Phát minh vaccine mRNA trước cơ hội thắng lớn tại Nobel 2021

Hải Anh |

Các chuyên gia Nobel nhận định, công nghệ mRNA (RNA thông tin), cơ sở hình thành vaccine Pfizer/BioNTech và Moderna, là ứng viên sáng giá cho giải Nobel y học hoặc vật lý năm 2021.

Những người tiên phong sáng chế vaccine COVID-19, cơ quan giám sát truyền thông, các nhà hoạt động chống biến đổi khí hậu... là một vài trong số những ứng viên tiềm năng cho mùa giải Nobel 2021 mở màn ngày 4.10 với việc công bố giải Nobel Y học. 

Danh sách ứng viên giải Nobel luôn được giữ kín nhưng theo AFP, các chuyên gia Nobel nhận định, công nghệ mRNA (RNA thông tin) - cơ sở hình thành vaccine Pfizer/BioNTech và Moderna - là ứng viên sáng giá cho giải Nobel y học hoặc vật lý.

"Sẽ là sai lầm nếu Ủy ban Nobel không trao giải cho công nghệ vaccine mRNA" - nhà báo khoa học Thụy Điển Ulrika Bjorksten chia sẻ với AFP.

Nữ nhà báo chỉ ra, các ứng viên tiềm năng là nhà khoa học gốc Hungary Katalin Kariko và Drew Weissman của Mỹ - những nhà nghiên cứu tiên phong dẫn tới vaccine mRNA đầu tiên.

Nhà khoa học Kariko và Weissman đã nhận được một số giải thưởng, bao gồm giải Lasker ở Mỹ, giải được xem là giải Nobel của Mỹ.

Tiến sĩ Drew Weissman và Katalin Karikó. Ảnh: Đại học Pennsylvania
Tiến sĩ Drew Weissman và Katalin Karikó. Ảnh: Đại học Pennsylvania

Các lĩnh vực có tiềm năng được tôn vinh ở hạng mục Nobel Y học cũng bao gồm giao lưu thông tin tế bào, hoạt động của hệ thống miễn dịch, phát hiện gene ung thư vú, di truyền học biểu sinh và kháng kháng sinh. 

Reuters cũng chung nhận định rằng, các nhà khoa học đứng sau thành công của vaccine COVID-19 đang là những ứng viên sáng giá của giải Nobel Y học dù đại dịch vẫn còn xa mới kết thúc. Một số nhà khoa học có tiềm năng thắng giải Nobel Y học là nhà khoa học Katalin Kariko và nhà khoa học Drew Weissman cho nghiên cứu vaccine mRNA.

Một số chuyên gia cho hay, nếu công trình nghiên cứu phát triển vaccine sẽ không giành giải thưởng trong công bố ngày 4.10 thì nghiên cứu này sẽ giành được giải thưởng trong những năm tới. 

"Kỹ thuật này sớm muộn gì cũng thắng giải, tôi chắc chắn như vậy. Vấn đề chỉ là khi nào" - giáo sư Ali Mirazami tại  Khoa Y học Phòng thí nghiệm tại Viện Karolinska, Thụy Điển, nói.

Nhà khoa học Kariko, 66 tuổi, là người đặt nền móng cho vaccine mRNA và Weissman, 62 tuổi, là người cộng tác lâu năm của bà.

“Họ là bộ não đằng sau khám phá mRNA. Họ có thể còn quá trẻ, ủy ban (Nobel) thường đợi cho đến khi người nhận ở độ tuổi 80" - giáo sư Mirazami nói.

Bà Kariko, cùng đồng nghiệp tại Đại học Pennsylvania, Mỹ, đã tạo ra một bước đột phá bằng cách tìm ra cách cung cấp mRNA mà không khiến hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức.

Vaccine truyền thống thường dùng virus đã bị suy yếu để cơ thể kích hoạt hệ thống miễn dịch, vốn cần tới hàng thập kỷ để phát triển.

Trong khi đó, mRNA chuyển thông tin từ DNA của cơ thể tới tế bào, nhắc nhở tế bào chế tạo protein cần thiết cho các chức năng quan trọng như điều phối các quá trình sinh học bao gồm tiêu hóa hoặc chống dịch bệnh.

