

Trong khi Mỹ, Anh, Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) tiếp tục là những điểm đến phổ biến nhất với sinh viên Trung Quốc thì cũng ngày càng có nhiều sinh viên bị thu hút bởi những trường đại học ở Đông Nam Á - nơi có chi phí thấp hơn và ít cạnh tranh hơn.

Yao Li không hối hận về lựa chọn của mình khi đây là lựa chọn đã giúp cô nhanh chóng bước sang một cuộc sống mới sau gián đoạn do đại dịch COVID-19. "Bây giờ tôi cảm thấy như đây là quê hương thứ hai của mình” - cô nói.

Quy trình đăng ký ít cạnh tranh hơn tại các trường đại học Malaysia là một phần quan trọng hấp dẫn Yao Li. “Khi gần như tất cả các trường đã đóng đơn đăng ký vào tháng 9 năm ngoái thì trường ở Malaysia vẫn mở. Tôi thậm chí còn không cần thư giới thiệu để được chấp thuận nhập học" - cô nói.

Yao Li là một trong số khoảng 100.000 sinh viên Trung Quốc theo học tại các trường đại học Đông Nam Á trong năm 2023, theo công ty giáo dục New Oriental của Trung Quốc.

Tìm kiếm trên nền tảng mạng xã hội Xiaohongshu - Little Red Book (ở Trung Quốc) về việc học tập tại Malaysia đã vượt qua tìm kiếm về việc học ở một số quốc gia phương Tây không nói tiếng Anh, như Pháp và Đức.

Sang Mingze - người đứng đầu Hiệp hội Dịch vụ du học Bắc Kinh - cho biết: “Gần như tất cả sinh viên Trung Quốc ở Đông Nam Á đã đến Malaysia, Thái Lan và Philippines nếu họ không ở Singapore”.

Ông cho hay, nhiều ứng viên đăng ký vào các trường đại học ở Đông Nam Á là để lấy bằng sau đại học. Điểm chung của những người này là "họ không hài lòng với điều kiện hiện tại nhưng lại có ngân sách hạn hẹp”.

Theo các nhà phân tích và người trong ngành, mối liên hệ kinh tế và văn hóa chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc với các nước ASEAN đang là lợi thế lớn thu hút sinh viên Trung Quốc.

Hầu hết các trường đại học ở Đông Nam Á, ngay cả những trường có thứ hạng xuất sắc trên toàn cầu, đều có yêu cầu tuyển sinh thân thiện hơn, theo Catherine Zhu, chuyên gia tư vấn của một công ty tư vấn giáo dục nước ngoài ở Bắc Kinh.

Bà cho biết, học tập tại Malaysia và các nước Đông Nam Á khác có chi phí khoảng 80.000 nhân dân tệ (11.000 USD) một năm, trong khi với các trường đại học ở Anh và Hong Kong sinh viên phải chi trả tới 300.000 nhân dân tệ (41.000 USD).

Các chính phủ Đông Nam Á cũng đang tích cực hợp tác với các tổ chức ở Trung Quốc, như cơ sở của Đại học Hạ Môn ở Malaysia. Đại học Hạ Môn là một trong những trường đại học danh tiếng nhất Trung Quốc trở thành trường đầu tiên của Trung Quốc mở cơ sở ở nước ngoài năm 2013. Tới năm 2021, hơn 6.000 sinh viên đã theo học tại cơ sở này, trong đó hơn 1/3 là người Trung Quốc.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Thanh Hà |

Tổng thống Mỹ Joe Biden coi cuộc gặp ngày 27.10 với nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Vương Nghị là “cơ hội tốt và tiến triển tích cực”, người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby cho biết.

Cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường qua đời

Thanh Hà |

Ông Lý Khắc Cường - cựu Thủ tướng Trung Quốc - qua đời tại Thượng Hải rạng sáng 27.10.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thăm Mỹ

Hà Liên |

Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị bắt đầu chuyến thăm Mỹ từ ngày 26.10 bằng cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Antony Blinken tại Washington. Nhà ngoại giao của Mỹ và Trung Quốc cũng có một cuộc gặp ăn tối riêng sau hội đàm.

Sợ hãi sống trong nhà bị nứt vỡ, nghiêng lún gần công trình thi công

ANH HUY - ANH VŨ |

Cuộc sống của nhiều nhà dân tại tổ dân phố số 2, phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã bị đảo lộn vì bị ảnh hưởng rất nhiều bởi quá trình thi công công trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm.

2 bộ trưởng làm Phó Ban Chỉ đạo xử lý dự án thua lỗ ngành công thương

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 31.10, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 1274/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành công thương.

Bắt mạch, chẩn bệnh, kê đơn phù hợp để hoàn thành các mục tiêu kinh tế

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ đánh giá toàn diện tình hình kinh tế - xã hội, “bắt mạch, chẩn bệnh, kê đơn” phù hợp, có những chính sách, biện pháp đủ mạnh, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đặt ra.

Công an TPHCM điều tra dấu hiệu trốn thuế của Công ty Thành Bưởi

Anh Tú |

Ngày 31.10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đang điều tra tin báo về tội phạm của Cục Thuế TPHCM về vụ việc có dấu hiệu trốn thuế xảy ra tại Công ty Thành Bưởi địa chỉ tại 266 -268 Lê Hồng Phong, Quận 5, TPHCM.

Cải cách tiền lương đi cùng với tinh giản biên chế, đúng người, đúng việc

Vương Trần - Ngô Cường |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cùng với cải cách tiền lương, bộ máy Nhà nước sẽ tính đến việc tinh giản biên chế sao cho gọn nhẹ và phát huy từng cá nhân một. Từ đó, bảo đảm vị trí việc làm, đúng người đúng việc, đúng hưởng thụ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Thanh Hà |

Tổng thống Mỹ Joe Biden coi cuộc gặp ngày 27.10 với nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Vương Nghị là “cơ hội tốt và tiến triển tích cực”, người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby cho biết.

Cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường qua đời

Thanh Hà |

Ông Lý Khắc Cường - cựu Thủ tướng Trung Quốc - qua đời tại Thượng Hải rạng sáng 27.10.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thăm Mỹ

Hà Liên |

Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị bắt đầu chuyến thăm Mỹ từ ngày 26.10 bằng cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Antony Blinken tại Washington. Nhà ngoại giao của Mỹ và Trung Quốc cũng có một cuộc gặp ăn tối riêng sau hội đàm.