Phát hiện thuốc có thể giúp bệnh nhân COVID-19 nặng nhất sống sót

Hải Anh |

Thuốc chống đông máu có thể cải thiện tỉ lệ sống sót của những bệnh nhân mắc COVID-19 nặng nhất, theo một nghiên cứu bệnh viện ở thành phố New York, Mỹ.

Phát hiện này được đưa ra khi các bác sĩ Mỹ quan sát những rối loạn cục máu đông ở các bệnh nhân COVID-19. Những rối loạn này có thể gây tổn thương cho các tế bào quan trọng.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy những bệnh nhân COVID-19 phải đặt nội khí quản được điều trị bằng thuốc chống đông máu để ngăn ngừa các cục máu đông, có tỉ lệ tử vong là 29%. Trong số các bệnh nhân không được điều trị bằng thuốc chống đông máu, có 63% tử vong.

Trong số bệnh nhân COVID-19 phải dùng máy thở nhưng không qua khỏi, những người dùng thuốc chống đông máu qua đời sau 21 ngày còn những người không dùng thuốc này qua đời sau 9 ngày, nghiên cứu chỉ ra.

"Phát hiện của chúng tôi cho thấy thuốc chống đông máu toàn thân có thể liên quan đến việc cải thiện kết quả của những bệnh nhân nhập viện vì COVID-19" - các tác giả nghiên cứu nêu trong bài viết đăng trên tạp chí Journal of the American College of Cardiology (JACC).

Nghiên cứu tiến hành phân tích 786 ca COVID-19 được cho dùng thuốc chống đông máu, tương đương khoảng 30% tổng số bệnh nhân COVID-19 tại 5 bệnh viện thuộc hệ thống y tế Mount Sinai ở New York trong giai đoạn từ giữa tháng 3 đến tháng 4. Họ đã cho dùng thuốc bằng cách uống hoặc tiêm qua tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da.

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng "những bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu có nhiều khả năng cần phải thông khí xâm lấn".

Những bệnh nhân COVID-19 được dùng thuốc chống đông máu trước khi đặt máy thở có tỉ lệ tử vong tại bệnh viện là 22,5%, so với 22,8% ở những người không dùng thuốc này.

Nhưng bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu sống lâu hơn - trung bình là 21 ngày, so với 14 ngày ở những người không dùng thuốc.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý, những lợi ích tiềm năng của việc sử dụng thuốc chống đông máu "cần phải được cân nhắc chống những nguy cơ chảy máu và do đó nên được áp dụng theo từng cá nhân".

Theo nghiên cứu, 38% bệnh nhân không dùng thuốc chống đông máu có biến cố chảy máu, nghĩa là họ cần truyền ít nhất 2 đơn vị hồng cầu trong vòng 48 giờ.

Có 24 bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu và trong số này có 15 người xảy ra tình trạng chảy máu sau khi dùng thuốc và 9 người bị chảy máu trước đó.

Tình trạng chảy máu cũng phổ biến hơn ở những bệnh nhân đặt nội khí quản hơn là không đặt nội khí quản.

"Những dữ liệu này, thu được từ một đoàn hệ (tập hợp một nhóm người có cùng chung một đặc điểm nào đó) lớn ở Mỹ, cung cấp những hiểu biết lâm sàng để xem xét trong việc quản lý các bệnh nhân nhập viện vì COVID-19. Những thử nghiệm ngẫu nhiên có triển vọng là điều cần thiết để xác định xem liệu thuốc chống đông máu toàn thân có giúp ích cho việc sống sót của các bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 không" - theo các tác giả nghiên cứu.

Một nghiên cứu về COVID-19 ở Anh cũng gợi ý rằng, thuốc chống đông máu có thể giúp nhiều bệnh nhân mắc bệnh nặng nhất. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, đột quỵ do thiếu máu cục bộ có liên quan tới COVID-19 có thể xảy ra khi có bất thường về đông máu.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện con đường lây nhiễm COVID-19 cao gấp 100 lần SARS

Hải Anh |

Nghiên cứu của Đại học Hong Kong, Trung Quốc cho thấy mắt là con đường lây truyền quan trọng của dịch COVID-19, với lây nhiễm gấp 100 lần so với SARS.

Phát hiện COVID-19 trong tinh dịch, liệu có con đường lây truyền mới?

Thanh Hà |

Các bác sĩ Trung Quốc phát hiện trong tinh dịch bệnh nhân COVID-19 nam có virus. Nghiên cứu mới này mở ra khả năng COVID-19 có thể lây truyền qua đường tình dục.

Nghiên cứu chất thải: “Vũ khí bí mật” ngăn chặn làn sóng COVID-19 thứ 2

Song Minh |

Nghiên cứu chất thải trong hệ thống thoát nước có thể là “vũ khí bí mật” để kiềm chế làn sóng COVID-19 thứ 2, các nhà nghiên cứu cho biết trong một báo cáo hôm 5.5.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Phát hiện con đường lây nhiễm COVID-19 cao gấp 100 lần SARS

Hải Anh |

Nghiên cứu của Đại học Hong Kong, Trung Quốc cho thấy mắt là con đường lây truyền quan trọng của dịch COVID-19, với lây nhiễm gấp 100 lần so với SARS.

Phát hiện COVID-19 trong tinh dịch, liệu có con đường lây truyền mới?

Thanh Hà |

Các bác sĩ Trung Quốc phát hiện trong tinh dịch bệnh nhân COVID-19 nam có virus. Nghiên cứu mới này mở ra khả năng COVID-19 có thể lây truyền qua đường tình dục.

Nghiên cứu chất thải: “Vũ khí bí mật” ngăn chặn làn sóng COVID-19 thứ 2

Song Minh |

Nghiên cứu chất thải trong hệ thống thoát nước có thể là “vũ khí bí mật” để kiềm chế làn sóng COVID-19 thứ 2, các nhà nghiên cứu cho biết trong một báo cáo hôm 5.5.