Các vaccine mới sử dụng mRNA tạo ra từ phòng thí nghiệm để  hướng dẫn các tế bào tạo ra protein gai của virus Corona, thúc đẩy hệ thống miễn dịch hoạt động mà không cần tái tạo giống như virus thực tế.

mRNA được phát hiện năm 1961 nhưng các nhà khoa học cần vài thế kỷ để xử lý kỹ thuật mRNA khỏi các vấn đề như không ổn định và các điều kiện gây viêm. Các nhà phát triển hiện hi vọng mRNA có thể được sử dụng điều trị cả ung thư và HIV trong tương lai.

Giải thưởng Nobel ra đời cách đây 120 năm do nhà phát minh Thụy Điển Alfred Nobel khởi xướng, trao giải cho các hạng mục y học, vật lý, hóa học, văn học và hòa bình và giải Nobel kinh tế mới được bổ sung sau này.

Giải Nobel 2021 dự kiến được công bố tại Stockholm và Oslo từ ngày 4 đến 11.10. Giải Nobel Y tế mở đầu mùa giải vào ngày 4.10, tiếp đó là Nobel Vật lý ngày 5.10, Nobel Hóa học ngày 6.10, Văn học vào 7.10 và Hòa bình vào 8.10. Giải thưởng kinh tế sẽ kết thúc mùa Nobel 2021 vào ngày 11.10.

Do đại dịch COVID-19, năm nay, những người thắng giải Nobel sẽ tiếp tục nhận giải ở quê nhà. Riêng giải Nobel Hòa bình vẫn chưa được Ủy ban trao giải Nobel ở Oslo quyết định hình thức tổ chức. Người thắng giải Nobel 2021 sẽ nhận được 10 triệu kronor Thụy Điển (khoảng 1,13 triệu USD).

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Mỹ tặng thêm gần 1,5 triệu liều vaccine Pfizer cho Việt Nam

Thanh Hà |

Mỹ tặng Việt Nam gần 1,5 triệu liều vaccine Pfizer trong lần trao tặng thứ 4 thông qua COVAX, nâng tổng số vaccine Mỹ tặng thông qua cơ chế này cho Việt Nam lên 7,5 triệu liều.

Nhà phát minh vaccine mRNA giành giải "Nobel của Mỹ"

Thanh Hà |

Hai nhà nghiên cứu Mỹ đã phát triển công nghệ làm nền tảng cho cả vaccine COVID-19 của Moderna và Pfizer/BioNTech đã giành được giải thưởng y khoa danh giá thường được gọi là "Nobel của Mỹ".

Ủy ban Nobel công bố hình thức tổ chức trao giải năm 2021

Hải Anh |

Lễ trao giải Nobel sẽ thu nhỏ quy mô trong năm thứ hai liên tiếp do đại dịch COVID-19.

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Đoàn tàu metro số 1 TPHCM chạy thử nghiệm với hệ thống bảo vệ tàu tự động

Phương Ngân |

TPHCM - Ngày 18.1, ông Nguyễn Quốc Hiển - Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị và chạy thử nghiệm 1 đoạn trên cao với hệ thống bảo vệ tàu tự động (ATP) của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Mỹ tặng thêm gần 1,5 triệu liều vaccine Pfizer cho Việt Nam

Thanh Hà |

Mỹ tặng Việt Nam gần 1,5 triệu liều vaccine Pfizer trong lần trao tặng thứ 4 thông qua COVAX, nâng tổng số vaccine Mỹ tặng thông qua cơ chế này cho Việt Nam lên 7,5 triệu liều.

Nhà phát minh vaccine mRNA giành giải "Nobel của Mỹ"

Thanh Hà |

Hai nhà nghiên cứu Mỹ đã phát triển công nghệ làm nền tảng cho cả vaccine COVID-19 của Moderna và Pfizer/BioNTech đã giành được giải thưởng y khoa danh giá thường được gọi là "Nobel của Mỹ".

Ủy ban Nobel công bố hình thức tổ chức trao giải năm 2021

Hải Anh |

Lễ trao giải Nobel sẽ thu nhỏ quy mô trong năm thứ hai liên tiếp do đại dịch COVID-19.