Phát hiện sửng sốt nguồn gốc lời nguyền xác ướp Ai Cập

Ngọc Vân |

Bằng chứng về "lời nguyền xác ướp Ai Cập" đã được tìm thấy trước khi phát hiện ra lăng mộ của Pharaoh Tutankhamun.

Việc nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter phát hiện lăng mộ của Pharaoh Ai Cập Tutankhamun vào năm 1922 ở Thung lũng các vị Vua đã khiến cả thế giới choáng váng. Nhưng trong vòng vài tháng sau khi mở quan tài của Vua Tut, 6 nhà khảo cổ đã chết, kể cả Huân tước Lord Carnarvon, người tài trợ cho cuộc khai quật.

Bí ẩn được biết đến với cái tên “Lời nguyền của Pharaoh” sau khi các báo cáo vào thời điểm đó cho rằng lăng mộ Pharaoh Tutankhamen ghi lời nguyền: "Thần Chết sẽ đến với kẻ quấy rầy sự bình yên của Nhà vua".

Mặt nạ của Tutankhamun là một mặt nạ xác ướp gò bằng vàng của Pharaoh Tutankhamun, thuộc Vương triều thứ 18 của Ai Cập cổ đại. Ảnh: Wiki/Getty
Mặt nạ của Tutankhamun là một mặt nạ xác ướp gò bằng vàng của Pharaoh Tutankhamun, thuộc Vương triều thứ 18 của Ai Cập cổ đại. Ảnh: Wiki/Getty

Ngày nay, các nhà khoa học tin rằng cái gọi là "lời nguyền xác ướp Ai Cập" thực sự là do chất hữu cơ bị phân hủy có thể xâm nhập vào vết thương hở và lây nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu mới đây cho biết, ý tưởng xác ướp được gắn với một lời nguyền có từ trước khi phát hiện ra lăng mộ của Vua Tutankhamun.

Nhà Ai Cập học Jasmine Day nói với tờ Live Science: “Lời nguyền là một truyền thuyết phát triển dần dần kể từ giữa thế kỷ 19, và ngày càng phát triển với những đóng góp của văn học viễn tưởng, phim kinh dị, phương tiện truyền thông và gần đây nhất là Internet. Nghiên cứu của tôi đã khám phá ra những câu chuyện viễn tưởng bị lãng quên của Mỹ từ những năm 1860, trong đó các nhà thám hiểm nam lột xác ướp nữ và đánh cắp đồ trang sức của họ, để rồi phải chịu cái chết khủng khiếp hoặc hậu quả khủng khiếp cho những người xung quanh. Những câu chuyện này, do phụ nữ viết, nhấn mạnh việc lột xác ướp như một phép ẩn dụ cho hành vi cưỡng hiếp. Đổi lại, sự so sánh gây sốc này dường như lên án việc phá hủy và đánh cắp di sản của Ai Cập trong thời kỳ hoàng kim của chủ nghĩa thực dân phương Tây".

Năm 1923, du khách đổ dồn về xung quanh lối vào ngôi mộ để quan sát một vật thể lớn được đưa từ trong ngôi mộ. Ảnh: Viện Griffith, Đại học Oxford
Năm 1923, du khách đổ dồn về xung quanh lối vào ngôi mộ để quan sát một vật thể lớn được đưa từ trong ngôi mộ. Ảnh: Viện Griffith, Đại học Oxford

Các học giả khác đã đồng ý rằng mối liên hệ của lời nguyền và ma thuật với xác ướp đã phổ biến trước khi phát hiện ra lăng mộ của Vua Tutankhamun.

Ronald Fritze, một giáo sư lịch sử, nói thêm: “Theo thời gian, người Ai Cập cổ đại được ghi nhận với đủ loại kiến ​​thức siêu nhiên và ma thuật. Khi Ai Cập bắt đầu mở cửa với phương Tây sau cuộc thám hiểm của Napoléon, có một niềm đam mê với xác ướp và những người khá giả đã mua chúng để giải trí, sau đó nhiều người đã gặp rắc rối".

