Quốc tế đánh giá Việt Nam là điểm sáng kinh tế trong đại dịch

Thanh Hà |

Truyền thông quốc tế những ngày qua đánh giá, câu chuyện về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là một trong những tin tích cực trong đại dịch COVID-19.

Tin tích cực trong đại dịch

Nói về quản lý tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19, cây viết S.D.Pradhan của Times Of India nhấn mạnh, "rất hiếm khi nhận được một số tin tức tích cực về sự tăng trưởng kinh tế ở bất kỳ đâu trên thế giới trong thời kỳ đại dịch. May mắn thay, câu chuyện về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là một trong những tin tích cực như vậy".

Theo đó, năm 2020, Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia ghi nhận mức tăng trưởng dương. Bất chấp tác động thảm khốc của đại dịch, Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP thực tế khoảng 3%, không chỉ cao hơn Trung Quốc mà còn cao nhất Châu Á. "Thành tích này là một kỳ tích thực sự", theo cây viết của Times of India.

Bất chấp tác động của đại dịch, về giá trị GDP, Việt Nam đạt trên 343 tỉ USD, vượt Singapore (337,5 tỉ USD) và Malaysia (336,3 tỉ USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư ở Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia là 1.090 tỉ USD, Thái Lan 509,2 tỉ USD và Philippines 367,4 tỉ USD. Thặng dư thương mại của Việt Nam năm 2020 đạt 19,06 tỉ USD, với giá tiêu dùng bình quân tăng 3,23% và khu vực chế biến, chế tạo tăng 3,98%. "Quả thực là một thành tựu đáng chú ý" - ông S.D.Pradhan nêu trong bài viết ngày 2.5.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam là 6,5% trong năm 2021. IMF cũng dự đoán năm nay thâm hụt tài khóa của Việt Nam sẽ giảm so với năm 2020. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam dự kiến ​​tăng hơn 3.750 USD trong vài năm tới.

Theo cây viết người Ấn Độ, Việt Nam đang phải đối mặt với một số thách thức trong lĩnh vực kinh tế do đại dịch gây ra. Việt Nam cũng đang tiếp tục các chính sách ngăn chặn đại dịch và các vấn đề liên quan đến y tế tác động tiêu cực đến nền kinh tế đất nước. Vấn đề hồi sinh các ngành công nghiệp vừa và nhỏ lên mức trước đại dịch vẫn là một thách thức quan trọng.

Ông cho rằng, về đại dịch COVID-19, cho tới nay, giới chức Việt Nam đã kiểm soát được mức độ lây lan của dịch bệnh một cách đáng khen ngợi. Dù vậy, Việt Nam cũng cần thận trọng hơn khi dịch bệnh lây lan mạnh ở các quốc gia trong khu vực. Trong đó, lãnh đạo Việt Nam cần rà soát và điều chỉnh hiệu quả các khoản chi để hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Ngăn chặn đợt lây nhiễm mới

Hôm 29.4, thông tin về việc Việt Nam phát hiện ca COVID-19 cộng đồng đầu tiên sau 35 ngày không có ca nhiễm cộng đồng, Reuters nhấn mạnh, đến thời điểm hiện tại, với các biện pháp kiểm dịch và theo dõi nghiêm ngặt, Việt Nam đã ngăn chặn thành công 3 đợt bùng phát virus và đang tăng cường các biện pháp để ngăn chặn đợt lây nhiễm thứ 4. Đợt lây nhiễm mới ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh các nước khác trong khu vực như: Lào, Campuchia, Thái Lan... có số ca mắc COVID-19 tăng mạnh.

Hãng tin của Anh cũng lưu ý, Việt Nam - quốc gia gần 98 triệu dân chỉ ghi nhận 2.910 ca mắc COVID-19 và 35 ca tử vong tính đến 29.4, là "một trong những dữ liệu tốt nhất ở Châu Á" và điều này là "nhờ phản ứng nhanh chóng với các đợt bùng phát".

Thông tin về việc Việt Nam tăng thời gian cách ly với du khách nhập cảnh lên 21 ngày trong bối cảnh có đợt lây nhiễm cộng đồng mới, AFP ngày 5.5 nhận định, Việt Nam đang giữ được số ca COVID-19 "ở mức thấp", hơn 3.000 ca mắc và 35 ca tử vong, "nhờ các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt và truy vết tiếp xúc rộng rãi". Theo hãng tin Pháp, Việt Nam đã được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ khi dịch bệnh bùng phát mạnh ở các nước Đông Nam Á.

Thông tin về COVID-19 ở Việt Nam, cây viết Sebastian Strangio của The Diplomat chỉ ra, hầu hết năm 2020 khi COVID-19 bùng phát trên toàn cầu, Việt Nam là một trong số các quốc gia thành công nhất thế giới về ngăn chặn sự lây lan virus. Cũng cho rằng dữ liệu số ca mắc và tử vong do COVID-19 ở Việt Nam tới hiện tại là "một trong những dữ liệu tốt nhất ở Châu Á", The Diplomat nhấn mạnh, kết quả này là nhờ phản ứng nhanh chóng với một loạt các đợt bùng phát. "Do đó, đây là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á ghi nhận tốc độ tăng trưởng dương trong suốt năm đại dịch" - bài viết nêu rõ.

