Phụ nữ Saudi Arabia không còn là gánh nặng

Ngọc Vân |

Không nhiều phụ nữ ở Saudi Arabia có mỗi ngày giống như Manal Ghazwan và 2 đồng nghiệp của cô. Ghazwan, 30 tuổi, có bằng thạc sĩ về quản lý an toàn thực phẩm, là giám đốc 1 chi nhánh Starbucks ở trụ sở chính tại Riyadh của Alshaya - công ty điều hành nhượng quyền Starbucks ở Trung Đông. 
“Cả 2 cô gái trong nhóm của tôi đều có bằng cử nhân, nhưng họ thích thử thách và cơ hội làm việc tại 1 công ty đa quốc gia như Starbucks” - Ghazwan nói. Họ nằm trong số những người theo xu hướng chuyển dịch khỏi những công việc béo bở của chính phủ để cạnh tranh vào các vị trí trong khu vực tư nhân, thách thức vai trò bình đẳng giới ở Saudi Arabia.

Sự thừa nhận “ngấm ngầm”

Trong nhiều năm, luật lao động ở Saudi Arabia ngăn cản việc nam nữ làm việc chung. Nhưng Ghazwan và nhóm của cô là đội duy nhất phục vụ các khách hàng cả nam và nữ. “Gần đây, có 1 sự ngầm chấp nhận về việc nam, nữ cùng nhau làm việc trong 1 môi trường chung” - Bader Aljalajel, người mở quán cafe 12 Cups tại 1 trong những đại lộ hào nhoáng nhất của Riyadh vào năm 2016, nói.

Quán cafe này do 5 người đàn ông Saudi và một số người nước ngoài quản lý. Aljalajel đang có kế hoạch mở quán thứ 2, lần này do phụ nữ điều hành. “Những người phụ nữ gửi hồ sơ cho chúng tôi biết rằng, họ sẽ phải làm việc với nam giới. Những người nào không chấp nhận việc đó sẽ bị loại” - Aljalajel nói.

Luật pháp ở Saudi Arabia đã đi theo xu hướng này trong nhiều năm qua. Năm 2011, Saudi Arabia thông qua luật cho phép tất cả các cửa hàng bán các sản phẩm liên quan đến phụ nữ như đồ lót chỉ nên có phụ nữ làm việc. Năm 2016, các cửa hàng thuốc và kính mắt có thể xin giấy phép thuê nhân viên là nữ giới, miễn là nhân viên nữ vẫn phải tách biệt với nhân viên nam và khách hàng.

Chiến lược Tầm nhìn Saudi 2030 do Thái tử Mohammed Bin Salman khởi xướng có mục tiêu tăng cường sự tham gia của nữ giới trong lực lượng lao động, từ 22% hiện tại lên 30% ở tất cả các ngành đến năm 2030. Theo ông Khaled Abalkhail - phát ngôn viên Bộ Lao động và Phát triển Xã hội - hiện có 600.000 phụ nữ Saudi Arabia làm việc trong khu vực tư nhân, trong đó 30.000 người tham gia thị trường vào tháng 9-10 năm ngoái. Trước đó, năm 2011, số phụ nữ tham gia khu vực tư nhân chỉ là 90.000 người.

Thay đổi trong một xã hội trẻ

Không chỉ phụ nữ Saudi mới làm việc ở khu vực tư nhân, mà cũng có nhiều nam giới tham gia hơn. Với tỉ lệ thất nghiệp ở mức 12.8% theo số liệu chính thức của chính phủ, Thái tử Mohammed Bin Salman vào năm 2016 đã công bố một loạt cải cách đầy tham vọng, bao gồm tạo thêm hàng nghìn công ăn việc làm ở khu vực tư nhân, với mục tiêu giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống còn 7% đến năm 2030.

“Khi tôi vào đại học khoảng 10 năm trước, tôi xin phép bố đi làm bán thời gian ở quán cafe với mức lương 530 USD/tháng. Bố tôi băn khoăn về việc con trai mình phải bưng bê phục vụ cafe, nên nói rằng, bố sẽ cho tôi số tiền đó, thay vì đi làm thì tôi phải tập trung vào học tập” - Aljalajel nói.

Sự phản đối không chỉ đến từ gia đình. Trong thời gian dài, người dân Saudi Arabia không phải là lựa chọn hấp dẫn với các nhà tuyển dụng, những người có thể thuê nhân công nước ngoài sẵn lòng làm việc 6 ngày 1 tuần, với mức lương chỉ bằng 1 phần so với người bản xứ. Chẳng hạn, 1 người Saudi làm việc toàn thời gian tại cafe 12 Cups kiếm được 1.600 USD/tháng, nhưng 1 người nước ngoài làm việc tại cùng quán này chỉ nhận được 533 USD/tháng.