Howard Carter (trái) và Huân tước Carnarvon cùng có mặt trong ngôi mộ cổ năm 1923. Ảnh: Viện Griffith, Đại học Oxford
Howard Carter (trái) và Huân tước Carnarvon cùng có mặt trong ngôi mộ cổ năm 1923. Ảnh: Viện Griffith, Đại học Oxford

Trong khi câu hỏi liệu lời nguyền của Tutankhamun có thật hay không vẫn khiến công chúng say mê, cựu Bộ trưởng Bộ Cổ vật Ai Cập, tiến sĩ Zahi Hawass tiết lộ rằng ông cũng đã từng “trải qua một số sự cố” vào năm 2005.

Ông Hawass nói với tờ Nhật báo Tin tức Ai Cập: “Trong khi tôi tham gia chụp CT xác ướp của Tutankhamun, thiết bị đột ngột dừng lại”. Tuy nhiên, tiến sĩ Hawass khẳng định rằng điều này không liên quan đến cái gọi là lời nguyền và từ lâu đã bác bỏ bất kỳ tuyên bố nào như vậy.

Ông nói thêm: “Nếu bạn để một xác ướp trong phòng trong 3.000 năm rồi mở ra, bạn sẽ phải nhớ rằng vi trùng vô hình có khả năng phát triển trong môi trường này, có thể ảnh hưởng đến các nhà khảo cổ học hiện đại và dẫn đến cái chết của họ. Vì vậy, những gì tôi đang làm bây giờ là, sau khi tôi phát hiện ra một ngôi mộ mới, tôi để mở nó trong vài giờ để thay thế không khí xấu bằng không khí trong lành".

Các nhà khảo cổ Ai Cập hiện sử dụng đồ bảo vệ khi bước vào những lăng mộ như vậy, nhưng vẫn tiếp tục có những trải nghiệm kỳ lạ. Một số có những giấc mơ rất sống động, cho rằng họ bị "ma ám" bởi những xác ướp mà họ dường như đã quấy rầy.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Xác ướp Ai Cập hàng nghìn năm tuổi trưng bày ở Trung Quốc

Khánh Minh |

Cuộc triển lãm xác ướp Ai Cập đã khởi động tại Bảo tàng Nghệ thuật Thế giới ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Đột phá khảo cổ Ai Cập: "Quan tài mạ vàng" đầu tiên ở Saqqara

Song Minh |

Việc khai quật "quan tài mạ vàng" đầu tiên ở nghĩa trang Saqqara được xem là một đột phá của khảo cổ Ai Cập.

Giải mã cơn "cuồng" vàng của các Pharaoh Ai Cập

Ngọc Vân |

Vàng là kim loại được các Pharaoh Ai Cập coi trọng nhất, sử dụng rất nhiều trong cung điện và trang trí lăng mộ.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Thủ tướng Đức nêu điểm mạnh của tân Bộ trưởng Quốc phòng

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết kinh nghiệm dày dặn và “trái tim nhân hậu” của tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khiến ông trở thành người phù hợp cho vai trò này.

Đà Nẵng: Mai nở muộn, chủ vườn nóng ruột lo mất tết

Nguyễn Linh |

Những ngày cận kề tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các chủ vườn mai trên địa bàn TP Đà Nẵng xót ruột vì thời tiết thất thường khiến mai nở muộn, sợ không trúng dịp tết.

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Xác ướp Ai Cập hàng nghìn năm tuổi trưng bày ở Trung Quốc

Khánh Minh |

Cuộc triển lãm xác ướp Ai Cập đã khởi động tại Bảo tàng Nghệ thuật Thế giới ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Đột phá khảo cổ Ai Cập: "Quan tài mạ vàng" đầu tiên ở Saqqara

Song Minh |

Việc khai quật "quan tài mạ vàng" đầu tiên ở nghĩa trang Saqqara được xem là một đột phá của khảo cổ Ai Cập.

Giải mã cơn "cuồng" vàng của các Pharaoh Ai Cập

Ngọc Vân |

Vàng là kim loại được các Pharaoh Ai Cập coi trọng nhất, sử dụng rất nhiều trong cung điện và trang trí lăng mộ.