Khi xuất hiện ca COVID-19 cộng đồng đầu tiên hôm 29.4, để ứng phó với tình hình mới, Việt Nam đã siết chặt kiểm soát và triển khai các chiến dịch xét nghiệm tại một số khu vực. The Diplomat cho rằng, đợt bùng phát của Việt Nam "vẫn còn khiêm tốn so với hầu hết khu vực", chưa nói đến Ấn Độ hoặc Brazil. Phân tích tác động của đợt bùng phát mới nhất với các kế hoạch mở cửa trở lại với du khách quốc tế của Việt Nam, cây viết Sebastian Strangio tin tưởng, Việt Nam sẽ đối phó với đợt bùng phát mới nhất bằng những biện pháp như đã triển khai thành công trước đây.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nhiều đà tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Thanh Hà |

Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh nhờ các gói kích thích lớn và nhu cầu bị dồn nén do đại dịch COVID-19 sẽ mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu ở Châu Á, trong đó lớn nhất là Việt Nam. Thêm vào đó, trên đà phát triển như một trung tâm sản xuất toàn cầu mới nổi, Việt Nam có thể chiếm khoảng 4% tổng xuất khẩu điện tử toàn cầu vào năm 2025.

Đà Nẵng: Vừa phòng dịch COVID-19 vừa khôi phục tăng trưởng kinh tế

Hữu Long |

Tại kỳ họp thứ 17, HĐND khóa IX diễn ra vào sáng 12.4, ông Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đánh giá, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Thành ủy, HĐND, UBND đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2021, trọng tâm là kiểm soát dịch bệnh, khôi phục tăng trưởng kinh tế.

Các CEO toàn cầu lạc quan về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2021

Song Minh |

Một năm trôi qua kể từ thời điểm COVID-19 được tuyên bố là đại dịch, các CEO toàn cầu đang bày tỏ mức độ lạc quan kỷ lục về phục hồi kinh tế toàn cầu.

Thành phố ở Thổ Nhĩ Kỳ gần tâm chấn còn lại gì sau trận động đất huỷ diệt?

Thanh Hà |

Những tòa nhà chung cư sập, đổ nát trên đường phố, các gia đình trú ẩn trong lều ở một sân vận động: Hình ảnh ban đầu cho thấy sự tàn phá của động đất tại Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ.

Lừa đảo tiền cọc Socola trên mạng: Thủ đoạn cũ, nạn nhân mới

NHÓM PV |

Sau khi đã tạo dựng được niềm tin, thủ đoạn chiếm đoạt tài sản của các đối tượng lừa đảo là câu kéo các nạn nhân mua Socola với giá giảm ở mức rất sốc rồi giục người mua chuyển khoản trước 10-30% để giữ hàng. Cuối cùng kẻ lừa đảo chặn mọi liên lạc rồi biến mất, người mua không nhận được hàng, tiền cũng không cánh mà bay.

Kinh tế số Việt Nam: Nhỏ nhưng có “võ”

Xuyên Đông |

Quy mô thị trường số của Việt Nam hiện nay còn nhỏ, xếp thứ 25/39 quốc gia được khảo sát. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam nhanh thứ hai thế giới, năm 2022 chỉ sau Ấn Độ.

Xoá “dấu chân carbon” để hướng đến nền kinh tế số 50 tỉ USD

Đức Mạnh |

Quy mô kinh tế số Việt Nam được dự báo có thể đạt gần 50 tỉ USD vào năm 2050. Trong đó thương mại điện tử sẽ là lĩnh vực đóng góp quan trọng nhất nhưng lại đang tác động tiêu cực đến môi trường, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Bình Dương: Còn ít DN tuyển dụng, lao động khó tìm việc như ý muốn

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Một số doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã tuyển dụng lao động trở lại. Tuy nhiên, số lượng tuyển dụng ít, không nhiều như các năm trước nên  người lao động tìm công việc và mức thu nhập như ý muốn khó hơn.

Nhiều đà tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Thanh Hà |

Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh nhờ các gói kích thích lớn và nhu cầu bị dồn nén do đại dịch COVID-19 sẽ mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu ở Châu Á, trong đó lớn nhất là Việt Nam. Thêm vào đó, trên đà phát triển như một trung tâm sản xuất toàn cầu mới nổi, Việt Nam có thể chiếm khoảng 4% tổng xuất khẩu điện tử toàn cầu vào năm 2025.

Đà Nẵng: Vừa phòng dịch COVID-19 vừa khôi phục tăng trưởng kinh tế

Hữu Long |

Tại kỳ họp thứ 17, HĐND khóa IX diễn ra vào sáng 12.4, ông Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đánh giá, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Thành ủy, HĐND, UBND đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2021, trọng tâm là kiểm soát dịch bệnh, khôi phục tăng trưởng kinh tế.

Các CEO toàn cầu lạc quan về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2021

Song Minh |

Một năm trôi qua kể từ thời điểm COVID-19 được tuyên bố là đại dịch, các CEO toàn cầu đang bày tỏ mức độ lạc quan kỷ lục về phục hồi kinh tế toàn cầu.