Theo Tổng cục Thống kê Saudi Arabia, mức lương trung bình của người Saudi là 2.670 USD/tháng. Năm 2017, trong 1 nỗ lực nhằm ngăn cản các công ty tuyển dụng lao động nước ngoài, chính phủ áp thuế hàng tháng với nhân công không phải người Saudi. Các công ty hiện phải trả 107 USD cho mỗi 1 lao động nước ngoài, và khoản thu này dự kiến sẽ tăng lên sau mỗi năm.

Phụ nữ không còn là 
gánh nặng

Khi càng nhiều phụ nữ Saudi vào khu vực tư nhân làm việc, những thách thức ở đây thuyết phục được họ ở lại. “Từ kinh nghiệm của chúng tôi, cứ 4/10 phụ nữ rời bỏ công việc mà chúng tôi đảm bảo cho họ vài tháng từ khi bắt đầu làm vì gia đình họ muốn vậy” - Redwan Aljelwah - người sáng lập công ty tư vấn tuyển dụng Mada ở Riyadh vào năm 2016, hoạt động trong các lĩnh vực bán lẻ, thực phẩm đồ uống và công nghệ thông tin - nói. Hơn nữa, Aljelwah cho biết, nhu cầu về lao động nữ vẫn thấp hơn so với lao động nam. Tỉ lệ thất nghiệp của phụ nữ Saudi Arabia trong quý 3 năm 2016 theo số liệu gần nhất là 34.5%.

“Tất cả các ngành đều mở cửa cho phụ nữ, với điều kiện họ đảm bảo được môi trường làm việc an toàn” - phát ngôn viên Bộ Lao động và Phát triển Xã hội, ông Abalkhail nói. Ông bổ sung rằng, bộ này tổ chức các khóa dạy phụ nữ Saudi kỹ năng cứng và mềm để họ tìm được việc làm. “Khi phụ nữ đi làm, họ không còn phải chịu những gánh nặng mà gia đình họ bắt phải mang cho đến khi kết hôn. Họ có lựa chọn để trở thành độc lập” - Aljalajel nói.

Ghazwan và nhóm của cô đồng tình: “Nhiều khách hàng nam và nữ mà chúng tôi phục vụ cafe nói: Chúng tôi tự hào về những gì các bạn đang làm”.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Saudi Arabia thu hàng trăm tỷ USD trong chiến dịch thanh trừng tham nhũng

Hà Liên |

Chiến dịch chống tham nhũng ở Saudi Arabia đã thu được 106,7 tỷ USD qua các thỏa thuận với những quan chức, thành viên hoàng tộc và các tài phiệt có liên quan. 

Tỷ phú giàu nhất Trung Đông kể chuyện bị giam 2 tháng trong nhà tù 5 sao

H.Liên |

Tỷ phú - hoàng tử  Alwaleed bin Talal bị bắt giam trong chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ Saudi Arabia đã được thả tự do sau hơn 2 tháng bị giam giữ trong khách sạn 5 sao ở thủ đô Riyadh (Saudi Arabia). 

Từ chối chi 6 tỷ USD đổi tự do, người giàu nhất Trung Đông bị chuyển khỏi nhà tù 5 sao

H.L |

Tỷ phú, hoàng tử Saudi Arabia Alwaleed bin Talal đã bị chuyển tới một nhà tù an ninh tối đa sau khi từ chối chi 6 tỷ USD để đổi lấy tự do trong chiến dịch chống tham nhũng của nước này.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Saudi Arabia thu hàng trăm tỷ USD trong chiến dịch thanh trừng tham nhũng

Hà Liên |

Chiến dịch chống tham nhũng ở Saudi Arabia đã thu được 106,7 tỷ USD qua các thỏa thuận với những quan chức, thành viên hoàng tộc và các tài phiệt có liên quan. 

Tỷ phú giàu nhất Trung Đông kể chuyện bị giam 2 tháng trong nhà tù 5 sao

H.Liên |

Tỷ phú - hoàng tử  Alwaleed bin Talal bị bắt giam trong chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ Saudi Arabia đã được thả tự do sau hơn 2 tháng bị giam giữ trong khách sạn 5 sao ở thủ đô Riyadh (Saudi Arabia). 

Từ chối chi 6 tỷ USD đổi tự do, người giàu nhất Trung Đông bị chuyển khỏi nhà tù 5 sao

H.L |

Tỷ phú, hoàng tử Saudi Arabia Alwaleed bin Talal đã bị chuyển tới một nhà tù an ninh tối đa sau khi từ chối chi 6 tỷ USD để đổi lấy tự do trong chiến dịch chống tham nhũng của nước này.